Sáng ngủ dậy, chỉ cần mở mắt ra thôi là ta đã có thể thấy khó chịu, khó chịu vì ngủ chưa đã, khó chịu vì quạt yếu nên nóng nực, tức vì sáng mặt trời chói hơn hôm qua, bla bla... và kể từ lúc đó, ta mang sự khó chịu này theo suốt cả ngày, ban phát cho những người xung quanh, nhắc nhỏ họ rằng cuộc sống không phải màu hồng và bạn đang giúp họ tỉnh táo hơn.
Ai mà nghĩ được kiểu ngụy biện rằng việc mình là cục trĩ sẽ giúp người ta cẩn thận hơn khi đi đứng, ngồi nằm thì thật đáng bị dính với lỗ đít!
Việc bạn khó chịu và muốn phun nó vào mặt người khác chỉ chứng tỏ bạn kiểm soát cảm xúc kém hoặc có vấn đề về thần kinh thôi.
Vấn đề về thần kinh thì hãy đi bệnh viện, còn về việc kiềm chế cảm xúc thì ta có thể tập ở nhà, như một bài tập thể dục hàng ngày.
Tác nhân gây khó chịu có thể được chia làm hai phạm loại: nội tác và ngoại tác.
Nếu là một vận động viên điền kinh, thì các cơ bắp và kĩ thuật luyện tập là nội tác; đường chạy, trời nắng mưa, các đối thủ, khán giả,..  là ngoại tác.
Nội tác là những thứ bên trong ta, nằm trong tầm ảnh hưởng của ta và vì thế ta có thể dễ dàng điều chỉnh hơn. Trong khi ngoại tác như một con ngựa, bạn có thể đưa ngựa tới bồn nước, nhưng không bắt nó uống nước khi bạn thích được.
Việc xác định yếu tố nào ta có thể thay đổi trực tiếp được hoặc không sẽ giúp ta lựa chọn phương án phù hợp hơn để xử lí nó. Giống như dầu gió có thể chữa được bách bệnh ngoài da nhưng khi uống vào thì nó vừa ghê vừa cay mà lại còn gây đau bụng.
Phần sau ta sẽ đi chi tiết hơn về những sách lược để kiểm soát tốt hơn về phần nội tác của mình.
(2B continue)