Tại sao một bộ phận nam giới có ác cảm với nữ quyền ?
Những khía cạnh ít ai nói tới về phong trào nữ quyền, bài viết mà mọi giới tính nên đọc.
Lời Mở Đầu
Trước khi vào nội dung chính của bài viết chúng ta hãy nói một chút về nữ quyền, phong trào này được cho là bắt đầu vào thế kỷ 18, nhưng thuật ngữ “phong trào nữ quyền” chỉ bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn vào những năm 1890. Đó là các chiến dịch chính trị để cải cách các vấn đề như quyền sinh sản, bạo lực gia đình, trả lương ngang nhau, quyền bầu cử của phụ nữ, quấy rối và bạo lực tình dục. Phong trào nữ quyền thường được chia thành ba “làn sóng”. Làn sóng đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã thúc đẩy bình đẳng chính trị. Làn sóng thứ hai vào những năm 1960 và 70 thúc đẩy sự bình đẳng về pháp lý và nghề nghiệp và làn sóng thứ ba, trong vài thập kỷ qua, đã thúc đẩy bình đẳng xã hội. Ngày nay phong trào nữ quyền đã lan sang cả các nước châu á, không ít phụ nữ coi đó là triết lý sống.
Khi đã thành công phản đối chống lại những luật lệ bất công và những thể chế phân biệt giới tính. Thì phong trào nữ quyền hiện tại chống lại những định kiến của con người, cũng như những chuẩn mực và ảnh hưởng văn hóa đã bén rễ hàng ngàn năm gây bất lợi cho phụ nữ như:
- Giới tính và công việc: Có một định kiến rằng một số công việc chỉ dành cho nam giới, trong khi một số công việc khác chỉ dành cho phụ nữ. Điều này có thể hạn chế cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ và ngăn chặn họ tiếp cận các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. - Trách nhiệm gia đình: Trong nhiều văn hóa, phụ nữ thường được gán trách nhiệm chăm sóc gia đình và con cái. Điều này có thể tạo ra áp lực và ngăn cản sự phát triển nghề nghiệp của họ. - Chuẩn mực vẻ ngoài: Phụ nữ thường bị áp đặt những chuẩn mực vẻ ngoài không thực tế, điều này có thể tạo ra áp lực và ảnh hưởng đến sự tự tin và sức khỏe tâm lý. - Bình đẳng giới trong giáo dục: Trong một số văn hóa, giáo dục cho phụ nữ không được coi trọng bằng nam giới, điều này cản trở quyền tiếp cận giáo dục và cơ hội phát triển cá nhân. - Phụ nữ và việc lãnh đạo: Có một định kiến rằng phụ nữ không phù hợp với các vị trí lãnh đạo hoặc quản lý. Điều này có thể hạn chế cơ hội phát triển sự nghiệp của phụ nữ và ngăn chặn họ tiếp cận các vị trí quyền lực. - Phụ nữ và sự xúc động: Một định kiến khác là phụ nữ dễ xúc động hơn nam giới. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách họ đưa ra quyết định và cách họ xử lý các tình huống khó khăn.
Nghe nhân văn là thế nhưng phong trào hiện nay đã bị ảnh hưởng, do một bộ phận nữ giới được đà lẫn tới vượt qua việc đòi quyền bình đẳng. Họ đặt bản thân lên trên tất cả, coi đàn ông như kẻ thù, xúc phạm nhắm vào nam giới, cào bằng giới tính, tiêu chuẩn kép và xuyên tạc các khái niệm. Nhóm này được gọi là "nữ quyền cực đoan, nữ tính độc hại, nữ quyền thượng đẳng"
Những tiêu cực trên vẫn xảy ra dù một bộ phận dư luận mồm vẫn kêu "nữ quyền là tìm công bằng cho giới tính, không phải là nâng phụ nữ lên trên đàn ông". Bài này tôi viết để tổng hợp và phản biện những hành vi tiêu cực liên quan tới nữ quyền và đồng thời trả lời câu hỏi nêu ra ở tiêu đề.
Tổng Hợp và Phản Biện
1 Xúc phạm nhắm vào giới tính: Vào thời điểm tôi viết bài thì trên mạng xã hội viral lên câu hỏi bên dưới, nó đặt nam giới và loài gấu lên bàn cân so sánh. Không ít người đã phẫn nộ với so sánh này, còn một bộ phận nữ giới thì lập luận kiểu "đàn ông có thể làm những điều tồi tệ hơn cả loài gấu, nếu bạn là người tử tế thì chẳng việc gì phải khó chịu với so sánh này. Chúng tôi không đánh đồng đàn ông, nhưng không thể biết ai là người xấu.
Would you rather be alone in the woods with a man or a bear
Đối với so sánh trên thì đơn giản thế này thôi, nếu tôi cũng nói :
"thay vì lấy vợ tôi thà nuôi 1 con vật, vì phụ nữ có thể lợi dụng tình cảm của tôi để chiếm đoạt tài sản. ít nhất loài chó tôn trọng tôi khi tôi cho nó ăn, nếu bạn là người tử tế thì chẳng việc gì phải khó chịu với so sánh này. Chúng tôi không đánh đồng phụ nữ, nhưng không thể biết ai là người xấu".
Khi đấy nữ giới mới thấy cái so sánh kia vừa có tính xúc phạm, lại vừa có tính quy chụp quá cao. Liệu khả năng bị hiếp dâm là bao nhiêu, mà đã vội nghĩ tới trường hợp tệ nhất? theo số liệu của statista.com thì ở Mỹ hàng năm có khoảng 130k vụ hiếp dâm, trong khi dân số mỹ là khoảng 300tr. Với tỷ lệ này thì khả năng bị hiếp dâm mỗi năm còn thấp hơn 1/2000, mà cho hỏi là có bao nhiêu người đồng ý với so sánh này đã bị hiếp dâm rồi? Nếu không biết ai là tốt ai là xấu là có thể đánh đồng và quy chụp số đông à ? Thật tiêu chuẩn kép khi các phong trào nữ quyền nói rằng không nên vật hóa phụ nữ, tình dục hóa phụ nữ nhưng họ vẫn xúc phạm, quy chụp đàn ông so sánh họ với con vật.
2 So sánh nhỏ nhen, Cào bằng giới tính : Một hành động khác làm xấu đi hình ảnh nữ giới nói chung và phong trào nữ quyền nói riêng chính là hơn thua so bì với đàn ông trong mọi việc. Họ thích diễn vai 1 nạn nhân đáng thương của bất công xã hội, từ đó đưa ra yêu sách với bên kia đòi hỏi phải được đáp ứng.
Bạn tiktoker này lên video so sánh nam và nữ bạn ấy nêu ra vài luận điểm như sau :
- thật bất công khi đàn ông có thể ngủ với nhiều người mà không gặp định kiến, phụ nữ thì ngược lại. - Nam đòi bình đẳng tiền bạc với nữ giới nhưng nữ lại ko bình đẳng về mặt sinh sản với nam giới. - Phụ nữ lo việc trong nhà thì là bình thường đàn ông lo việc đó thì lại được ca ngợi - Phụ nữ ngoại tình thì không thể chấp nhận, đàn ông ngoại tình thì ... - Phụ nữ sinh con bao đau đớn, nhưng luôn bị slut shaming, bên kia chẳng bị sao, ôi công bằng ở đâu. Các em trai chẳng hiểu gì về bình đẳng đâu.
Tôi cho rằng bạn này đưa ra so sánh rất khập khiễng mà không cân nhắc tới sự khác biệt hiển nhiên của 2 giới tính, dẫn tới sự vô lý như khi ta hỏi "tại sao con cá không thể bay như chim, tại sao con chim xuống nước lại chết đuối". Sau đây tôi sẽ lần lượt đưa ra phản biện với từng lập luận của bạn ấy:
- Đàn ông có nhu cầu tình dục mãnh liệt và chủ động, điều này dẫn tới góc nhìn coi sự trăng hoa như là bản năng của họ. Phụ nữ thì cẩn trọng chọn bạn tình mới là tối ưu vì đặc điểm sinh sản nên hành vi của họ khác. Từ đó xã hội cho rằng phụ nữ thì không nên có hành vi tình dục quá thoáng, còn đàn ông thì bản năng thúc đẩy họ chủ động hơn. - Thời đại mới cho phụ nữ có thêm quyền và nghĩa vụ trong kinh tế, sản xuất, nhưng những thay đổi chỉ tác động tới thế. Còn phương diện sinh sản và tình dục thì hai giới vẫn khác biệt, điều này khiến xã hội có phản ứng khác nhau về vai trò trong lao động và trong sinh sản của từng giới tính. - Theo như quan điểm truyền thống thì nữ lo những việc trong nhà còn nam lo việc lao động chính bên ngoài. Đối với quan điểm này phụ nữ làm việc nhà chỉ là làm đúng vai trò dĩ nhiên của mình, còn một người đàn ông ngoài việc lao động lại còn giúp vợ việc nhà thì tức là anh ấy yêu, quan tâm vợ. Vậy là đáng khen, thế mà cũng cần phải thắc mắc à? - Lại một lần nữa vấn đề này thuộc phạm trù hành vi của nam và nữ đối với nam giới chuyện tình dục và chuyện tình yêu có thể tách biệt, tức anh ta có thể quan hệ mà không buộc phải yêu đối phương nó chỉ là giải tỏa nhu cầu. Đối với phụ nữ thì tình dục và tình yêu thường đi với nhau, thường khi có người thứ 3 thì họ đã gắn kết với nhau về cả tình cảm lẫn tình dục. Kể cả nếu ngoại tình chỉ vì tình dục, thì vai trò của nữ trong hôn nhân còn liên quan tới sinh sản. Điều này dẫn tới quan điểm cho rằng đàn ông ngoại tình có thể chỉ là nhất thời, còn phụ nữ ngoại tình có thể là một cái gắn kết lâu dài với người thứ 3. (đương nhiên mỗi người mỗi khác và ngoại tình là sai nhưng tôi đã cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ này là bắt nguồn từ bản chất chứ cũng chẳng phải là vô lý) - Luận điểm cuối cho thấy bạn kia là người không biết điều, trên đời này ai cũng gặp phải khó khăn đó là một phần cuộc sống. Bạn nghĩ sao nếu tôi nói : "đàn ông phải mang trách nhiệm lao động, cạnh tranh khổ cực thậm chí bỏ mạng. Còn đàn bà đã có thêm quyền lại lấn tới đòi hỏi, ganh ghét, hơn thua. Khi có việc thì vẫn lại đặt áp lực vào đàn ông, ôi công bằng ở đâu, Các em gái chẳng biết điều đâu" Đó là 1 người toxic sẽ nói thế : )), chứ tôi sẽ nói rằng chỉ tập trung vào vấn đề của một giới để diễn vai nạn nhân và ra yêu sách đòi hỏi là ích kỷ, nhỏ nhen. Một người có kiến thức, biết điều thì sẽ thấy rằng trên đời ai cũng có cuộc chiến của mình nếu muốn khó khăn của mình được cảm thông thì ít nhất đừng đi thiên vị mình rồi đi hạ thấp người.
3 Tiêu chuẩn kép, vô trách nhiệm, và ích kỷ: Khi tìm hiểu thông tin cho bài viết này mình đã thức tới 4 giờ sáng để coi content của 1 tiktoker nữ quyền, mình đã vào blog của bạn ấy để xem bạn ấy có sáng kiến cao luận gì. Sau khi đọc nhiều bài viết mình chọn ra những bài nổi bật để tổng hợp và phản biện, tiêu đề các bài viết và link tới blog của tác giả ở ảnh.
Các bạn có thể không cần đọc cũng được vì sau đây mình sẽ tổng hợp lại quan điểm của tác giả và phản biện.
- Ở bài viết "Trách nhiệm đạo đức vô hình của người phụ nữ" tác giả nhắc tới một phóng sự của VTV bàn về các comment quấy rối trên mạng xã hội nhắm vào các cầu thủ nữ của đội tuyển quốc gia sau kỳ SEA Games 32. Người viết cho rằng vtv đã sai khi nhận định "phần lớn lý do gây ra hiện tượng quấy rối trên mạng là do nội dung hở hang, trái thuần phong mỹ tục được lan truyền". Sau đó tác giả có ý kiến như sau:
"Những người phụ nữ đăng video của mình này có thực sự muốn hình ảnh nhạy cảm của mình trên mạng xã hội không? Hay họ đăng chúng vì những yếu tố ngoại cảnh liên tục ảnh hưởng tới họ và thuyết phục họ rằng những hình ảnh này sẽ đem lại lợi nhuận. Vật hóa phụ nữ trong xã hội phụ quyền đã biến cơ thể phụ nữ và ý tưởng về tình dục thành một món hàng hóa có thể quy đổi thành doanh thu, và doanh thu tốt nhất của mạng xã hội là sự chú ý Ta không thể trách họ vì những người đàn ông có tư tưởng vật hóa cơ thể phụ nữ được. Họ không phải là vấn đề. Họ là nạn nhân của vấn đề
Phản biện :
Ngụy biện của tác giả làm tôi phải phá lên cười vì tư tưởng đổ lỗi vô trách nhiệm và cái sự ngông cuồng, tôi công nhận rằng vtv có thiếu xót và nam giới có bị thu hút bởi vẻ ngoài nữ giới. Nhưng tác giả không nhìn nhận trách nhiệm của nữ giới, người ta chú ý đâu có nghĩa là cho họ xem ? họ chú ý nhưng việc có khoe ra hay không là lựa chọn và trách nhiệm của nữ mà? Lại còn đổ do xã hội do ngoại cảnh ôi chắc minh bạn bị ảnh hưởng ấy nhỉ, giờ cứ giết người xong đổ cho ngoại cảnh thì là xong à? Ngụy biện kiểu " tôi làm đĩ vì đàn ông là lũ khát tình, lỗi do xã hội phụ quyền không phải do tôi " Cái ngông cuồng của bài viết này ở chỗ là sai đã rõ ràng nhưng vẫn phải nói là "ồ do xã hội do tư tưởng a b, tao không sai mà xã hội này sai, vấn đề ở xã hội không phải ở nữ giới."
- Ở bài viết " Ngược đời hoa hậu " bài viết này bênh vực cho phát ngôn vạ miệng của Miss World Việt Nam Huỳnh Trần Ý Nhi, tác giả có ý kiến sau đây.
Có bạn nói rằng, Ý Nhi tự đi thi nên phải tự chịu trách nhiệm với việc mình làm. Mình nói rằng, không phải Ý Nhi tự đi thi, chính là (văn hóa) chúng ta bắt cổ đi thi đó. Ta thường nghĩ số phận là do chúng ta quyết, nhưng các nhà xã hội học và nhân loại học từ lâu đã ghi chép đủ tư liệu về việc mọi hành động của chúng ta, từ việc chào hỏi, đi lại, đến việc… đăng ký thi hoa hậu, đều bị chi phối bởi văn hóa. Một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần trong cùng một khu vực và cùng một nền văn hóa thì ta gọi là tập quán, và đến lúc đó thì ta chẳng nghĩ đến nó nữa, như việc gặp người lớn thì phải dạ vâng, vào nhà thì phải cởi giày, và gái đẹp thì phải mơ đến việc làm hoa hậu.
Sau đó tác giả bày tỏ sự không hài lòng với chương trình hoa hậu và tiêu chuẩn về vẻ đẹp.
Chỉ tôn vinh đúng một loại vẻ đẹp của phụ nữ mà đàn ông thích, sản xuất ra một loại văn hóa gia trưởng , dựa hơi công chúng để củng cố trật tự phụ quyền tư bản, chỉ là một vài trong rất nhiều nghịch lý của các cuộc thi hoa hậu.
Phản Biện:
Đây cũng là một ý kiến đổ lỗi như trên nhưng có thêm sự tiêu chuẩn kép, nếu như người đàn ông phất lên mà nói xấu cô gái bên mình lúc gian khó, thì chắc chắn ai cũng sẽ cho rằng anh ta tồi, bội bạc ... Nhưng khi 1 cô gái phất lên rồi có những phát ngôn kém duyên, kiêu ngạo, đần thì tác giả nói đó là (tại đàn ông gia, tại vắn hóa, tại chế độ phụ quyền) : ))) đổ lỗi như thế thì tôi cũng có thể nói là "đàn ông gia trưởng là tại văn hóa nó thế nên không thể trách họ, họ là nạn nhân. Văn hóa phụ quyền phát sinh từ xã hội con người cho nên là cũng không phải tại văn hóa, con người là từ thiên nhiên, tạo hóa mà ra nên lỗi ở ông trời chứ ko phải tại con người" tóm lại là luôn đổ lỗi
- Ở bài viết " Khó hiểu chuyện nam nữ " tác giả so sánh hai giới tính rồi cho rằng
Xã hội hóa hay còn gọi là định kiến xã hội tạo nên đặc điểm giới giới tính, hay nói cách khác tính nam và tính nữ chịu ảnh hưởng bởi định kiến xã hội. Một bé gái thích màu hồng, công chúa không phải là do tự bé thích mà là do "định kiến xã hội". Tóm lại tính nam và tính nữ chỉ là từ tiêu chuẩn xã hội mà ra, nên gạt bỏ nam tính và nữ tính truyền thống đầy định kiến để việc thế nào là nam - nữ là lựa chọn cá nhân.
Phản Biện:
Tôi thấy mình cũng có nhiều điểm khác với tiêu chuẩn chung về nam giới, nhưng không vì thế mà tôi mù quáng bênh vực ý kiến đầy thiếu xót của tác giả. - Nếu tính nam và nữ tạo nên bởi định kiến xã hội thì định kiến xã hội từ đâu mà ra ? định kiến phát sinh từ thông tin con người nhận được, cho nên không có chuyện là tính nam và tính nữ chỉ là sản phẩm của định kiến. Mà đúng hơn phải là nam và nữ thực sự có những đặc điểm như thế rồi mới hình thành định kiến - Giới tính là tự nhiên, định kiến chỉ tác động một phần. Là một trai thẳng theo lẽ tự nhiên từ bé tôi không thích búp bê và tôi thích phim hành động. Bạn nữ hàng xóm thì thích màu hồng, thích công chúa, thích phim barbie và đó là mong muốn tự nhiên chứ không cần định kiến nào ép. Còn về việc nam tính, nữ tính có phải là việc cá nhân và định kiến giới có nên bị phủ nhận hoàn toàn như tác giả nói không. Thì tôi cho rằng chỉ có nhóm nhỏ người khác biệt là họ tôn thờ sự cá nhân, ngược lại người dị tính dù ko hoàn toàn giống như định kiến về giới nhưng họ sẽ gặp ít vấn đề với tiêu chuẩn chung và không cần phải phủ nhận nó hoàn toàn. Tóm lại nhóm không hài lòng với tiêu chuẩn truyền thống chỉ là thiểu số , ta sẽ không phủ nhận hoàn toàn các đặc điểm giới tính chỉ vì một nhóm nhỏ không hài lòng với nó. Tôi cho rằng mục đích bôi xấu quan điểm truyền thống về giới tính của tác giả là để vụ lợi, nếu tiêu chuẩn chung không còn thì nhóm nhỏ khác biệt trong xã hội có thể thoải mái lộng hành mà không quan tâm tới số đông mọi người. Đồng thời họ sẽ nhắm vào đối tượng mang tiêu chuẩn truyền thống bất đồng với họ giống như họ nhắm vào đàn ông. Tóm lại đây là đạo đức giả, lợi dụng chính nghĩa để vụ lợi ích kỷ với ý đồ muốn đặt thiểu số nhỏ lên trên số đông.
- Ở bài viết " Nghe hiểu nữ quyền: Sự phản bội của cơ thể phụ nữ" tác giả cho rằng :
Vẻ đẹp truyền thống như da trắng, mịn màng, thon thả là cách xã hội gia trưởng nhìn nhận cơ thể phụ nữ và nó ảnh hưởng tới danh tính và tự do cá nhân của phụ nữ. Điều này tạo ra áp lực cho phụ nữ phải tuân theo các chuẩn mực giới tính, cần hiểu và phản kháng lại những định kiến này.
Phản biện
Một lần nữa gia trưởng lại bị đem ra tế Tiêu chuẩn chung về cái đẹp phát sinh từ việc là người ta thấy những đặc điểm ngoại hình ở nữ mà người nam thích và coi đó làm tiêu chuẩn. Nữ giới cũng hưởng ứng tiêu chuẩn này vì họ muốn có sự xinh đẹp và tình cảm của đàn ông. Cho nên tiêu chuẩn chung về cái đẹp cũng chẳng tệ đến thế, hội woke hay nói tới " vẻ đẹp không định kiến tức là không nhất thiết phải tuân theo tiêu chuẩn thông thường. Chắc là đen cũng được, béo cũng được, mụn, tàn nhang cũng được và không cải thiện bản thân cũng được. Rồi sau đó nhân danh chống lại gia trưởng, phụ quyền, định kiến để cổ vũ cho kiểu ngoại hình này. " Bản thân tôi cũng không được như tiêu chuẩn chung về phẩm chất và ngoại hình của nam giới, tôi thấy đó là thiếu xót và muốn cải thiện bản thân. Còn người nào theo tiêu chuẩn vẻ đẹp của woke thì thật sướng họ chỉ cần kêu là "ôi cái bọn dáng thon gọn, da mịn, trắng kia là vẻ đẹp định kiến áp đặt. Còn ta là phụ nữ cấp tiến thì phải béo và đen để chống lại bọn gia trưởng, phụ quyền" Ở đây tác giả cũng có ý đồ khi tuyên truyền kiểu vẻ đẹp mới này nhân danh "chính nghĩa", có thật sự vì điều tốt hay là do không đạt được tiêu chuẩn vẻ đẹp thông thường nên thôi ta đạp đổ? ta không đẹp như người nhưng thay vì cố gắng ta sẽ tuyên truyền đổ tại do đàn ông, do gia trưởng để ngoại hình của ta được chấp nhận ?
Đọc xong những bài viết này tôi nghĩ tác giả ích kỷ ở chỗ mạo danh những điều tốt đẹp, nhưng sau đó là ý đồ tinh vi muốn đặt tiêu chuẩn của một nhóm nhỏ lên trên tiêu chuẩn chung. Liệu số người đồng tính khác biệt với các tiêu chuẩn chung có chiếm nổi 15% dân số không, mà ra yêu sách đòi hỏi dữ vậy ?
Khi cứ có vấn đề gì ở nữ giới thì tác giả sẽ đổ tại xã hội, tại gia trưởng, tại đàn ông, tóm lại là không chịu nhận trách nhiệm nhưng mồm vẫn đòi quyền bình đẳng. Chắc là muốn có thêm quyền lợi nhưng nói không với nghĩa vụ, đúng là tiêu chuẩn kép.
4 Xuyên tạc và bôi đen các giá trị truyền thống
Ở tổng hợp cuối cùng này tôi trích dẫn những post của 1 tài khoản tiktok tên là The Rabbit người đã đăng những bức ảnh trên, tác giả của những cuốn sách trong ảnh là các nhà hoạt động nữ quyền như "Betty Friedan, Simone de Beauvoir". Tóm lại thì quan điểm được đưa ra là như sau
- Hôn nhân là sản phẩm của đàn ông nghĩ ra để nô dịch phụ nữ, phụ nữ trong hôn nhân rất khổ. Việc nhà rất tẻ nhạt người ta áp đặt phụ nữ phải tần tảo việc nhà , hy sinh, phục vụ chồng không nên có ước mơ khác. Những ông chồng hưởng lợi trong khi phụ nữ chịu những áp lực ghê gớm, hãy biết giá trị của mình đừng để bị đàn ông lợi dụng. - Phụ nữ phải chịu trách nhiệm chăm con trong khi cũng phải đi làm, phải ở nhà chăm con không được trả lương là một bất bình đẳng ghê gớm. Xã hội đặt lên phụ nữ những áp lực ghê gớm phải kiếm tiền, nội trợ , xinh đẹp, phục tùng đàn ông. Nhưng không được hưởng thụ hay sống thật với mình - Con cái là cách xã hội lợi dụng để bóc lột kìm hãm phụ nữ, khuyến khích hoặc ép buộc phụ nữ sinh con khiến phụ nữ phải sống phụ thuộc vào nam giới. Hôn nhân là một cái bẫy những cô gái trẻ, khi đã mắc vào thì không thể thoát ra. - Đàn ông ca ngợi việc nội trợ là để bóc lột sức lao động của phụ nữ họ làm nội trợ không có tiền lương phụ thuộc vào chồng và bị thao túng như những con mèo ngu si. Nhiều cô gái trẻ ảo tưởng rằng chỉ cần nữ tính và cưới một người chồng sẵn sàng nuôi mình thì sẽ sung sướng cả đời mà không cần làm việc
Nhìn chung thì những luận điểm này mắc phải những vấn đề tương tự như " nhắm vào đàn ông, chỉ tập trung vào một khía cạnh, đóng vai nạn nhân" đều là những cái tôi đã nói ở trên. Nhưng điểm mới chính là những yếu tố xuyên tạc, bôi nhọ được thêm vào, sau đây tôi sẽ đưa ra quan điểm với từng ý kiến của bạn kia.
Phản biện
Trước tiên hãy cùng định nghĩa hôn nhân, theo như quan điểm thông thường thì hôn nhân là thỏa thuận của hai người. nhưng nếu nhắc tới hôn nhân ngày xưa thì hôn nhân là thỏa thuận giữa hai gia đình, thường không dựa trên tình yêu mà dựa trên sự sắp đặt. Nam và nữ thường không được tìm hiểu đối phương và không được biết nhau cho đến khi kết hôn. Nam và nữ phải tuân theo quan niệm xã hội về trách nhiệm và vai trò của họ trong hôn nhân. - Chúng ta thấy là khái niệm thông thường về hôn nhân khác xa so với sự xuyên tạc ở trên. Phụ nữ gặp khó khăn trong việc nhà kêu nó là tẻ nhạt, áp đặt, kìm hãm giấc mơ thì thực ra đàn ông ngày xưa còn phải lao động vừa tẻ nhạt vừa vất vả và cái trách nhiệm nuôi sống gia đình cũng kìm hãm anh ta khỏi những điều muốn làm. Khi lập gia đình thì nữ hay nam đều phải gác lại những mong muốn cá nhân không có ai là được ngồi chơi, tóm lại dù là nam hay nữ thì hãy biết điều ai cũng có khó khăn. - Theo truyền thống thì trong việc nuôi con, phụ nữ thường lo việc chăm sóc còn đàn ông lo việc lao động chứ không chỉ có mỗi phụ nữ phải làm. Đòi hỏi chăm con phải được trả lương là cái đòi hỏi rất ngông cuồng, con mình đẻ ra thì mình phải chăm sóc nó chứ có chăm con hộ ai không mà đòi được trả lương ? - Hôn nhân là khái niệm phát sinh từ xã hội con người trong hôn nhân ai cũng có những gánh nặng, ai cũng có trách nhiệm và ai cũng bị ảnh hưởng bởi xã hội nên đừng đóng vai nạn nhân ở đây. Sinh sản là bản năng tự nhiên của con người không phải đến từ một phía, phụ nữ và đàn ông đều có bản năn và mong muốn này. Phụ thuộc hay không là do đặc tính sinh sản hai giới khác nhau, nếu cảm thấy không thích giới tính hay không thích cách sinh sản của mình hãy thử ngẩng đầu lên mà trách móc trời xanh trách móc tạo hóa, chắc là sẽ được lắng nghe đấy. Đến cả tình mẫu tử cũng bị đem ra để bôi nhọ và xuyên tạc thì chịu rồi - Ngày xưa phụ nữ có giá trị thấp hơn trong lao động nên họ có vai trò nội trợ, ca ngợi người nội trợ tức là ghi nhận họ dù sức yếu nhưng vẫn có đóng góp. Nếu cảm thấy làm nội trợ là bị bóc lột sức lực ghê gớm lắm thì thử làm những việc nặng nhọc của nam giới đi rồi biết, cũng đừng nghĩ rằng phụ nữ có giá trị ngang với đàn ông trong lao động. Phụ nữ ngày xưa ko được coi trọng trong lao động do ngày đó toàn công việc nặng nhọc, không ai muốn thuê nữ giới làm cũng như không muốn trả lương ngang hàng vì hiệu quá kém hơn. (đây là tôi nói ngày xưa thôi nhé đừng có bắt bẻ)
Hậu Quả
Sau khi xem xét những ý kiến trên, tôi sẽ liệt kê ra hậu quả của việc đòi bình đẳng bằng những biện pháp tiêu cực, độc hại hay nói thẳng là ngu.
- Nhắm vào một đối tượng để xúc phạm, bôi nhọ không phải là cách bền vững. Như thế thì mỗi lần có một đồng minh thì lại tạo thêm một kẻ thù, có cố nữa cũng chỉ phí phạm công sức để rồi thất bại.
- Việc không nhận trách nhiệm rồi đổi lỗi ra bên ngoài thì cũng chỉ để kêu ca cho sướng mồm và tụ tập những người thích than vãn lại với nhau. Than thở xong rồi đâu lại vào đấy ai về nhà nấy, chỉ tự làm xấu đi hình ảnh mình chứ không ích gì cho bình đẳng giới.
- Việc nói không với nghĩa vụ nhưng đòi quyền lợi, hơn thua nhỏ mọn từng tí một và tiêu chuẩn kép cũng chỉ khiến người ta thấy rằng có được quyền lợi rồi thì bọn này càng quá đáng hơn. Nếu vẫn giữ phẩm chất kém như thế thì không có tư cách gì mà đòi quyền bình đẳng đâu, có lẽ là nên quay lại rửa bát sẽ hợp hơn. Chẳng có ai vô trách nhiệm, ghen ăn tức ở, ngu mà xứng đang với quyền bình đẳng. (đây là tôi nói một bộ phận người thôi nhé, ai trong sạch thì sẽ không thấy tự thẹn với lòng)
- Cuối cùng thì khi bạn đấu tranh bằng cách toxic và gây ác cảm, hậu quả là khi một cô gái tâm sự về những bất công thực sự có. Thì thay vì được giúp đỡ cảm thông, cô gái kia lại bị hoài nghi thậm chí bị cho rằng là đang nước mắt cá sấu.
Kết Luận
Sau cùng thì mình kết luận rằng nguyên nhân của các tiêu cực nêu trên là có một bộ phận nữ giới muốn thay đổi các khái niệm truyền thống về "vẻ đẹp, giới tính, hôn nhân, gia đình, nuôi con, sinh con...", vì trong bản chất họ thấy bất mãn do không đáp ứng được hoặc không hài lòng với vai trò của mình. Nhưng họ lại không muốn chấp nhận rằng vấn đề nằm ở giới tính không thể thay đổi nên họ tuyên truyền để cho tiêu chuẩn mình lên trên số đông, họ đổ mọi thứ lên " phụ quyền, đàn ông, xì trây, xã hội ... ". Trong con đường đấu tranh đòi quyền lợi họ đã chọn những cách xấu xí như "đặt bản thân lên trên tất cả, coi đàn ông như kẻ thù, xúc phạm nhắm vào nam giới, cào bằng giới tính, tiêu chuẩn kép xuyên tạc,... ". Những cụm từ như "nữ quyền cực đoan, nữ tính độc hại, nữ quyền thượng đẳng" là xứng đáng với nhóm này.
Bản thân tôi vẫn còn điều để nói về chủ đề này nhưng bài đã dài, cuối cùng tôi muốn nói rằng. Tôi thực chất vẫn đồng ý với phong trào nữ quyền ở một số khía cạnh, nhưng chính sự toxic của phong trào đã khiến tôi phải quay xe để nói lên sự thật. Tôi hi vọng tất cả mọi người nên cảnh giác với những kiểu đấu tranh, tuyên truyền độc hại này dù bạn là nam hay nữ. Lý do khiến phong trào này có thể thoải mái lộng hành là vì nó lợi dụng những người yếu thế để lên tiếng, rồi mạo danh những cái chính nghĩa để thao túng. Người ta chưa phản kháng sự toxic này là do nó tinh vi đánh lừa khiến họ đồng cảm với những kẻ yếu, bằng lòng trước chính nghĩa mõm. Thủ đoạn tinh vi như vậy nhưng đừng hòng lừa gạt che mắt được tất cả, mọi người hay cảnh giác và coi những cách đấu tranh tuyên truyền độc hại này như một con sói đội lốt cừu.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất