Mình hay nghe podcast, mỗi lần nghe đều tưởng tượng là mình đang nói chuyện với chính host, hoặc khách mời luôn. Vừa vui, vừa thoái mái. Host với khách mời lại ko biết mình nên đặt luôn cái tên Talking with Strangers =))
Đợt này có nghe podcast của bạn Nguyễn Quang Thái - Founder & CEO Curnon (một thương hiệu đồng hồ thời trang Việt Nam, từng lên Shark Tank gọi vốn thành công). Note lại vài ý hay.
talking with stranger 1: nguyen quang thai curnon

1. Trust your gut feeling.

Trước khi bắt đầu Curnon, Thái có làm một business về subscription box: 2guys1box. Đại ý là mua dạng subscription, mỗi tháng sẽ có một box đồ (quần áo, phụ kiện, đồng hồ, nước hoa,...) gửi về. Bên Mỹ có đội SprezzaBox khá ok, trả từ $28/tháng (~650k/tháng) cho 1 box. Chạy một thời gian được lên tivi, phóng sự startup,.... Rồi đến giai đoạn hyper growth. Rồi...toang. Nghe quen lắm 😎
Tuy failed, nhưng Thái nhìn ra một insights là cứ box nào mà có cái đồng hồ thì sold out rất nhanh. Thái lại là người thích các phụ kiện cho nam giới, cũng từng học về thiết kế nên có cái nhìn về thời trang → quyết làm luôn Curnon.
“Từ không đến một (zero to one) thì cần một sự tò mò, đam mê, yêu thích, đôi khi đến mức cực đoan về sản phẩm mà mình sẽ làm. Càng suy nghĩ, research nhiều thì tỉ lệ dám nhảy vào làm càng thấp. Khi business có tractions, growth, công ty từ ba ông lên 20-30 người thì lúc này mới cần phân tích để dựa trên những staticscal information (thông tin mang tính thống kê (?)) để đưa ra những quyết định thông minh hơn thay vì cảm tính như trước. Vì mỗi giai đoạn cần hành động khác nhau. market size (dung lượng thị trường) ntn, mục tiêu là sẽ penetrate (thâm nhập) đc đến bao nhiêu % market, strategy (chiến lược) để accquire (đạt được) được từng đấy market là ntn,...
Để start from zero thì just trust your gut feeling (làm những gì mình biết và thích). Từ một đến mười mới cần chuẩn chỉnh: research, plan, strategy,...”
Mình start Team Heo Đất cũng từ một ý tưởng đơn giản là tạo một team để anh em có đội chạy UpRace. Đợt đấy anh em đang train cho VMM2018, ông nào cũng mileage khủng, tháng 300km là chuyện bình thường. Còn khi đã vào thi đấu, có fame các thứ thì lên 400, 500km cũng được luôn. Thế này ăn chắc giải average (đội có số km trung bình/thành viên chạy được).
Nghĩ là làm luôn. Đăng ký team với BTC. Nhắn mời các runner khác mà anh em quen tham gia. Những người được mời cũng toàn runner có “số má", nghe thấy team toàn “hổ báo", elite (thuật ngữ chỉ những người có tiếng tăm và thành tích trên runbiz), lại nhắm giải dễ có tiếng nhất nên vào việc luôn. Anh em đều chung vision (team 1st average) nên không cần nói nhiều. Giai đoạn này hầu như mọi “giao dịch", rủ rê đều là inbox. Ko page. Ko group. Ko email. Tất cả đều chạy bằng cơm. Do thing that don't scale. But it worked.
Tuy chỉ chạy bằng cơm nhưng anh em lại mời được nhiều hơn kỳ vọng. Từ mục tiêu 30 runner để đủ điều kiện thi đấu (mục tiêu rất rõ ràng) thì bụp phát lên...100.  Lúc này “founding team" bắt đầu xuất hiện ý kiến trái chiều. Giữ nguyên idea ban đầu (đánh avg) hay pivot qua đánh total mileage (đội có tổng số kilometers chạy được nhiều nhất). Đánh avg thì gần như ăn 99%. Total mileage thì lại là câu chuyện khác. Mà thôi chuyện này để kể sau.
Nếu mục tiêu ban đầu là số 1 ở hạng mục các câu lạc bộ chạy được tổng số km cao nhất thì có lẽ Team Heo Đất sẽ ko đạt được những gì đã làm được. Bọn mình chỉ là những người đã chạy bộ, thấy được niềm vui khi chạy và muốn lan toả điều này với mọi người. Mọi thứ sẽ đến sau. Nếu ko ăn giải thì sao? Chắc bọn mình vẫn chạy và vui thôi.

2. Innovation ko nhất thiết phải là một product, mà là cách deliver được product 

“Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, một sản phẩm không nhất thiết phải có Unique Selling Point. Đặc biệt là trong ngành thời trang. Bây giờ em ra một cái trung tâm thương mại cầm hai cái áo Zara và Uniqlo lên, nếu bỏ hết tag đi, chỉ cầm sản phẩm thôi thì em có phân biệt được đâu là Zara, đâu là Uniqlo ko? Tất nhiên là có thể cái áo Zara chất liệu nó innovate hơn một chút, nhưng nếu là một người dùng bình thường thì liệu em có phân biệt được điều này ko?"
Cái này đúng thật. Đợt sales vừa rồi mình có mua mấy cái áo gió với quần áo chạy bộ của New Balance và Anta. Cứ nghe sales là nhảy vào mua thôi, nghĩ gì nhiều. Mua đồ một lần dùng cả năm. Mà mua về mặc lên thấy cũng chả khác nhau mấy. Tất nhiên mấy cái áo của New Balance thiết kế các thứ đẹp hơn, nhưng về chất vải thì mình thấy cũng chả khác nhau mấy. Ý là khác nhau một cách rõ ràng, có thể cảm nhận được ấy. Người chơi thể thao phổ thông chắc nhu cầu cũng chỉ dừng lại ở mức này thôi.
“Quan điểm của anh là sản phẩm ko nhất thiết phải có innovation. Tất nhiên nếu có innovation thì quá tốt rồi. Innovation là “xào nấu" những gì đang có sẵn lại theo cách của mình, theo một cách mới, vì hiện tại để nghĩ ra một cái gì đấy hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trên thị trường thì rất khó, nếu làm được thì cũng tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực, chi phí. Và ko phải công ty nào cũng có thể làm được. Vậy những công ty không có được thời gian và nguồn lực ấy thì làm thế nào? 
Innovation không nhất thiết phải là một product, mà là ở cách deliver product ấy đến cho khách hàng như thế nào mới là quan trọng. Innovation nó nằm ở đấy.”
Quay lại Team Heo Đất. Thời điểm ấy, có rất nhiều group chạy tiếng tăm, hoạt động lâu năm, vài nghìn thành viên. Vậy thì lý do gì để mọi người tham gia Heo Đất? 
Sau một hồi “nói chuyện" qua lại thì đội founding team quyết định pivot từ đánh avg qua đánh total mileage. Nghe trong  một câu thì đơn giản, nhưng đấy là cả một sự thay đổi to lớn đối với những founder đã sắp qua age group 40 - 49. Nhóm mà thường thích an toàn hơn mạo hiểm, chơi một game không ăn chắc bằng game trước.Anh em bắt đầu nghĩ, đâu là unique selling point của Heo Đất? Lịch sử? Zero so với các nhóm đã hoạt động được bốn, năm năm rồi. Số thành viên? 100 với với 10.000? Kiến thức? So kiến thức về các hãng beer hay heo quay khác gì heo đất thì may ra, chứ kiến thức chạy bộ thì....?
Nhưng có một cái anh em làm được. Đấy là sự chân thành, nhiệt tình khi mời các runner khác tham gia. Đây là điều mà các nhóm to rất khó lớn, nhưng với các nhóm nhỏ thì lại là lợi thế. Nhỏ thì mới dễ tương tác. Group 100 người thì gần như 90 người biết nhau, cả ở ngoài lẫn trên fb. Có chém thì cũng biết đang chém với ai, ko cần giữ ý, cứ thoải mái. Cái này thì các group to lại khó. Càng to càng khó. Vì chém lên nhiều khi anh em ko biết ý lại hiểu nhầm.
“Leading by example (làm gương) chỉ hiệu quả khi lãnh đạo nhóm nhỏ. Phương pháp này ko scale được. Muốn scale cần hệ thống” - @What you do is Who you are. Chắc ý của bác Ben Horowitz cũng same thế này.

3. Love and Hate relationship

“Những brand nhỏ, small brand, đặc biệt là local brand có một undeniable advantaged (lợi thế ko thể phủ nhận) với thế hệ chuẩn bị đi vào giai đoạn chi tiêu nhiều nhất - thế hệ Z (những người sinh trong khoảng từ 1995 - 2010). Local brand có một huge advantaged (lợi thế lớn) so với gen Z, vì gen Z khác với gen X (những người sinh trong khoảng từ 1965 - 1980) và gen Y (Millennials - những người sinh trong khoảng từ 1980 - 1994). Thế hệ Z ko quá care đến brand itself - big name (những tên tuổi lớn/nối tiếng). Họ care về relevances (mối liên quan), stories (câu chuyện được kể), culture fit (sự phù hợp về văn hoá),... Riêng với những characters (tính cách) như vậy thì global ko có tuổi so với local. Tất nhiên, Global có những thế mạnh khác về finance, distributions channel (kênh phân phối),.. 
Ông nói chuẩn đấy. Hôm trước tôi vừa xuống tiền mua hai cái áo của Tired City ko suy nghĩ (mặc dù giá còn cao hơn cái áo New Balance). Vì tôi thấy được sự liên quan, thấy mình connect được một phần câu chuyện của các bạn ấy. Hình ảnh tắc đường, công an giao thông, trà đá, gốc đa,... thì chắc không ai lạ, nhưng mang được lên một cái áo và tạo được sự thân thuộc thì ko phải ai cũng làm được. Mà chắc Nike, Adidas hay New Balance thì...càng không. Có lẽ đây cũng là một trong những yếu tạo nên sự thành công của series Bitis Hunter Street Hanoi Culture.
“Có những brand chỉ có một store nhưng làm rất tốt trong việc tạo ra một cộng đồng cực kỳ lớn và họ so hype for the product (sự hâm mộ cuồng nhiệt cho sản phẩm) → điều gần như ko 1 global brand nào khi về VN có thể tạo đc một sự cuồng nhiệt như thế."
Lại chuẩn. Lúc Heo Đất bắt đầu growth, có vài người đã bảo mình chơi thế không vui, thay vì gom hết elite về một team như thế thì nên share ra cho “công bằng”. Thế nào là vui? Thế nào là công bằng? Mình ko biết, và cũng không có nhu cầu biết (tại thời điểm ấy). Chắc anh em cũng thế. Lúc đấy trong đầu chỉ có một suy nghĩ là làm thế nào để mời được càng nhiều người tham gia càng tốt, đặc biệt là người mới. Mà muốn thế thì phải có base - là những runner đã chạy trước rồi. Cái mà Heo Đất có thể làm được là tạo ra một cộng đồng so hype about running. Gần như suốt cả tháng UpRace chỉ có ăn với chạy. Rảnh là chạy. Mà ko rảnh cũng chạy. Hoặc đi bộ. Điều này thì mình từng thấy ở một vài group cách đây hai, ba năm. Nhưng ở 2018 thì chỉ có Heo Đất làm tốt.
“Anh nghĩ là brand phải tạo được một love and hate relationship với khách hàng. Vì nếu một brand chỉ so so, I kinda like it thì đó là một failed brand. Vì bản chất brand phải được rất yêu hoặc rất ghép → công thức cho một success brand, vì khách hàng sẽ ko bao giờ quên được. Để làm được điều này thì brand phải có một triết lý rất rõ ràng, một niềm tin cực kỳ vững chức. Niềm tin này sẽ được đồng thuận với một nhóm khách hàng → có được sự ủng hộ.”
Nói đến Team Heo Đất là nhắc đến một team “điên cuồng" trong suốt một tháng UpRace., đặc biệt là UpRace 2018. Cuồng theo đúng nghĩa đen. Và những ai thích cái cuồng nhiệt, máu lửa ấy thì sẽ rất thích, gần như cháy hết mình cùng team luôn. Mình biết có chị chỉ đi theo bạn để support, chưa chạy bao giờ, nhưng đi thấy vui quá xỏ giày chạy luôn. Cuối cùng vào top 10 team 2018. Mà 2018 là thời điểm cuồng nhiệt nhất. 
Tất nhiên, sẽ có những người cho rằng ko đáng để dành nhiều thời gian như thế cho chạy bộ. It's ok too. Mỗi người sẽ có những ưu tiên khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Cái mình và anh em quan tâm là những người ưu tiên đến chạy bộ trong một tháng UpRace. That's all. Nothing right or wrong.
“Thời đại này ta có thể build những cộng đồng nhỏ. Khi mọi người đã dc kết nối với nhau thì đấy sẽ là một nền tảng rất vững để brand có thể phát triển “
→ Cái này thì thôi ko phải nói nhiều nữa =))

4. Being an underdog

“Anh sang Mỹ đi du học thì chỉ được gia đình chu cấp một phần tiền học, tiền ăn ở phải tự lo → phải đi làm thêm từ cấp 3. Anh cố gắng học và hoà nhập, nhưng vẫn luôn có cảm giác là một underdog ở Mỹ. Trải nghiệm cảm giác being an underdog vầ mentality (tinh thần) và social (xã hội trong suốt 7 năm ở Mỹ, từ khi học cấp 3 đến khi đi làm. Mặc dù bạn cùng lớp cũng rất admire (công nhận) mình vì sự cố gắng, nỗ lực và thành tích nhưng nó ko transfer dc sang social respect (sự tôn trọng trong xã hội). Và anh hiểu điều này khi đi làm cho một công ty lớn ở Mỹ. Mặc dù anh có thể hoà nhập được với văn hoá ở Mỹ nhưng cái status (địa vị xã hội) nó vẫn chỉ như thế thôi. Và đấy là một sự thật.”
Ông nói làm tôi nhớ lai thời đại học v~. Cả lúc mới đi làm. Cảm giác làm việc với một đội toàn FTU, NEU, du học sinh,... lúc ấy cũng áp lực thật. Nhưng chắc tôi vẫn có được sự tôn trọng nhất định cho những cố gắng của mình, chứ chưa đến mức không có được social respect như ông.
“Nhất quan hệ nhì tiền tệ nó đúng ở bất kỳ nơi đâu. Ko thể nào archieved (đạt được một status/sự thừa nhận) khi ko có một relationship nào được. Relationship được build dựa trên common sense cùng có với nhau. Đôi khi ko bắt buộc phải có xuất phát điểm cùng nhau, nhưng văn hoá innerway phải giống nhau, và anh với các bạn ko có cái đấy. Mặc dù anh cố gắng hoà nhập nhưng ko nhận lại đc derserving respect lại. Anh là ng có cái tôi cao. Nếu mình đã cố nhưng ko đc, và nếu mình cố tiếp thì nó sẽ làm giảm sự tự tin của mình → về VN”.
Thôi hôm nào anh em phải cafe với nhau rồi. Trước tôi vẫn nghĩ quan hệ các thứ là vớ vẩn. Ai dùng quan hệ để thăng tiến đều là vớ vấn hết. Cứ phải cố gắng chăm chỉ làm việc mới là tấm gương sáng để noi theo. Chắc xem “Chạy án" xong ấn tượng luôn cái này. Cao Thanh Lâm à =))

Nhưng mà giờ thì thấy quan hệ quan trọng thật. Hôm trước vừa ngồi với một bác cũng có quan hệ, mới thất quan hệ có thể unlock (mở khoá) các deal business như thế nào. 
Bên cạnh quan hệ kiểu gia đình, thì còn có quan hệ dựa trên uy tín, nỗ lực cá nhân. Những quan hệ này đều cần thời gian và cố gắng để xây dựng. Và khi tận dụng, hay được giới thiệu để làm việc thì điều đấy cũng thể hiện một phần bản thân mình. Phải như thế nào thì mới được anh em tin tưởng giới thiệu chứ? That's fair.
Cả tiền tệ cũng thế. Không có tiền cũng ok. Ít tiền thì chơi kiểu ít tiền. Nhưng có tiền thì có nhiều lựa chọn hơn. Và thoải mái hơn. Khi đầu óc ko quá áp lực về cơm áo gạo tiền thì lúc ấy mới có chỗ cho những suy nghĩ, kế hoạch tiếp theo được. Còn vẫn vừa làm vừa “nghĩ ngày mai ăn gì” thì khó.
Còn mấy ý nữa về mentor, lạc quan, relationship, sáng tạo & kỷ luật, brand positioning, partner mà thôi post này dài rồi, để post sau vậy.
Hoặc mọi người có thể chờ nghe podcast của mình, chỉ có cái là chưa biết bao mới xong thôi 🤣
-----
Bạn có thể đọc các bài viết khác của mình tại blog: https://maingocanh.com/blog/