Trong một buổi phỏng vấn nhỏ của một thầy chữa trị tâm lý cho một vị khách làm nhân viên văn phòng. Vị thầy có hỏi là:
-Nếu có một điều ước thì chị sẽ ước gì
-Tôi ước có thể đánh máy nhanh hơn, giỏi hơn.
-Ước đánh máy nhanh hơn, giỏi hơn để làm cái gì
_Để có thể kiếm được nhiều tiền hơn
-Nhiều tiền hơn để làm gì
-Nhiều tiền hơn để có thể đóng tiền nhà, tiền điện, tiền sinh hoạt, ( đại ý là có một cuộc sống dễ chịu hơn)
-Thế mọi thứ tiện nghi dễ sống hơn để làm cái gì
-Để mọi người trong nhà không phải cãi nhau nữa, để mình hạnh phúc hơn
-Thế thì tại sao lại không ước được hạnh phúc ngay từ đầu
--------
Mình nghĩ là ai trong chúng ta cũng sẽ có một hình dung về hạnh phúc trong đầu ấy, và mình sẽ vẽ cái con đường đi đến hạnh phúc ấy theo suy nghĩ của mình. Như mẹ mình, mẹ mình cho rằng có một người chồng chiều chuộng yêu thương mình, lương tiêu xài thoải mái không phải lo nghĩ đến nay ăn gì, mai có đủ tiền đóng tiền học cho con, tiền điện tiền nước hay không, đấy, đời con gái thế là hạnh phúc rồi. Nhưng mà khi mình hình dung chuyện đó trong đầu, mình chẳng thấy đó là hạnh phúc. Hạnh phúc của mình trông nó khác cơ. Và mình sẽ lại vẽ lên cái con đường đi đến hạnh phúc theo kiểu định nghĩa của mình. Và sau khi nghe câu chuyện kia thì mình chợt nghĩ: Ơ, con đường của mẹ cũng có thể hạnh phúc mà, mình đã thử đâu mà mình biết. Mình mới chỉ hình dung được mỗi là: À, hạnh phúc của tôi là thế đấy, tôi phải đi theo con đường đó mới hạnh phúc cơ. Mình gần như mặc định phải đi theo con đường đó mình mới hạnh phúc. mình không muốn nghĩ là biết đâu đi theo cái con đường kia mĩnh cũng hạnh phúc thì sao, hạnh phúc theo một cách nào đó.
Bản thân mình ở hiện tại vẫn có một khẩu hiệu là phải theo đuổi ước mơ đến cùng, cố gắng đến cùng. Mình cũng chưa đến mức “ tỉnh thức” để có thể buông bỏ hết chấp niệm của mình. Mong rằng trong tương lai, mình học cách chấp nhận nhiều hơn, buông bỏ để đón nhận nhưng thứ mới dễ dàng hơn.
-------
Quay lại cái câu chuyện cuộc sống hàng ngày
Thỉnh thoảng mình sẽ có những đợt “ bất động”. Một cách vô thức ấy. kiểu là sau một chuỗi ngày làm việc hay học tập liên tục, hoặc là trong một cái mối quan hệ nào đấy liên tục. Tự dưng não mình nó “khựng” một cái, mình nghĩ thôi nhớ, mình cảm giác có cái gì đó sai sai, cái gì đấy nó không đúng lấm thì phải. Đến khi sự “ bất động” xuất hiện, nó như một điểm mốc để mình nhìn lại chuỗi thời gian qua mình đang làm việc, mình phấn đấu , mình chiến đấu vì cái gì.
Có một số lúc khi nhìn lại thì mình thấy mình mỉm cười tươi hơn, à thì đấy là cái lúc mình biết là mình đang đi đúng hướng rồi đấy, tiếp tục lên Chi ơi. Và sẽ có những giai đoạn mà những điều xung quanh cuộc sống tác động đến mình một cách tiêu cực mà mình không có nhận ra. Các bạn có nhớ cái câu chuyện con ếch trong nồi nước sôi không. Đó, mình bị tác động xấu từ từ ấy, mình không nhận ra được đâu, thì cái sự “ bất động” ấy là lúc mình bửng tỉnh “ thôi chết rồi Chi ơi, thời gian qua mày đang làm cái gì vậy”, bình thường thì mình cảm thấy mình sẽ dễ bị môi trường xung quanh tác động ảnh hưởng nhiều đến tính cách hay thói quen phản ứng của mình với mọi người hơn là đi sai trong công việc nhớ. Kiểu trong công việc ấy, mình sẽ hoạch định sẵn mình cần phải làm cái gì rồi và cứ thế build build nó lên theo từng ngày thôi nên rất ít khi bị mông lung không biết làm gì trong công việc. Còn tính cách ấy, nó ngẫu nhiên lắm, kiểu như cứ lâu lâu mình lại gặp gỡ với ai đó., Nếu mình nói chuyện hợp với họ xong nói chuyện nhiều thì mình sẽ vô thức tiếp nhận cả suy nghĩ của người ta, cứ lâu dần lâu dần thì cái việc tiếp thu đấy như là bị đầy bộ nhớ, thì mình cần phải lọc bớt thông tin ra, mình phải nhìn lại những cái cốt lõi của mình vốn là như này như này, nhìn lại những cái nền móng mà mình đã xây dựng cho mình trước đấy là như thế nào. Những thông tin mới nào hợp với cái nền móng cũ của mình thì mình mới ghép nó vào tiếp cái nền cũ ấy, chứ không được lấy hết tất cả mọi thông tin đâu. Nếu mà như thế thì kiểu gì sau một thời gian mình sẽ thấy mình không còn là cái con người mà mình mong muốn xây dựng lên trước đó nữa. Nhưng mà mình vẫn ủng hộ mọi người tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt nha, đấy. tuy nhiên lâu lâu mình phải ngồi lôi hết những cái mớ kiến thức ấy ra để hệ thống lại, cho chúng nó một cái khung để logic chúng lại với nhau, phản biện lẫn nhau và chắt lọc cái này cần bỏ, cái này giữ được thì lúc đấy mới thực sự là à con người mình vẫn thế, bản chất nó vẫn vậy, nhưng đang được nâng cấp hơn thôi, nó được mở rộng ra.
Mình thì chưa lớn đủ để trải nghiệm hết cuộc sống ngoài kia, song đôi khi sau một thời gian dài mình đâm đầu vào một điều gì đó, có thể là một kế hoạch đang dở dang mình ước mơ từ trước, một câu chuyện tình cảm,… hay bất cứ thứ gì. Mà mình không thấy mình hạnh phúc theo thời gian. Mình sẽ có một câu hỏi “ ủa, tại sao mình lại không thấy vui nhỉ/ hay mình không thấy thỏa mãn khi làm được cái này nhỉ/ tại sao mình lại phải điên cuồng chứng mình điều này nhỉ? Chẳng nhẽ mình không đủ tự tin mình có thể bình yên đi đường dài với nó à?” Ừ lúc đó là mình đang sợ, mình vẫn tự tin kể với mọi người rằng những cái mình làm vì đó là điều mình muốn làm, nhưng không nha. Cói đôi lúc nhìn sâu vào gốc rễ thì mình nhận ra là mình làm một số điều này điều kia vì mình đang sợ, mình sợ những cột mốc tiêu chuẩn ngoài xã hội, à thì 25 phải có cái này, 30 phải có cái kia, hay là sợ mình không thể hiện đủ “ năng lực” với 1 ai đó hay một tổ chức nào đó: như là sếp, hay là người mình đang có tình cảm. Hay là sợ mọi người xung quanh không nhận thấy giá trị của mình đóng góp, họ sẽ quên mình. Khi cái sự nghiệm ra đấy của mình xuất hiện thì mình biết mình đang bị lệch sóng, mình không còn giữ được cái thái độ ban đầu khi bước vào cuộc chơi này như khi mình ở điểm xuất phát nữa.
Mình nghĩ là ai trong mình cũng có một nỗi ám ảnh, có thể là về việc nghèo khổ, họ luôn luôn cố gắng, cố gắng kiếm tiền, cho dù họ có thể đã có một sự giàu có nào đó rồi nhưng việc thoát nghèo ăn sâu vào tiềm thức của họ vậy, họ không thoát ra được. Hay là có những người sợ mình không hiểu biết đủ, lúc nào họ cũng đau đáu phải học cái này cái kia, phải biết nhiều cái, phải tiếp xúc nhiều người, đi nhiều nơi để mở rộng kiến thức. Cũng có những người sợ bị bỏ rơi trong tình cảm, họ phải làm mọi cách để níu chân người kia, hoặc luôn luôn phải ở trong một mối quan hệ nào đó mới cảm thấy không cô đơn, khoiong bị bỏ rơi. Mình chẳng dám nói có một điều ám ảnh là tiêu cực hay tích cực với ai đó. Vì ở một khía cạnh thì nó có thể là động lực thúc đẩy để người kia không ngừng cố gắng hoàn thiên bản thân mình hơn, đấy, nhưng mà ở một khía cạnh khác thì nó cũng có thể là nỗi bất an thường trực trong chính con người họ. Chỉ là mình nghĩ, nếu không có ảm ảnh thì có lẽ cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn được đôi chút. Bạn có tin, vũ trụ sẽ gửi tín hiệu cho mình, vũ trụ bảo “ eeyy, stop here” nhưng chẳng qua mình phớt lờ nó hết lần này đến lần khác. Ví dụ như là các kế hoạch của bạn cứ mãi trục trặc, xoay bên này xoay bên kia nhưng vẫn bị vướng, cố đi tiếp thì vẫn được nhưng bạn cứ cảm thấy không mượt, nó cứ tức tức làm sao ấy. Thì mình bình tĩnh ngồi nhìn lại, biết đâu lại đổi cả một cuộc hành trình. Nhưng mà bản tính là một đứa cứng đầu bất cần như mình thì chắc là khi nào ngã sml mới cảm thấy à, mình đã cố chấp để chạy theo cái gì thế này?