Hôm nay khách hàng của tôi có hỏi một câu như thế này:
“Khi cậu gặp phải tin xấu, cậu phản ứng ra sao?”
Thực sự khi nghe đến câu hỏi đó, tôi không có câu trả lời cụ thể nào để có thể đáp trả lại vị khách hàng đó. Đến tối mở laptop lên tôi đã có suy nghĩ này: Sự chuyển biến về tâm lý tạo ra cảm giác lạnh lẽo/trống rỗng khi mà chúng ta nhận được tin xấu hay thực sự buồn là gì?
Về cơ bản khi chúng ta tiếp nhận một lượng thông tin mà não bộ liệt kê vào danh sách “tệ” thì phản ứng của nó sẽ là một cơ chế phòng thủ được kích hoạt ngay lập tức. Khi mà tin tức đủ tệ, lúc đó chúng ta sẽ không thể nào xử lý lượng thông tin đó mà không mất đi sự tỉnh táo ở một mức độ nào đó, cho nên cảm xúc tại thời điểm đó về cơ bản sẽ tạm thời bị ngưng hoạt động, điều này giúp chúng ta tránh xa khỏi trải nghiệm “tệ” như để bảo vệ cơ thể cũng như hệ thần kinh. Đó là một phần lý do tại sao mọi người thường nói về cảm giác như họ đang chạy trên chế độ điều khiển tự động còn được gọi là “đơ” khi mấy chuyện như thế xảy ra.
Đối với quá trình tâm lý cơ bản của sự giải thể nhân cách, điều thực sự không phải ai có thể biết đến cũng như có thể có được hiểu rõ. Một số người thì lại khá là nhạy cảm hơn những người khác. Nguyên nhân
có thể xuất phát từ trạng thái căng thẳng và sợ hãi tăng cao xuất hiện với tần xuất liên tục hoặc kéo dài, nếu để nói về những nguyên nhân trực tiếp cụ thể thì không thể nói rõ ra được. Cũng không ngoại trừ những yếu tố sinh lý di truyền cũng như môi trường sống tác động vào.
Chúng ta đi vào giải thể nhân cách nhé: Tại sao bạn lại cảm thấy trống rỗng và không cảm xúc? Có vài câu hỏi dành cho bạn:
- Bạn có cảm thấy rằng thế giới xung quanh mình là ảo không?
- Bạn có cảm thấy rằng bạn đang quan sát cuộc sống của chính mình mà không tham gia vào nó không?
- Bạn có cảm thấy chật vật khi mà bạn không biết mình cảm thấy như thế nào, không thể biết được tên của nó ra sao?
- Bạn có cảm thấy thiếu đi sự kết nối với chính cơ thể của bạn?
Mặc dù lúc đầu nghe có vẻ như là một nghịch lý, nhưng nhiều người có sự nhạy bén và mãnh liệt về mặt cảm xúc hay còn được gọi với từ phổ thông hơn là nhạy cảm. Thì những người này đang phải vật lộn với cảm giác tê liệt cảm xúc, đây có thể hiểu là con sông cảm xúc vốn dĩ đang được chảy liên tục trong con người họ bỗng dưng trở nên ngưng chảy. Bởi vì thế mà làm nó thứ cảm xúc mà bạn mong muốn được gọi tên trở nên trống rỗng, điều này tước đi niềm vui và sự hạnh phúc mà cuộc sống mang lại cho những người đấy.
Nhưng với những người sở hữu một con sông cảm xúc chảy liên tục thì ở đây có một cái tên sẽ được gọi đến: Hội chứng rối loạn giải thể nhân cách (Depersonal-Derealization disorders) là trải nghiệm của cảm giác không thật, tách rời và thường không thể cảm nhận được cảm
xúc. Các cá nhân trải qua quá trình giải thể nhân cách cảm thấy như thể họ là một người đứng ngoài quan sát chính bản thân họ và thường nói rằng họ cảm thấy mất kiểm soát đối với chính suy nghĩ hoặc hành động của họ.
Khoảng 50% dân số đã từng có ít nhất một lần trải nghiệm thoáng qua về giải thể nhân cách hoặc tri giác sai thực tại trong cuộc đời của họ. Rối loạn này thường được khởi phát bởi căng thẳng nặng. Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng sau khi các nguyên nhân khả thi khác được loại trừ nên tỉ lệ mang tính chính xác tương đối chỉ có đến 2%.
Vậy là chúng ta có 2 trường hợp xảy ra:
-Một người nhạy cảm với cảm xúc có thể bị “đơ”-trống rỗng khi gặp phải tin xấu
-Một người có thể mắc phải hội chứng rối loạn giải thể nhân cách nên khiến cho bản thân “đơ”-trống rỗng khi gặp phải tin xấu.
Tê liệt cảm xúc tìm thấy nơi nó sinh ra ở trong quá khứ của chính chúng ta, thứ mà quá đau đớn để mà chúng ta có thể chạm lại lần
nữa. Đó là bản chất của con người chúng ta trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại nỗi đau. Một khi chúng ta đã trải qua một tình huống đau đớn về thể xác hoặc tinh thần, chẳng hạn như bị phản bội hoặc xâm nhập, chúng ta sẽ tập trung cao độ chỉ để bảo vệ ngăn cho nó không xảy ra lại một lần nữa.
Khi đối mặt với những trải nghiệm đau thương về thể xác, cảm xúc hay quan hệ, con người có ba phản ứng: chiến đấu, chạy trốn hoặc đóng băng. Nếu ngắt kết nối với người khác để tránh bị tổn thương thì đó là "chạy trốn", thì việc làm tê liệt cảm xúc của chúng ta hoàn toàn được gọi là "đóng băng". Khi phải đối mặt với những tình huống cực đoan như bị từ chối, bị bỏ rơi, hay là sự nhục nhã, cơ thể và tâm lý của chúng ta phải đi vào một chế độ làm tê liệt như một phần của quá trình đóng băng đó. Các bạn có thể tham khảo bài viết các Giai đoạn của nỗi đau để có thể tưởng tượng ra sau sự Tê Liệt diễn ra thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Trên thực tế, sự phân ly là cơ chế mặc định theo chủng loài: Nó xuất phát từ bản năng động vật của chúng ta để tồn tại trong những hoàn cảnh khó khăn nhất có thể tưởng tượng được. Con người cũng là
một giống loài tồn tại trong quần thể xuất hiện trên thế giới tồn tại song song với các giống loài khác nên sự phân ly là không thể tránh khỏi dù ít nhiều trong tiềm thức đã nghĩ rằng bản thân có thể kiểm soát được.
Phân ly là một trải nghiệm tâm lý trong đó mọi người cảm thấy bị ngắt kết nối với các giác quan, mất ý thức về bản thân hoặc quá khứ của chính mình. Phân ly cũng có thể là một triệu chứng của các bệnh tâm thần, chẳng hạn như "Rối loạn nhận dạng phân ly".
Phản xạ bảo vệ này đôi khi vẫn tồn đọng lại khá lâu sau khi nguy hiểm thực sự đã qua đi rồi. Sự tê liệt cảm xúc có xu hướng không phải là một sự lựa chọn có ý thức, bạn thậm chí có thể không nhận thức được việc xây dựng nên phản xạ này cho đến khi nó trở thành sự phản ứng bình thường của bạn. Ban đầu, sự ngắt kết nối cảm xúc mang lại cảm giác bình đẳng giả tạo, một trạng thái dễ chịu ổn định, cũng cho phép bạn đưa ra một hành vi cũng như hành động tính cách được xã hội chấp nhận. Bạn có thể cảm thấy rằng bạn có thể hoạt động bình thường, thức dậy vào buổi sáng, mặc quần áo, đi làm. Nhưng cuối
cùng, nó như chết đi mất rồi. Cả về phần lẫn tinh thần cũng như thể xác.
Vì vấn đề bên trên tôi cũng đã từng nghi ngờ bản thân mình về vấn đề nhìn nhận và đành giá một con người. Đôi khi trong cuộc sống không nên quá nguyên tắc phân loại chuẩn mực đạo đức con người đưa từng con người vào từng nhóm mình đã phân loại để có thể đưa ra cách ứng xử phù hợp.
A nhất thiết sau quá trình lớn lên, trưởng thành về các mặt cảm xúc cá nhân, được rèn rũa với các hành xử khác nhau tạo nên một phiên bản tân tiến hơn của A. A sẽ không bao giờ còn là A của nguyên bản ban đầu bạn đã nhận định trong quá trình thời gian biết đến. mà A giờ đây là A+ hoặc vui vẻ nói hơn thì là A plus.
Và rồi tự hỏi bạn rằng A+ ở đây có phải là A? A+ vẫn là A hay đã thay đổi thành một con người khác? Tại sao khi A+ vẫn là A nguyên bản nhưng tại sao A nguyên bản sẽ cho ta cảm giác không phải như A+ đã cho ta? Và nếu A+ đã không còn là A thì, A kia đã đi đâu? A+ là một con người mới thì trong trường hợp này chúng ta phải tiếp nhận thêm một con người mới trong môi trường của mình sao?
A+ còn là A?
A+ đã không còn là A?
Chắc tôi nghĩ bạn cũng sẽ có câu trả lời giống tôi. Hoặc có lẽ không.
Tấm khiên bảo vệ này ban đầu có vẻ hữu ích: bạn sẽ cảm thấy rằng nỗi đau đã biến mất và bạn thể sống tiếp, có lẽ ngay cả với sự tự tin nào đó. Mặc dù phản xạ bắt đầu như một cách bảo vệ bạn khỏi những người khác, cuối cùng nó có thể biến bạn thành người giấu mình hoặc từ chối hoàn toàn nhu cầu của chính bản thân.
Sự tê liệt cảm xúc, hoặc tách rời, được trải nghiệm khác nhau bởi những người khác nhau: bạn có thể cảm thấy một chút buồn chán và trống rỗng kéo dài, rằng bạn không thể thể hiện hoặc cảm thấy bất kỳ cảm xúc nào đấy. Bạn có thể mất khả năng phản ứng với các sự kiện mà đi kèm với niềm vui hoặc nỗi buồn thông thường hay là bạn đấu tranh để kết nối với người khác một cách sâu sắc và có ý nghĩa.
Trong tâm lý học, thuật ngữ sợ sệt đến ám ảnh với cảm giác được sử dụng để mô tả xu hướng của một số người để tránh cảm giác mà họ
tin là không thể chịu đựng được. Kết quả là, họ trở nên vô cảm và trải nghiệm cuộc sống theo cách phân tách, hoặc giải thể nhân cách. Cách thức hoạt động của chiếc khiên của bạn có thể được so sánh với cái mà nhà tâm lý học Jeffrey Young gọi là chế độ bảo vệ tách rời của ông.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chế độ bảo vệ này bao gồm giải thể nhân cách, trống rỗng, buồn chán, lạm dụng chất gây nghiện, làm nũng, tự làm đau bản thân, rối loạn lo âu, mơ hồ, hoặc đưa ra một quan điểm yếm thế, mang tính xa cách hoặc bi quan để tránh tiếp xúc với con người và tham gia vào các hoạt động. Cũng vì phản xạ phân ly này còn có thể tạo ra một dạng bản sắc được biết nhiều đến với cái tên hội chứng rối loạn đa nhân cách:
Bệnh đa nhân cách là căn bệnh rối loạn về tâm lý khiến người bệnh có ít nhất 2 nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau trong con người của mình.
Thông thường căn bệnh này thường đi kèm với chứng mất trí nhớ mà không thể giải thích được. Nỗi đau và sự nguy hiểm của quá trình đóng băng:
Mặc dù nó có vẻ như là một giải pháp tốt cho những người trải qua được các vấn đề về tình cảm, nhưng việc tách rời khỏi nỗi đau mang nhiều nhược điểm. Đối với một người, những cảm xúc bị đè nén có xu hướng tích lũy trong ngân hàng cảm xúc của bạn, để lại cho bạn một mặt ngoài bình tĩnh che giấu những vết thương tâm lý thực sự: sự tức giận, cả thể hiện và bị kìm nén; khao khát những gì có thể có được; đau khổ vì sự phản bội trong quá khứ; hoặc sự đau buồn về các mối quan hệ kết thúc quá sớm.
Với nhiều sự tích tụ về mặt cảm xúc bên trong, bạn cảm thấy khá là nhạy cảm và cáu kỉnh. Có thể chỉ cần các sự kiện nhỏ để đạt đến điểm sôi của bạn, đó là nơi bạn có thể bị mất cảnh giác bởi những cơn bùng
nổ cảm xúc dường như không biết từ đâu tới.
Nếu bạn bị tách rời hoàn toàn khỏi chính mình, bạn có thể làm một số điều không phù hợp với ý chí thực sự của bạn. Ví dụ, nếu nhu cầu cơ bản về sự thoải mái và an toàn của bạn không được đáp ứng, bạn có thể dùng đến việc tự làm dịu mình bằng cách ăn quá nhiều, chi tiêu quá mức hoặc tham gia vào các hành vi bốc đồng khác.
Cũng có thể xuất hiện những trạng thái ảnh hưởng tới tâm lý như hình ảnh ảo giác, hoang tưởng, thôi miên xuất hiện tần xuất nhiều hơn trong tâm trí con người gây hoang mạng, sợ hãi, bối rối và mất cân bằng cơ thể kể cả thể chất lẫn tinh thần.
Khi chúng ta quay lưng lại với việc những cảm xúc tồi tệ, thường ta cũng bỏ qua khả năng gắn bó với niềm vui của tất cả những gì cuộc sống mang lại. Bạn có thể trở thành một người quan sát cuộc sống, nhìn nó trôi qua mà không phải là người tham gia và thế giới đó. Một số người thậm
chí có thể bị mất trí nhớ, vì họ không nhớ nhiều về cuộc sống của họ, thậm chí
việc nhìn vào những bức ảnh cũ của họ làm cho họ cảm thấy thật hư ảo.
Nỗi đau của cuộc sống có thể giảm bớt, nhưng bạn sẽ không cảm nhận được toàn bộ cảm xúc tích cực như là tình yêu, niềm vui và tình bạn. Mặc dù bên ngoài mọi thứ có vẻ ổn, nhưng bạn có thể cảm thấy bị chặn đứng bởi một cơn sóng buồn bã hay cô đơn ấy. Bất kỳ lời nhắc nhở nào về sự hữu hạn của cuộc sống có thể mang lại sự đau đớn và mặc cảm tội lỗi. Điều này là do ngay cả một phần của bạn khăng khăng để đóng băng, có một điều gì đó sâu thẳm trong bạn không thể không nhắc nhở bạn rằng bạn đang bỏ lỡ cuộc sống.
Sâu thẳm trong con người bạn, bạn biết rằng chiến lược khóa trái tim của bạn không còn hiệu quả nữa và việc chọn sống trọn vẹn cuộc
sống này là cho phép trái tim bạn tan chảy, nở hoa và đau đớn cùng một lúc. Bên trong bạn là một đứa trẻ tự nhiên, hồn nhiên và tinh nghịch. Trong sâu thẳm, bạn khao khát được tham gia vào cuộc sống một cách trọn vẹn, để cảm thấy hoàn toàn an toàn trước sự hiện diện của người khác và yêu thương mà không cần kìm nén bản thân lại, vì đó là lời kêu gọi từ bản năng con người bạn.
Thông qua việc xây dựng các kỹ năng tạo dựng cảm xúc và khả năng phục hồi, bạn có thể bắt đầu cảm thấy đủ an toàn để nhúng chân
vào vùng nước sâu của giác cảm.
Bắt đầu với các kế hoạch nhỏ, chẳng hạn như học cách gắn nhãn cảm xúc và tự điều chỉnh. Một khi bạn bắt đầu phát triển năng lực cảm xúc tới một mức độ nào đó, quá trình rã đông của bạn sẽ diễn ra một cách tự nhiên. Tại thời điểm đó, bạn sẽ mở lại cánh cửa để trải nghiệm cuộc sống, niềm vui, sự phong phú và sự sống động của những điều mà một phần ẩn giấu trong bạn đã mong mỏi từ lâu.
Bệnh nhân của tôi đã từng nói chỉ muốn cố gắng
giải thích với người bạn thân nhất của mình về việc họ cảm thấy như một "đường thẳng" như thế nào và họ không bao giờ thực sự hạnh phúc hay vui mừng hay phấn khích về bất cứ điều gì. Tôi nghĩ rằng đó là kết quả của một số chấn thương họ đã trải qua và tự hỏi là một nhà trị liệu có thể giúp cho họ hay không.
Tôi đã đối phó với thứ này lâu tới mức tôi vẫn còn nhớ, việc trị liệu đã giúp cho chính khách hàng và chính tôi rất nhiều.
Vâng, việc đó không chữa được cho tôi cũng không làm cho vấn đề của tôi đột nhiên biến mất, nhưng nó đã giúp tôi tìm thấy một số thứ sâu xa và ẩn giấu dưới lớp vỏ bọc đó, do việc sợ hãi chia sẻ với ai đó vì những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ, tôi phát triển một nỗi sợ chia sẻ trên mạng ngay cả với chính mình.
Sức khỏe về tâm thần chịu một sự kỳ thị rất lớn đối với xã hội ngày nay. Dành thời gian của bạn để chăm sóc chính bạn và đừng có thấy về việc đó xấu hổ. Nhiều người phải đối phó với nhiều thứ và họ hoàn toàn không chia sẻ với bất kỳ ai về nó.
Khi bạn có cảm giác trống rỗng này với một số tin tức rất xấu, nó có thể cho bạn khả năng hành động thực sự hợp lý. Như đã nói ở trên nó có thể liên quan tới phản ứng chiến đấu / chạy trốn / đóng băng. Nếu cảm xúc của bạn “trống rỗng” có lẽ bạn có cơ hội tốt hơn trong việc đưa ra quyết định hợp lý về cách phản ứng trong tình huống đó.
Nguồn tham khảo: Báo PSYCHOLOGYTODAY
Tổng hợp và soạn thảo: Lê Mai
Tâm lý học
/tam-ly-hoc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất