Tại sao nên đọc bài này?

- Có thêm góc nhìn về blockchain. Blockchain là tương lai hay chỉ là lùa gà? - Có lý do để hold 🤣
Mình biết tới Bitcoin từ 2010, lúc đó mình chỉ nghĩ nó chỉ là một loại tiền giống như Vcoin của VTC hay là Xu của VNG thôi, còn đào coin gì á hả? WTF, thế *éo nào mà từ không khí mà đào ra được coin có giá trị được. Mãi cho tới 2017 thì mình bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn, đầu tư vào đó nhiều hơn và mất sạch. Không từ bỏ, mình vẫn đầu tư vào blockchain từ đó tới giờ. Tuy nhiên, đối với mình, blockchain chỉ là một kênh để đầu tư phù hợp với mình vì:
- Ít tiền vẫn vào được - Tiền ít nhưng khả năng lợi nhuận cực kì cao - Biết chút công nghệ thì có lợi thế cạnh tranh với những trader/hodler khác
Đó hồi đó mình chỉ nghĩ vậy, nên đọc thấy tech gì hay, road map gì ổn, ông nào lùa thì vui vẻ chui vô chuồng thôi. Có thắng, có thua, nhưng cơ bản là hòa vốn, cho tới khi mình nghe một người anh nói về blockchain và tại sao nó là tương lai...

Tại sao loài người lại phát triển vượt bậc hơn so với các loài động vật khác?

Nếu tìm hiểu về mảng này, đặc biệt trong quyến “Lược sử loài người - Sapiens” của Yuvai Noal Harari thì có rất nhiều các giả thuyết khác nhau - Loài người biết sử dụng ngôn ngữ - Loài người biết xây dựng ra câu chuyện - Loài người có tổ chức xã hội cao cấp hơn - Loài người biết một thứ là... ngày mai...v...v - Ngẫu nhiên có tất cả các thứ trên
Tuy nhiên có một point mà mình muốn lấy ra phân tích đó là “Loài người có tổ chức xã hội cao cấp và vượt bậc hơn”. Làm sao hai cá thể trong một bầy có thể cộng tác với nhau để cùng đi săn? Làm sao các cá thể ở hai bầy khác nhau có thể tin tưởng và hợp tác với nhau?...
Giống loài đó có tiếng nói riêng, và bắt đầu nghĩ ra những câu chuyện để kể cho nhau, câu chuyện để gắn kết giữa hai cá thể, câu chuyện để hai cá thể khác bầy có thể tin tưởng lần nhau,...
Drama công sở là gắn kết 2 người lại cùng làm chung tại văn phòng cũng là một hình thái câu chuyện như vậy.
Mình theo chủ nghĩa vô thần, nên mình không biết là Chúa có thật hay không, nhưng chắc chắn nó là một câu chuyện vĩ đại. Bắt đầu từ năm 0 (Năm công nguyên - chúa sinh ra đời) tới giờ là 2022, mọi người vẫn tin vào chúa, vẫn tin vào những câu chuyện đó. Vậy câu chuyện thì liên quan gì ở đây?
Nó là một hình thái để con người hướng về điều tốt đẹp. Nếu tôi sống tốt, khi tôi chết tôi sẽ được lên thiên đàng. Nếu tôi làm điều tốt, tôi sẽ có kiếp sau tốt hơn. Nghe rất quen đúng không, phật giáo đó. Nhờ con người có những niềm tin như vậy, nên họ sẽ luôn muốn làm điều tốt, và đây là layer cơ bản nhất để hai người tin tưởng nhau, và hợp tác với nhau.
Nếu tôi làm điều tốt, đúng đắn, chắc chắn sau này tôi sẽ nhận được những thứ tốt đẹp hơn.
Tôi hợp tác với anh, tôi tin tôi sẽ làm điều tốt, và anh cũng vậy, vì nếu anh không vậy thì sau này chắc chắn anh sẽ không được lên thiên đàng, hoặc là, kiếp sau của anh chắc sẽ không vui vẻ gì.
Đó gọi là “Thần Quyền
Dĩ nhiên, sẽ vẫn có những người không cần care tới những thứ “đạo đức” như vậy, nhưng về tổng thể, hầu hết loài người đều như vậy.
Vậy những người không care tới “Thần Quyền” thì tại sao họ vẫn hợp tác với nhau, vẫn cùng nhau làm một thứ gì đó. Câu trả lời là “Pháp Quyền”.
Nếu tôi làm sai, thì tôi sẽ bị chừng phạt. Và bạn cũng vậy
Cái này thì bắt đầu từ thời “Chiếm Hữu Nô lệ”, đứa nào làm sai thì... vạch diss ra bố phệt cho vài cái. Có làm thì mới có ăn, không làm thì ăn roi nhé 🙂. Tôi khi đã hợp tác với bạn thì tôi tin bạn và tôi đều sẽ làm điều tốt, hoặc ít nhất không quá tệ vì: Tôi tin là nếu tôi làm điều xấu, tôi sẽ bị kiện, sẽ phải ngồi tù, và bạn cũng vậy, bạn làm điều xấu thì tôi kiện bạn
Vậy là bây giờ, chúng ta đang sống trong 2 layer cơ bản nhất để có thể tin tưởng lẫn nhau:
Thần quyền - đứa nào không hợp tác đứa đó kiếp sau làm chó Pháp quyền - đứa nào chơi xấu thì ăn roi

Vậy thì liên quan gì tới blockchain?

Blockchain đưa tới một tiềm năng về một layer niềm tin mới cho xã hội loài người. Thay vì thần quyền, pháp quyền, giờ đây con người có thể tin vào “Code quyền”, những dòng code khiến cho mọi cá thể có thể cộng tác công bằng, minh bạch (transparent) với nhau, mà không cần tin vào một bên nào khác nữa (Trustless)
Bitcoin whitepaper - Satoshi Nakamoto
Cụ thể vấn đề là gì mà phải có layer mới này?
Our natural inclination is to place trust in a higher, more powerful overseeing party.
Với pháp quyền, nó khiến con người luôn tin vào sẽ có một tổ chức cấp cao hơn, quyền lực hơn, bảo vệ bạn
Bạn vào quán cafe order một ly coffee nhưng bé phục vụ lại mang ra ly trà sữa chân châu full topping? - Bạn complain với nhân viên. Nếu bạn nhân viên đó không nghe bạn, cười nhẹ nói rằng “thôi anh uống tạm đi em lỡ làm rồi!” - Bạn vẫn muốn ly coffee đen đá không đường vì nay đi với em gái mới quen! Bạn ra nói chuyện với quản lý. Nếu bạn quản lý có vẻ mặt không mặn mà lắm nói rằng “Quán hết nước pha coffee rồi anh ạ, thôi anh uống trà sữa đi, em thấy cũng ngon mà” - D*MM, bố muốn ly coffee đen đá không đường, không phải là ly tà tưa full topping. OK? Để tao gọi quản lý thị trường ra dẹp mọe cái quán này. Gọi điện lên bác quản lý thị trường: “Thôi chú ạ anh đang bận lắm, phải giải quyết bao nhiêu thứ to tát hơn, case của chú nhỏ quá, thôi qua quán khác uống em nhé!”
Vấn đề của pháp quyền là vậy, bạn sẽ luôn tin vào sẽ có một nấc thang cao hơn giải quyết những thứ mà người khác làm không đúng? Nhưng lâu lâu họ vẫn không giải quyết hết được đúng không?
Blockchain đưa ra một layer để thay thế những nấc thang như vậy. Hai bên có tạo ra một thỏa thuận (Contract) mà thực thi trên blockchain một cách tự động, hoàn toàn theo những gì đã lập trình từ trước (Smart). Và vì nó được xây dựng trên hệ thống decentralized, nghĩa là nó sẽ được tất cả mọi người tham gia network xác thực, bảo vệ, và xây dựng chứ quyền lực sẽ không bị tập trung vào một cá nhân hay tổ chức nào nữa.
Mình lấy ví dụ một use case dễ thấy nhất là ngân hàng. Biz model cơ bản của ngân hàng là: - Bên A có tiền, muốn kiếm thêm một xíu. A gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng sẽ trả thêm hàng tháng cho A vì gửi tiền cho ngân hàng, giả dụ là 7%/năm - Vậy ngân hàng lấy tiền ở đâu trả cho A? Ngân hàng sẽ cho bên B vay với lãi xuất 12%/năm, vậy là trong 12% đó, ngân hàng lấy 7% trả cho A, giữ lại 5% cho mình - Tuy nhiên, lỡ B vay xong không trả thì sao? Ngân hàng cần B thế chấp một loại tài sản gì đó, ví dụ là mảnh đất. Ngân hàng định giá mảnh đất là 10 tỷ, thì để đảm bảo rủi ro, ngân hàng chỉ cho B vay tối đa 7 tỷ thôi (70%). Và B phải cắm sổ đỏ cho Ngân hàng, méo trả thì bố lấy luôn mảnh đất 😇
Ok cùng phân tích thêm ở đây nhé, 7% và 12%, ngân hàng lấy ở đâu ra? Đầu tiên nó phải phù hợp với pháp luật (pháp quyền), ví dụ là lãi xuất tiền gửi sàn là 6%, và lãi xuất vay tối đa là 15%. Sau đó tùy theo nhu cầu và tình hình thị trường mà ngân hàng tính ra được con số tối ưu cho họ. Với mô hình như vậy, việc lãi xuất được quyết định bởi hai nhân tố centralized là: - Nhà nước - Ngân hàng
Một case tiếp theo nữa là, ai định giá mảnh đất của B đang nắm giữ là 10 tỷ? A không định giá, B không định giá, Nhà nước lại càng không, vậy là ông Ngân hàng! Ngân hàng dựa vào thị trường mà định giá mảnh đất đó. Tuy nhiên kết quả định giá cuối cùng vẫn là do ngân hàng quyết định, có thể thị trường là 11 tỷ đó, nhưng góc nhìn của tao thì tao thấy chỉ dc 10 tỷ thôi - ngân hàng said.
Bằng ví dụ trên, bạn sẽ thấy A, và B sẽ phải hoạt động theo quyền lực của hai nhân tố centralized là Nhà nước và Ngân hàng. Nếu họ đưa ra một con số gì đó không công bằng thì chắc chắn user là người chịu thiệt. Đương nhiên là 2 thực thể đó luôn muốn đưa ra một con số make sense, vì đó là cách để tạo ra giá trị một cách bền vững nhất, nhưng mà ... who knows? Lỡ chiến tranh xảy ra, xung đột, cấm vận kinh tế thì sao, con số đó chắc chắn sẽ biến động. Hay đơn giản là năng lực của nhà nước đó quá yếu kém, dẫn tới tình trạng như vậy.
Cùng xem, đưa biz model của Banking lên blockchain khác biệt thế nào nhé
- A có một đồng token ETH (Etherium) - các bạn tưởng tượng nó là một đơn vị tiền tệ là được. Gửi vào một Banking Smart Contract - Smart contract sẽ giữ đồng ETH trong ví của mìnhB muốn vay ETH, và B đang hold vài BTC (Bitcoin) trong ví của mình. B sẽ nói với Smart Contract rằng “Tao có vài đồng BTC thế chấp nè, m cho tao vay ít ETH để dùng với”. - Vậy là Smart Contract sẽ nhận BTC từ B, định giá nó vào khoảng 10 000$, vậy là smart contract có thể cho Bob vay tối đa 7000$ (70%) từ những người đã bỏ tiền vào Smart Contract (Trong đó có A) Lãi xuất của việc gửi và cho vay sẽ tùy vào tình hình nhu cầu và số tiền giữa bên gửi và bên cho vay.
Khác biệt ở đây là gì?
Nó hoàn toàn tự động: - Với mô hình ngân hàng truyền thống. bạn phải xách mông tới ngân hàng, điền form, tốn khoảng 30p-1h để ký cái chữ kí của chính bản thân mình đã kí khi tạo tài khoản ngân hàng. Chờ ngân hàng xử lý, đếm tiền, chấp nhận gửi tiền, trả lại cho bạn cái số tiết kiệm. - B thì còn cực hơn, cầm đống giấy tờ tài sản, ngồi chờ ngân hàng định giá, đưa lãi xuất tham khảo,...bla bla. Sau đó mới giải ngân
Thứ quyết định là thị trường: - Định giá tài sản của B là bao nhiêu? Lãi xuất tiền gửi và cho vay là bao nhiêu? Tất cả đều công khai và do thị trường quyết định. Không có một bên nào có quyền lực tập trung ở đây cả, không có luật trên quyết xuống lãi xuất tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu cả. - Ngay cả có thay đổi một số thuật toán liên quan tới lãi xuất, tiền gửi,... thì tất cả cũng đều phải thông qua một cuộc bỏ phiếu công khai, do những người nắm cổ phần trong Smart Contract đó quyết định. Nghe giống một kiểu xã hội tự do, dân chủ ha :))
Đó, bằng những dòng code, Blockchain và Smart contract đã thay thế các layer trust và quyền lực tập trung bằng một thứ gì đó chắc chắn hơn (Do code quyết định - và code thì không chạy sai), và cũng mềm dẻo hơn (Do thị trường, người dùng quyết định).

Blockchain là tương lai?

Mình không chắc, nếu biết thì mình đã ngồi ở dubai ăn bò dát vàng lâu rồi, không còn ngồi đây gõ những dòng suy nghĩ này nữa. Nhưng mình tin nó sẽ là tương lai vì: - Nó tạo ra thêm một layer niềm tin mà không cần tin (Trustless) - Bằng layer mới này, nó có thể thay thế một số nấc thang về niềm tin khá công kềnh trước đây
Và với tốc độ phát triển và tính ứng dụng của nó, mình tin một ngay blockchain sẽ có mặt ở mọi nơi, giống như Internet, hay điện có mặt trong cuộc sống mọi người bây giờ

Khi nào thì tương lai đó thành hiện thực?

Thần quyền phải mất hàng thế kỉ, thậm chí hơn (năm 0 được lấy mốc là năm Chúa ra đời, vậy là câu chuyện về Chúa cũng phải tồn tại ít nhất là vài thế kỉ trước đó trước khi nó lan rộng ra toàn thế giới và trở thành tiêu chuẩn).
Pháp quyền cũng phải mất hàng thế kỉ - Chế độ chiếm hưu nô lệ có từ 3000 năm trước công nguyên
Vậy “Code quyền” thì mất bao lâu?

Tốc độ phát triển của công nghệ

20 năm trước, điện lúc có lúc không, nhiều chỗ còn chả có điện. Bây giờ, bình thường như cân đường hộp sữa.
15 năm trước, máy tính không có mạng Internet là một chuyện bình thường. Bây giờ, nhà nào không có wifi là chuyện bất thường.
10 năm trước, chỉ có sành điệu, có tiền thì mới dùng Smart phone. Bây giờ, ông mình hơn 9x tuổi vẫn dùng iPhone, iPad phà phà. Ra đường thì 99% là Smart phone.
Với tốc độ phát triển super thần kì của công nghệ, blockchain sẽ sớm mạnh mẽ hơn, giải quyết được nhiều use cases hơn. Khi nào Apple ngừng ra chip mới mạnh hơn thì lúc đó mới bắt đầu nên lo lắng.

Network effect

Network effect hiểu đơn giản là, khi một người tham gia vào network, sẽ tạo ra giá trị bằng tổng số kết nối của người đó với tất cả những người còn lại. Ví dụ bạn viết một bài blog mặn mòi (như bài này) đăng lên mạng, nghĩa là bạn tạo ra được giá trị cho hàng tỉ người trên internet.
Do đó, càng có nhiều người tham gia, giá trị của mạng lười đó càng tăng và do value càng tăng, nó lại thu hút thêm nhiều user hơn nữa.Internet là một use-cases siêu kinh điển cho Network effect
Bây giờ cùng so sánh giữa Internet và Blockchain xem nhé
What ?!?! Chúng ta đang sống ở những năm 1998 đới với Internet. Năm 1998 mình mới được 2 tuổi, không biết lúc đó có biết nói không chưa nữa.

Blockchain mở ra một thế giới phẳng hơn, borderless

Với blockchain, nó mở ra cơ hội có thể dùng một vài đơn vị tiền tệ ở bất kì mọi nơi trên thế giới, với chi phí thấp hơn rất nhiều. Không phải qua nhiều lớp như Ngân hàng, Visa, quy định của đất nước hiện tại. Khi mà internet đã là một điều gì đó rất bình thường, thì khoảng cách trên trái đất có vẻ mờ đi rất nhiều.
Bằng những lý do trên, mình tin là vào khoảng 20-50 năm nữa thì nó sẽ trở thành thứ gì đó rất-là-bình-thường
Bài này là sharing về niềm tin của mình và lý do tại sao lại có niềm tin vào blockchain. Giống như tôn giáo, nó không có đúng hay sai, chỉ là bản thân có niềm tin vào điều đó hay không.
Do đó, mình rất muốn nghe góc nhìn của mọi người về blockchain, về những điều trên. Hoặc bạn tin blockchain chỉ là lùa gà, thì tại sao?
Bài gốc: