cre: kenh14.vn
cre: kenh14.vn
(Cho những ai đang “cào phím”, chê trách Hiền Hồ) 
1. Giới thiệu:
+ Gần đây tôi thấy mọi người đàn xôn xao về việc giọng ca “Gặp nhưng không ở lại” cặp với đại gia 63 tuổi.
+ Tôi tự hỏi là tại sao mọi người lại có vẻ quan tâm đến đời tư của nghệ sĩ một cách thái quá như vậy?
2. Quan điểm của tôi 
+ Đời ai người ấy sống , trách nhiệm mỗi người mỗi khác.
+ Mình chỉ nghe nhạc của người ta, dựa vào đâu mà phán xét? Tại sao không để ý đến vocal, performance, melody, cách Hiền Hồ đối xử và cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà.
+ Chuyện cá nhân của người ta, mình được gì nếu quá quan tâm?
+ Bạn đã bao giờ tự hỏi “who the fuck am I” hay mình đang làm cái quái gì vậy chưa? 
3. “Nữ chính” nói gì?
+ Xác định theo con đường nghệ thuật, là nghệ sĩ thì phải chấp nhận thị phi. Nếu nghệ sĩ làm gì mà người khác không để ý nữa thì đó là một điểm rơi rồi đấy. Em không muốn như thế một tí nào. Em vẫn muốn khán giả nhớ tới em bằng những sản phẩm âm nhạc nhiều hơn những việc ngoài lề còn nếu mọi người để ý tới việc ngoài lề thì cứ để ý thôi. Không sao, nói là thị phi cũng được, miễn là mọi người vẫn còn để ý tới mình, ghét hay không thì mình một phần, quan điểm nhìn nhận của khán giả một phần nữa, mình không thể nào bắt người khác thích mình và mình luôn hoàn hảo được. Điều đó là điều rất sai trái. Miễn là mình làm cái gì không thấy hổ thẹn là được, em nghĩ vậy thôi. Những người có cùng quan điểm với mình thì họ sẽ thích điều đấy còn nếu họ có cách sống khác thì họ sẽ có chiều hướng khác".
4. Liên hệ đến drama của “Hải Tú”?
Lúc đầu dường như nhà nhà, người người chửi Hải Tú “trà xanh”, tuy nhiên thì chính chủ cũng không lên tiếng giải thích, sau hơn 1 năm thì mọi chuyện êm xuôi, ngay cả những người bạn chí cốt của “Thiều Bảo Trâm” cũng lên tiếng xin lỗi, tôi muốn nói là “chỉ người trong cuộc mới biết chuyện gì đang xảy ra và giải quyết thế nào thôi” vậy nên, họ là ca sĩ, nghệ sĩ, mình chỉ nên quan tâm tới việc ca hát và mặt tích cực cuả họ thôi, đừng cái gì cũng “cào phím”. 
5. Nguyên nhân quan tâm của mọi người
+ Rảnh rỗi, việc “nhấn nhấn” đôi khi dễ hơn việc tập trung giải quyết vấn đề họ đang gặp phải, họ “fear of missing out”. 
+ Dẫn chứng: Khi bạn mất tập trung, hoặc quá nhàn rỗi, tâm trí của bạn có xu hướng làm những điều sai trái thay vì những điều đúng đắn. ( trích DEEP WORK) .
+ Truyền thông: công việc của họ là view (lượt xem), chứ họ không quan tâm đúng hay sai, cơ bản nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. 
6. Mục đích của bài viết 
+ Giới thiệu đến các bạn 1 cuốn sách có tên “Deep work” mà vừa hôm trước mình đọc được từ 1 bài viết trên spiderum 
Đây là cuốn sách ai cũng nên đọc 1 lần trong đời, nó nói về ảnh hưởng của cách làm việc ngắt quãng (vì mải quan tâm đến drama, facebook,…) và deep work (làm việc sâu) trong cuộc đời mỗi người. 
Mình highly recommend mọi người đọc cuốn này.
Bạn sẽ thấy được không phải cứ sống theo đam mê (chán ngán những việc còn lại) là đúng.