Chắc hẳn qua những tài liệu như sách báo, phim ảnh ít nhiều chúng ta cũng biết về chế độ cai trị khắc nghiệt, dã man của phong kiến phương Bắc đối với người Việt. Trong cuốn Lịch sử Việt Nam (Phan Huy Lê chủ biên) có viết:
Thái thú Tô Định nhà Hán : "Dùng pháp luật trói buộc... chính sự tham lam tàn bạo", "thấy tiền thì gương mắt lên".
Thái thú Tôn Tư nhà Ngô: "Tham bạo, làm hại dân chúng".
Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương: "Tàn bạo khắc nghiệt mất lòng dân".
Đô hộ An Nam Lý Tượng Cổ nhà Đường: “Tham bạo, hà khắc, mất lòng dân chúng”
Tiết độ sử Thái Kinh nhà Đường: “Cai trị làm nhiều điều hà khắc thảm hại. Nhân dân khắp nơi ai cũng ta oán"
Trước hết, về các chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc:
-Tổ chức bộ máy cai trị: nhà Triệu, Hán… Tùy, Đường chia nước ta thành 2, 3 quận rồi nhiều châu, cử quan cai trị tới cấp huyện… nhằm sát nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc
-Kinh tế: thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, độc quyền muối và sắt… quan lại dựa vào quyền hành ra sức bóc lột nhân dân làm giàu.
-Văn hóa- xã hội:
+Truyền bá nho giáo, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách trên và mở lớp dạy chữ nho… để đồng hóa dân tộc VN
+Luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Như vậy, xuyên suốt gần 1000 năm Bắc thuộc, các triều đại phương Bắc luôn âm mưu thôn tính nước ta, đồng hoá người Việt, biến nước ta thành 1 phần lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân dân ta không bị đồng hóa, tiếng việt vẫn được bảo tồn, các phong tục tập quán vẫn được duy trì bởi vì:
Thứ nhất, về mặt ngôn ngữ, văn hóa: Dân tộc ta sớm hình thành cho mình một loại tiếng nói riêng đó là tiếng Việt - Mường, chữ viết và văn hóa riêng (nhưng chưa được hoàn chỉnh, phổ biến). Năm 203 tr.CN, sau khi chiếm nước ta, Triệu Đà đã ép buộc dân ta học Hán ngữ, nhằm đồng hóa họ bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên chữ Hán lúc bấy giờ vẫn chưa thống nhất tại các châu huyện ở chính vương triều Hán. Hơn nữa chữ Hán là hệ chữ tượng hình và có hơn 9000 chữ nên việc áp dụng vào một hệ ngôn ngữ khác là chuyện rất khó, không diễn tả được các ý niệm trong các câu nói thông thường của dân ta. Trong khi đó, nhận thấy được mục tiêu đồng hoá và lợi ích của chữ Hán, tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhanh chóng vay mượn và sáng tạo cho mình một hệ chữ mới đó là chữ Hán – Việt qua biện pháp "Việt hóa" đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa trong hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh.
Chữ Nho
Chữ Nho
Thứ hai, một số cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, tạo nên 1 khoảng thời gian quý báu cho người Việt bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, làm gián đoạn chính sách cai trị đồng hóa của chúng. Việt Nam ta là nước có nền văn hóa và bản sắc văn hóa được hình thành từ lâu đời, nên dân ta ý thức được việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ thành quả dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Từ đó xuyên suốt quá trình bị giặc phương Bắc đô hộ, áp bức bóc lột, nhân dân ta đã liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa từ nhỏ đến lớn: mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), tiếp theo đó là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248), Lý Bí (542), Triệu Quang Phục (550), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776), Khúc Thừa Dụ (905), Dương Đình Nghệ (931), và cuối cùng là chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của Ngô Quyền (938)
Tranh đông hồ Hai Bà Trưng Đánh Giặc
Tranh đông hồ Hai Bà Trưng Đánh Giặc
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là hạt nhân cộng đồng làng-xã: trong quá trình sinh sống, hợp sức trị thủy, hợp sức chống giặc ngoại xâm, cộng đồng làng – xã như một pháo đài kiên cố chống lại đồng hóa, giai cấp thống trị không can thiệp được đến làng – xã. Người đứng đầu làng – xã luôn có quyền lực tự trị mà mỗi người dân của làng đều rất tin tưởng và sẵn sàng nghe lệnh, nơi đây khép kín giống như một nhà nước thu nhỏ, những lệnh chính quyền phía trên không thâm nhập được vào nơi đây (một phần nguyên nhân cũng do các chính sách cai trị lỏng lẻo của giai cấp thống trị qua nhiều thời kỳ Bắc thuộc suốt 1000 năm), hình ảnh những làng mạc sau những lũy tre kiên cố như cách ly dân ta khỏi sự đồng hóa. Làng xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc
“Một số nguyên nhân lý giải sức mạnh khiến người Việt không bị Hán hóa dù trải qua 1.000 năm Bắc thuộc có thể tóm tắt như sau: Mưu đồ đồng hóa một dân tộc sẽ khó thành công nếu dân tộc đó hội tụ đủ ba yếu tố. Một là có sức sống sinh học và sức sống xã hội mãnh liệt; hai là có trình độ văn hóa và nền văn minh cao hơn dân tộc đi đồng hóa; ba là có tổ chức xã hội tốt, cố kết các thành viên bền chặt. Nhìn lại, thấy người Việt (Kinh) có đủ ba yếu tố này."
Quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh được đăng trên báo Thanh Niên (chủ đề “Vì sao không thể Hán hóa người Việt")
Vì vậy, sau 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta không những vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ được các phong tục, truyền thống vốn có như ăn trầu, nhuộm răng, mở các lễ hội mùa xuân với những hội đua thuyền, đánh vật và hát những làn điệu dân ca mà còn biết tiếp thu nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, sáng tạo ra chữ Hán – Việt,…