Zain – nhân vật chính của bộ phim đến từ một gia đình không có hộ khẩu và đông con, họ sống trong một xóm nghèo, cha mẹ không có khả năng làm việc, đám trẻ con chỉ có thể làm việc vặt nuôi mình. Có đôi khi người lớn sẽ để chúng giúp làm những loại thuốc cấm để mưu sinh.
Zain vì thường xuyên làm việc bên ngoài, nên dù chỉ mới 12 tuổi cậu cũng đã trưởng thành một cách đáng kinh ngạc. Zain cực kì thân thiết với cô em gái nhỏ hơn mình 1 tuổi, cả hai nương tựa nhau cho tới một ngày em gái Zain có kinh nguyệt. Zain dặn em gái đừng nói cho cha mẹ cả hai biết chuyện này, bởi vì ở chỗ họ, có kinh nguyệt đồng nghĩa là đã có thể gả chồng.
Chính vì thế Zain quyết định đi trộm vài thứ để có thể dẫn em gái trốn về nhà bà của cả hai. Nhưng có một ngày Zain trở về nhà, phát hiện em gái mình bị trang điểm hệt như một cô gái trưởng thành, và ông chủ tiệm tạp hoá đang dẫn con trai mình tới cửa cầu hôn.
Dù Zain cố gắng thế nào, em gái Zain cầu xin ra sao, cuối cùng cô bé chỉ vừa 11 tuổi này cũng bị biến thành một món hàng, bán cho người đàn ông lớn hơn mình mấy chục tuổi.
Zain vì thế nổi giận bỏ nhà ra đi. Trên đường đi, Zain không ngừng tìm việc làm, nhưng không ai chịu nhận một đứa trẻ mới hơn 10 tuổi vào làm. Cậu lưu lạc khắp nơi, vừa mệt vừa đói, tới khi cậu cùng đường thì được một cô gái người da đen đưa về nhà.
Thật ra chính bản thân cô gái cùng rất khó khăn, cô sinh con khi chưa lập gia đình, một mình nuôi con, vì visa đến hạn lại không đủ tiền đóng tiền phạt hay đổi visa mới, mỗi ngày cô đều sống trong nỗi hoảng sợ bị cảnh sát phát hiện. Vì một khi bị phát hiện, cô sẽ bị bắt chia lìa với con mình.
Zain cứ thế ở lại trong nhà cô gái da đen này, giúp cô chăm con, ở đây lần đầu tiên Zain ăn được bánh sinh nhật, mặc quần áo sạch sẽ. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tầy gang. Vì cô gái da đen không thể gom đủ tiền, nên cuối cùng vô vẫn bị cảnh sát phát hiện.
Không có bất kì lời nhắn nhủ nào, hai đứa trẻ cứ thế bị bỏ lại trong căn nhà trọ. Zain từng thử ra ngoài tìm cô gái, nhưng vô vọng.
Không có tiền, không có người lớn, Zain dẫn Yonas gian nan sống qua ngày. Đôi khi người qua đường sẽ cho chúng vài miếng ăn, hai đứa trẻ cứ thể ăn bữa nay lo bữa mai, quần áo bắt đầu dơ bẩn, tới cuối cùng không tìm được cả nước uống.
Hết cách Zain quay lại con đường bán thuốc, cậu nhanh chóng tìm được tiền và muốn dựa vào số tiền này di dân đến Thuỵ Điển. Chỉ vì nơi đó trẻ con sẽ tự nhiên chết đi. Nhưng đột nhiên nhà trọ bị chủ nhà thu về, tiền Zain tích trữ cũng biến mất.
Cùng đường Zain trao Yonas cho ông chủ làm giấy tờ giả vẫn luôn muốn nhận nuôi Yonas và đổi lấy 400 đô la, cũng hứa rằng nếu Zain lấy lại được giấy chứng minh của mình, ông ta sẽ dẫn Zain cùng đi.
Khi về tới nhà Zain mới hay em gái mình bị cưỡng bức mang thai và xuất huyết quá nhiều nên đã qua đời. Bệnh viện không chịu chạy chữa vì em gái Zain không có chứng minh thư.
Quá tức giận và đau lòng, Zain cầm dao lên, lẻ loi một mình xông vào đám thanh niên tanh tưởi ác độc nọ.
Cậu bị bắt, khi người dính đầy máu tươi. Sau khi vào tù, mẹ Zain có tới thăm cậu, nói cho cậu biết cậu đã có thêm một người em. Đến đây Zain hoàn toàn thất vọng với cha mẹ mình. Cậu chọn cách nói ra toàn bộ chuyện này với đài truyền hình, sau đó đâm đơn kiện ra toà.
“Tại sao lại phải sinh ra tôi.”
“Tại sao sinh tôi ra rồi lại không chịu nuôi dạy tôi một cách đàng hoàng?”
Trong đoạn cuối phim Zain tự bạch:
Những đứa trẻ ngây thơ, tại sao lại phải chịu thương tổn như thế này.
Quả thật, đất nước rung chuyển là lỗi lầm của thời đại, gia đình nghèo khó là lỗi của xã hội, không hộ khẩu là lỗi của cha mẹ.
Vậy tại sai những lỗi lầm này lại để đám trẻ con chúng con gánh vác.
Zain chỉ mới 12 tuổi mà đôi mắt đã thâm trầm tang thương đầy hung ác như một người 40 tuổi. Khi xem phim bạn sẽ rất khó tưởng tượng được đây chỉ là một bộ phim, bởi vì diễn xuất của diễn viên quá chân thật.
Thế nhưng những tình tiết trong phim hầu hết đều là những gì mà diễn viên diễn vai Zain thật sự đã trải qua.
Zain có nhà không? Có, cậu có cha mẹ có anh chị em ruột. Nhưng kì thật cậu cũng không có nhà, em gái bị bán, cha mẹ không xứng làm cha mẹ, xã hội lạnh lùng độc ác, đất nước bất ổn, chính vì thế tựa đề của bộ phim cũng chính là câu hỏi mà Zain luôn đau đau trong lòng: “Nơi đâu là nhà?”
Đến cuối cùng trong phim Zain có được tấm hộ chiếu, ngoài phim Zain Al di dân Na Uy, họ đều có được một kết cục tốt đẹp.
Thế nhưng hiện thực thì sao? Vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ được sinh ra nhưng không được nuôi dưỡng cũng đang lay lắt qua ngày và chờ đợi sự giúp đỡ từ xã hội như họ.
Thông điệp mà bộ phim muốn mang tới cho người xem chính là:
Làm cha mẹ bất kể là thời đại hay xã hội thế nào, chỉ có muốn làm tốt hay không, chứ không phải là có thể làm tốt hay không.
Làm cha mẹ, không chỉ cần sinh con ra mà thôi, mà còn cần phải có tình yêu và trách nhiệm.
Trẻ con vốn là thiên sứ, làm cha mẹ đừng biến thế giới của chúng thành địa ngục.
Đạo diễn bộ phim - Nadine Labaki từng trả lời phỏng vấn:
"Capernaum vẽ nên một hiện thực trần trụi nhất có thể. Tôi tin rằng điện ảnh có thể thay đổi thế giới, cho dù nó không thể lập tức làm được điều đó, thì ít nhất nó cũng có thể làm mọi người tranh luận và bàn tán, từ đó làm mọi người phải tự suy ngẫm lại các vấn đề phim đề cập tới."
"Tôi mong rằng bộ phim này có thể giúp những đứa trẻ như Zain có cuộc sống tốt hơn, tôi muốn dùng bộ phim này làm vũ khí, soi sáng vào góc tối xã hội, thẩm thấu tới những ngóc ngách nghèo khó nơi có những con người giãy dụa cầu sinh không cách nào thoát được kia."
Bộ phim kết thúc bằng một nụ cười của Zain, nụ cười đầu tiên và duy nhất trong cả phim, cũng chân thật và đáng yêu vô cùng.
Capernaum tên phim là tên ngôi làng có thật ở Isreal, nơi Chúa Giêsu được cho là đã chữa lành bệnh. Sau đó từ này được dùng để biểu thị với ý nghĩa là sự hỗn loạn. Đó là địa ngục. Đó là sự hỗn loạn. Nữ đạo diễn Nadine Labaki đã bắt đầu với một tiêu đề như vậy trước khi viết kịch bản.
Capernaum được quay ở Li-băng và những xung đột chính trị và xã hội trong khu vực được chọn là bối cảnh thật của bộ phim.
Phim được đề cử giải Oscar và nhận được rất nhiều lời khen tặng nồng nhiệt của giới phê bình cũng như khán giả toàn thế giới.
Có lẽ những giây phút đầu phim, bạn sẽ cảm thấy khá buồn chán, bởi các tình tiết khá kì lạ, nhưng càng về sau lại càng khó cầm giữ nổi nước mắt, bởi vào lúc này bạn đã có thể hoà cảm xúc của mình vào nhân vật trong phim, vừa khóc vừa mắng cái thế giới đầy tàn nhẫn này. Chính như câu hỏi đầy xúc động của cậu bé trong phim:
“Chúa ơi, trên đời này sao lại có nhiều cực khổ như vậy.”
CẬU BÉ NỔI LOẠN - CAPERNAUM (2018)
Theo: Lost Bird, Fan Xi Nê Ma
-------
Một bộ phim đáng xem và suy ngẫm vào cuối tuần này.
Trong kịch bản cuộc đời, nếu như yêu thương rất nhiều thì đứa trẻ sẽ vô cảm, đứa trẻ sẽ không biết ứng xử (theo nghĩa là nó hơi láo toét.) Nếu yêu thương rất ít, thì bản chất của đứa trẻ là, ứng xử của nó thường mang một trong hai tính chất: (i) nó vô cùng tự ti, hoặc (ii) nó vô cùng độc ác.
Chắc hẳn nhiều người đã được nghe và nói rằng họ không được chọn cách mình sinh ra, không được chọn cha mẹ mình là ai, nhưng họ được lựa chọn để trở thành ai.
Đứa trẻ là bạn cần học được rằng: Sự trừng phạt hay sự yêu thương nên đến từ chính nó. Nó cần phải có một lương tâm, nó cần phải được thức tỉnh một trách nhiệm rằng tự nó phán quyết cuộc đời nó được yêu thương hay đáng bị trừng phạt.
Một gia đình đích thực, một bố mẹ lành mạnh là thế nào? Hãy mong con mình hạnh phúc, hãy mong con mình có lí trí, hãy mong con mình có một trái tim bao dung. Thực ra đó là điều mà ai nghe đến cũng muốn đúng không?
Con mình có lí trí, nó biết nó đang làm gì; Nó có trái tim bao dung, biết tha thứ cho người khác, và trưởng thành lành mạnh; Cuộc đời nó, nó phải tự quyết, độc lập và có trách nhiệm; Nó sống rất tử tế – Ai chẳng muốn thế, đúng không? Và đấy chính là hạnh phúc của đứa con. Hạnh phúc của nó do nó kiến tạo, nó chịu trách nhiệm. Cuộc đời có thể có vấp ngã, nhưng mình sẽ đỡ nó vào lúc nó không chịu đựng nổi – Đấy là cách một gia đình lành mạnh suy nghĩ về việc tạo ra một đứa con và tương lai của đứa con đấy.
Cuộc đời này có giá mà, điều gì cũng có giá hết. Sự thành công có giá đắt hơn cả. Hạnh phúc thì có giá quá đắt, đến nỗi không ai trả nổi. Nhưng có một thứ bạn có thể trả được, đấy là một cuộc sống bằng tinh thần đã vượt lên trên tâm thức và tâm linh, đạt đến giá trị tinh thần. Cuộc sống đấy đáng để trả bất cứ giá nào. Còn những ảo tưởng về hạnh phúc và thành công thì phải trả cho nó những thứ không tưởng tượng được đâu. Những thứ vỏ ngoài chỉ là vỏ ngoài thôi, bóc nó ra thì bên trong khổ đau, kinh khủng lắm!
Sáu trò Bựa với gia đình (trong cuốn sách #tôi_đã_sinh_ra_một_lần_nữa) – sáu lớp rất sâu của tâm hồn lần lượt được bóc ra, nếu ai chịu khó thực hiện sáu trò này thì nó sẽ tháo gỡ sức nặng của trừng phạt và yêu thương ra khỏi đời. Các hệ thống trò Bựa này là vạn năng cho cả những kẻ yếu đuối và đau khổ nhất....
Nhận tài liệu CV free để có một công việc ý nghĩa tại: 
Đọc thêm các bài viết dành cho sinh viên và người đi làm tại: