Bài viết tổng hợp và dựa trên tình hình tiên lượng của một bệnh nhân đang tham vấn 2 tháng. Cùng với những câu hỏi xoay quanh bệnh. Sẽ không có nhiều từ ngữ chuyên ngành cũng như từ ngữ khoa học để đơn giản hoá bài viết cũng như diễn tả một cách chân thực nhất về căn bệnh này. Từ từ tận hưởng nhé, 
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
- Phác đồ điều trị cơ bản: Điều trị lâu dài: cần 1-2 năm để có thể tự cân bằng cuộc sống cũng như điều tiết được cảm xúc, vì là một căn bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm.
*Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh khiến bệnh nhân vừa trải qua những giai đoạn hưng cảm, phấn khích, tràn đầy năng lượng; vừa trải qua những giai đoạn trầm cảm, mất hứng thú sống, liên tục suy nghĩ đến việc tự tử. Ngoài ra, giai đoạn trầm cảm còn có thể bao gồm rối loạn lo âu. Và triệu chứng thường xuyên nhìn thấy ảo giác mỗi khi "thiếu thuốc" hoặc thay đổi thuốc.
Không phải ai bị bệnh tâm lý cũng tuyệt đối che giấu bệnh tình, từ chối chia sẻ. Việc được chia sẻ và cảm thông là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị, và việc che giấu nó thường xuất phát từ nỗi sợ bị cười cợt mỉa mai khi chia sẻ. Nhiều bệnh nhân khác nhau lựa chọn những cách giải quyết khác nhau. 
Tôi viết bài này vì hôm nay được nghe mẹ nói 1 câu: “Đã có những lúc cùng cực, mẹ vẫn luôn sợ con nghĩ quẩn. Nhưng đến giờ mẹ thấy may mắn khi mẹ luôn giữ được con”
Không phải câu nói của mẹ làm tôi cảm động, cũng không phải câu nói của mẹ đúng với trường hợp của tôi. Nhưng nhờ câu nói này, tôi trong cuộc chiến này. Thua chắc rồi!
Mẹ kể, trên tầng 31 của toà nhà Chung Cư gần nhà. Ngày hôm kia có 1 bạn sinh năm 2004 nhảy lầu tự tử. Cậu ta rơi ngay cạnh bể bơi của toà nhà. Nơi tôi vẫn thường bơi đêm ở đó. Trước khi nhảy lầu, cậu ta có 1 xuất học bổng ở Mỹ, chỉ còn vài ngày là bay sang bầu trời kia. Người nhà từ chối xét nghiệm pháp y vì trước khi “tự tử”- cậu ta từng bị trầm cảm.
Tôi không nói nhiều với mẹ, và đây là bài viết, các cậu có thể tham khảo
- Triệu chứng ban đầu: vấn đề khi khoảng 2-3 tháng liên tục xuất hiện cảm giác buồn bã, bất an, tuyệt vọng dù không có lý do gì cả. Bất tiện lớn nhất là khi hưng cảm thì hành động rất bốc đồng, nông nổi, không suy nghĩ trước sau; giai đoạn trầm cảm thì mất hết năng lượng, không thể làm bất cứ việc gì, khó tập trung và không thể ghi nhớ.
- Nguyên nhân chủ yếu khiến phát bệnh: Bạo hành cảm xúc. (Nguyên nhân phổ biến)
- Cơ sở khám chữa: ...
- Khi đã được chuẩn đoán mắc BID rồi, nhìn lại những điều mà bệnh nhân cảm thấy trước khi chuẩn đoán, thì những điều nào là symptom của rối loạn: Đối với giai đoạn hưng cảm, có tinh thần rất tốt, rất lạc quan, vui vẻ, tràn đầy năng lượng và có cực kỳ nhiều ý tưởng. Sau khi chuẩn đoán thì bệnh nhân nhận ra giai đoạn đó của bản thân không hề ổn, bỏ bê sức khỏe rất nhiều và chỉ chăm chăm làm những điều "viễn vông" mà thôi.
- Sau một thời gian bỏ thuốc điều trị có thể xuất hiện những hiện tượng như bị chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở, đau bụng. Lúc đó chỉ là hiệu ứng cai thuốc mà thôi. Không có gì đáng ngại.
- Ảo giác xuất hiện khi nào? Như thế nào: Thực chất là do tuỳ vào bản thân mỗi bệnh nhân trong tiềm thức của họ khác với những loại ảo giác khác nhau. Có những loại ảo giác rất thực nhưng không đáng sợ. Nhưng có những loại ảo giác không có thực nhưng lại rất đáng sợ. 
- Một giai đoạn của trầm cảm/hưng cảm (đối với bệnh của cá nhân/đối với các cá nhân bệnh nói chung) kéo dài trong bao nhiêu lâu: Thật ra mỗi người có 1 chu kỳ hưng - trầm khác nhau. Nên khá khó để đưa ra kết luận chỉ với thời gian xuất hiện sự thất thường của cảm xúc. Cũng như nhiều yếu tố hoàn cảnh tác động khác nhau nên mỗi 1 pha bệnh đều không có chu kỳ cố định.
- Phương pháp điều trị: vừa điều trị bằng thuốc vừa kết hợp tư vấn tâm lý: Thuốc thì khoảng 1 tháng lấy thuốc 1 lần, trị liệu tâm lý thì mình phải gặp tâm lý gia hàng tuần.
- Các bài test liên quan: 1 số bài test về tần suất xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, test trí nhớ và test độ tập trung. Đó là các bài test để nhận ra pha trầm cảm. Còn pha hưng cảm thì bác sĩ kết luận thông qua lời kể của bệnh nhân mà thôi.
- Thuốc sẽ không có khả năng chữa trị dứt điểm nhưng sẽ có những hỗ trợ nhất định trong việc điều trị bệnh. Não có các chất dẫn truyền thần kinh tạo nên cảm xúc vui vẻ hay đau buồn. khi bị các chứng rối loạn hay trầm cảm nghĩa là 1 thành phần dẫn truyền thần kinh nào đó có thể bị thiếu hụt hoặc rối loạn. thuốc giúp cân bằng và duy trì mức độ ổn định của các chất dẫn truyền. 
- Bệnh tâm lý, quan trọng nhất là ở người bệnh, nhưng thuốc cũng là 1 yếu tố hỗ trợ quan trọng khi bệnh nhân không còn tự kiểm soát được bệnh ở giai đoạn nặng hơn nữa, nó sẽ song song với việc điều trị tâm lý với bác sĩ. Cảm xúc là một thứ rất khó kiểm soát, lắm lúc không phải bệnh nhân muốn kiểm soát là được, thay đổi nó là được nên mới cần phải dùng đến thuốc. Chắc chắn thuốc sẽ có tác dụng về mặt nào đó chứ nó sẽ không thừa thãi đâu. Nhưng dù nó có hiệu quả tốt thì cũng không nên lạm dụng nó…
- Bệnh nhân có ý thức được sự hưng phấn/ trầm cảm của mình là do bệnh khi điều đó xảy ra không: Trong thời gian đầu tôi hoàn toàn không nhận thức được bệnh của mình. Cho đến khi nhận được kết quả chuẩn đoán. Các cậu có muốn biết câu nói tôi chế ra trong lúc được tham vấn không? Đó là: tôi có một con chó mực...nó tên là trầm cảm, và bên cạnh con chó mực đó còn có con chó đốm, chó nâu, chó vàng...chúng chơi với nhau rất vui vẻ. :)
- Điều gì giúp kiềm bạn lại khi bạn muốn tự tử: Trong giây phút nào cảm thấy mọi thứ chững lại, chán nản mọi thứ, mọi điều đều là vô nghĩa. Thứ kiềm tôi lại là giữ bản thân mình tỉnh táo lại. Tôi đi đánh răng. Thực ra trong lúc đánh răng, là hành động tiềm thức như một thói quen khởi động một ngày mới, tỉnh táo lại con người. Và trong lúc đánh răng có thể sắp xếp lại trật tự suy nghĩ trong đầu mình. 
- Sự hưng phấn trầm cảm có 1 chu kỳ dễ thấy nào không hay hoàn toàn ngẫu nhiên: Đó đều là sự ngẫu nhiên. Và bệnh nhân không có quyền quyết định khi nào mình “hưng phấn” hay khi nào mình “trầm cảm”.
- Việc chia sẻ với bên thứ 3: Cái này thì tuỳ thuộc vào nhận thức của bệnh nhân. Có người sẽ kêu cứu và mong được giúp đỡ. Nhưng cũng sẽ có người quyết định tự cứu bản thân. Và chắc chắn không thiếu những người chấp nhận ôm lấy việc đó một mình dù có phải chết.
- Chi phí điều trị: Thực tế một buổi tham vấn bây giờ rơi vào khoản 500k đến vài triệu. Sẽ có những bệnh nhân chấp nhận tốn nhiều tiền vào việc đi tìm được vị bác sĩ mà họ nghĩ người bác sĩ đó “hiểu” mình nhất. Và một tuần điều trị thì có 1 đến 2 buổi tham vấn. Sẽ không quá là đắt đỏ nếu phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh.
- Lời khuyên: Thực sự bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh của mình. Chỉ là nhiều lúc cái cảm xúc cùng cực đó khiến bạn bị dồn ép vào góc tường không lỗi thoát. Những lúc như vậy, hãy làm những việc bạn cảm thấy thoải mái nhất. Hãy tạo cho mình những thói quen nhỏ mà tốt: viết, đọc sách, dọn dẹp, nấu ăn,...Sẽ tốn một khoảng thời gian dài bạn vật lộn với nó. Nhưng tôi tin, bạn sẽ ổn thôi nếu chấp nhận ký vào bản cam kết thực hiện nó