Trong một buổi học kĩ năng mềm online người diễn giả đã kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện: “Chuyện đứa con trai và bạn gái của nó lỡ có mang, nhưng người cha của đứa con trai vì lý do nào đó, mà không cho đứa con trai cưới, còn nói với đứa con trai rằng phải bỏ đứa bé, nếu không thì người cha kia sẽ tự vẫn”. Câu hỏi ở đây là nếu là người con thì lựa chọn của bạn như thế nào?
Tôi trả lời rất dõng dạc và bắt đầu bằng một câu hỏi: “Tại sao lựa chọn ạ? Nếu em là người con đó thì em sẽ thuyết phục cho người cha cho bằng được hoặc lắng nghe vấn đề vì sao ông lại ngăn cấm mình, để có thể tìm ra một hướng giải quyết hợp lý nhất.” Người diễn giả chỉ yên lặng, nhìn vào màn hình rồi nói: “Câu trả lời của em có thể đúng hoặc không, rồi một ngày em cũng sẽ biết. Thôi chúng ta đi tiếp nào!”.
Thời gian trôi qua tôi cũng đã dần quên đi câu chuyện ấy. Nhưng dạo gần đây khi tôi xem phim: “Hometown Cha Cha Cha”. (PS “SPOIL”) . Tồi nhìn vào nhân vật ông chú bán cà phê và thấy có đôi chút sự đồng cảm, có lẽ là vì chính tôi cũng phần nào giống ông chú ấy. Không như nhân vật nữ chính tôi hiểu thế nào là cố gắng thiệt nhiều nhưng vẫn thất bại. Tôi hiểu lựa chọn khi ấy của ông chú. Và rồi tôi nhớ lại câu chuyện tôi và anh diễn giả. Tôi nghĩ lại câu trả lời của mình với thêm một chút góc nhìn, bỏ đi một chút cái ngông.
Ông chú bán cà phê nè
Ông chú bán cà phê nè
Vấn đề không phải là câu trả lời của tôi có đúng hay không, vấn đề là câu trả lời của tôi nó mang một góc nhìn rất một chiều. Và tui thử nghĩ lại nếu tui là đứa con thì tui vẫn sẽ thử thuyết phục người cha, vẫn sẽ thử lắng nghe người cha. Nhưng nếu lỡ người cha không thể bị thuyết phục, và có một lý do rất khó nói, và cuối cùng người cha lựa chọn nói ra một lý do có rất khó chấp nhận nhưng đó lại là sự thật như kiểu: “Các con là anh em cùng cha khác mẹ” thì lúc đó tui sẽ như thế nào? Đến lúc đó thì cũng chỉ có một lựa chọn chính là từ bỏ đứa bé, vì nếu sinh đứa bé ra, khả năng cao thì nó sẽ bị khuyết tật, sẽ còn tội nghiệp hơn cho đứa bé nếu nó được sinh ra. Hay nếu nó chỉ là một vấn đề bình thường và có thể thuyết phục được người cha thì sau này sẽ như thế nào, liệu mình, là đứa con có sẵn sàng, tự tin để nuôi đứa bé hay không?
Và lại nghĩ đến câu hỏi mà tôi đưa cho diễn giả: “Tại sao phải lựa chọn?” Tui hiện tại cũng không biết phải trả lời câu hỏi đó như thế nào nữa. Với tôi của hiện tại thì nó là một câu hỏi hết sức là vô nghĩa, vì giờ đây tôi nghĩ thật ra lúc nào ta cũng phải chọn, mỗi câu nói tôi nói ra đều là lựa chọn để nói, mỗi lần tôi quyết định mua một món gì đó cũng là một lựa chọn, hay là như câu chuyện ở trên việc tôi muốn thuyết phục ba để cưới người con gái thì cũng là một lựa chọn.
Những lựa chọn mà ta phải chọn không còn giống như cái thời ngồi trên ghế nhà trường nữa, không cái thời mà A đúng B sai nữa, những lựa chọn ấy không còn là câu hỏi mà thầy, cô đặt ra cho mình nữa, nó không còn là câu 1 khác với câu 2 nữa. Mà tất cả những lựa chọn, đều là từ bản thân mình nghĩ ra, các lựa chọn có thể đúng hoặc sai, có thể là cùng đúng, có thể là cùng sai, hoặc có thể là không đúng, không sai, lựa chọn ở câu 1 thì ảnh hưởng lên sự lựa chọn của câu 2, các sự lựa chọn đều là một chuỗi thống nhất.
Có thể những điều trên tôi viết là hiển nhiên với nhiều người, có thể là không, có thể nó dở tệ hoặc không. Nhưng tôi không quan tâm lắm, tôi cũng sẽ không hối hận vì dù gì tôi cũng đã chọn để viết. Sau này cũng vậy, nếu đã lỡ lựa chọn và nếu có sai thì tôi chỉ có thể đối mặt với nó, và thử chọn lại cách tốt hơn.