Tại sao phải sinh con trai?
Mấy ngày hôm nay trên các trang mạng xã hội vấn đề này lại được đào lại. Và tất nhiên kèm theo đó là cãi vã vs lý lẽ riêng của mỗi...
Mấy ngày hôm nay trên các trang mạng xã hội vấn đề này lại được đào lại. Và tất nhiên kèm theo đó là cãi vã vs lý lẽ riêng của mỗi người, mỗi giới. Nhưng đọc nữa đọc mãi thì bản thân mình chưa thấy cái lý do nào thuyết phục cả (cả về tại sao phải sinh con trai và tại sao không nhất thiết phải sinh con trai).
“Con nào cũng là con” câu nói đầy ý nghĩa nhưng trong trường hợp này nó như 1 câu ngớ ngẫn vậy. Bản chất con nào cũng là con, luôn là như vậy.
“Con trai sau này phụng dưỡng bố mẹ, con gái lấy chồng là đi luôn”. Con trai hay con gái thì mà nòi nhà “Báo” thì cái nịt cũng không còn chứ đừng nói gì phụng dưỡng.
“Con trai để thừa kế”. Bạn có gì để thừa kế không? 1 câu đặc sệt bất bình đẳng giới.
Và còn vô vàn các lý do khác mà mình không thể kể ra ở đây vì mình không thể nhớ nổi nó là gì, lý do nó quá nhạt.
Nhưng mình muốn đưa ra lý do mà như mình nghĩ là phù hợp (không hẳn là đúng) cho việc phải sinh con trai.
Có 2 vấn đề cần quan tâm. 1 là chế độ phụ hệ 2 là văn hoá thờ cúng tổ tiên. Suốt chiều dài lịch sử hình thành văm hoá Việt Nam thì việc thờ cúng bố mẹ, ông bà, tổ tiên luôn được xem là việc hệ trọng, và nó còn được cho là ảnh hưởng tới sự nghiệp con cháu sau này (mồ mả mà không tốt thì đời con cháu không phất được, lý do các địa chủ, vua chúa luôn tìm đất tốt để chôn cất). Văn hoá này là 1 nét đẹp trong văn hoá của người Việt Nam, nó thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đời sau, là sự uống nước nhớ nguồn. Và tất nhiên với chế độ phụ hệ thì việc thờ cũng này được thực hiện bởi 1 người con trai, và luôn là 1 người con trai.
Vậy nếu bạn là con trai độc nhất của 1 gia đình, thì việc bạn thờ cũng bố mẹ, ông bà là điều chắc chắn. Còn nếu bạn là đích tôn thì bạn còn mang nhiệm vụ lo hương hoả mồ mả cho cả tộc. Với người theo nho giáo thì họ rất quan trọng. Nó thể hiện bạn là ai, gốc gác thế nào. Việc đổi họ là rất kị, chỉ khi họ vua ban hoặc chạy chốn mới đổi. Chứ nó không trống như bây giờ. Bố mẹ đặt tên con ghép họ bố và họ mẹ (VD Lê Nguyễn …., Đặng Trần…, Trịnh Trần ….) nghe nó thật sự ngớ ngẩn, và nếu theo nho giáo thì tức là bạn đã cải họ. Không còn mang họ gốc nữa.
À thôi quay lại việc chính. Mình xin hỏi 1 câu. Có bao nhiêu thằng đàn ông chấp nhận mang bát hương bố mẹ, ông bà vợ về nhà mình thờ cũng và chăm lo hương khói mồ mả? Còn chưa kể bố vợ cháu đích tôn thì còn phải lo cả tổ tiên nữa. Nếu như có ai nói không thờ thì thôi, thì xin bạn nhớ rằng, hàng lễ tết bạn luôn thắp hương xin tổ tiên phì hộ. Nói vậy để biết việc thờ cũng rất quan trọng trong văn hoá Việt Nam.
Tiếp nữa. Bao nhiêu cặp vợ chồng có con trai chấp nhận cho con mình mang hương hoả bố mẹ, ông bà của vợ nó về nhà mình? Chắc chắn là không có ai. Bởi vì đất của tộc này thì đại kị thờ người tộc khác. Nếu muốn thì mua miếng đất khác rồi thích thờ ai thì thờ.
Câu cuối, bao nhiêu người phụ nữ sẵn sàng bỏ chồng, cải họ cho con để thờ phụ bố mẹ nếu chồng không làm được 2 điều trên. Cái này càng không có. Việc đổi họ từ bố sang mẹ xưa nay hiếm (trừ trường hợp mẹ đơn thân, chứ dù ly hôn thì con vẫn họ bố).
Là con cái, dù trai hay gái thì việc đạo hiếu với bố mẹ, ông bà là việc luôn phải thực hiện. Nếu nhà bạn có ạnbem trai và bạn là con gái thì việc này anh em trai của bạn sẽ làm, còn không thì bạn sẽ phải làm. Tin tôi đi, phụ nữ làm việc này sẽ gặp khó khắn như 3 trong số nhiều lý do mình kể ở trên.
Tới đây, chắc mọi người có thêm hiểu thêm 1 số lý do về việc muốn có con trai rồi. Mình không cổ suý cho việc bắt buộc phải có con trai nhưng ở 1 góc độ nào đó việc này là cần thiết.
Có 1 ý kiến mình đọc được. Bạn nữ nói có nội dung này. Đầu tiên ý bạn nữ đó là phui nữ mang thai là rất mệt mỏi và trách nhiệm rồi. Đàn ông đừng đòi hỏi gì nữa. Chông cô ấy “mình em mang thai được à? Đó là trách nhiệm và thiên chức của mỗi người”. Bạn nữ ý “nếu không có anh thì có thằng khác”. Tại sao 1 người vợ lại nói được 1 câu như vậy??? Và đàn ông không bao giờ thích nuôi con thằng khác đâu (khác huyết thống nhé, con cô con câu mất vẫn sẵn sàng nuôi).
Hi vọng mọi người sẽ có 1 góc nhìn khác về việc phải sinh con trai mà từ đó có thể thông cảm cho nhưng người cố gắng có con trai và những người không có con trai.
Xin cảm ơn!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất