Trong chuyến đi tập huấn “Bảo tồn thú linh trưởng Việt Nam”, không phải lần đầu mình được tiếp cần với người “dân tộc thiểu số”, tuy nhiên đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với họ, đặt ra những câu hỏi để làm rõ một vấn đề. Nó giúp mình hiểu hơn về họ, về cuộc sống, về cách họ mưu sinh và còn đặc biệt hơn đó là lần đầu tiên mình được tiếp xúc với họ với lối tư duy mang hai chữ “Đồng bào”.
Trước khi chúng mình làm một cuộc khảo sát với đồng bào Bana ở rìa VQG KonKaKinh của Huyện MangYang, Tỉnh Gia lai, một người anh trong cương vị là một người thầy đã nói với mình rằng: “Anh ở đây từ lúc thành lập … đến bây giờ chắc phải 20 năm, cả 5-10 năm rồi anh không quay lại, nhưng họ cũng rất nhớ anh. Thế nhưng đừng bao giờ gọi họ là “Dân tộc”, nói như thế là họ sẽ quay lưng lại với mình ngay”
<i>Cuộc nói chuyện, chia sẻ của các bác Jun, cựu trưởng thôn của Đồng bào Bana (người đầu tiên nhìn từ trái qua)</i>
Cuộc nói chuyện, chia sẻ của các bác Jun, cựu trưởng thôn của Đồng bào Bana (người đầu tiên nhìn từ trái qua)
Nó đặt cho mình vô vàn câu hỏi, trước giờ mình vẫn gọi như thế mà. Nhưng đằng sau những trăn trở về khía cạnh đó, sâu bên trong mình cho thấy đó là một sự phân biệt, nó không mạnh mẽ như người da đen và da trắng, nhưng dẫu nó vô hình thế nào thì…nó vẫn khiến mình cảm nhận được.
Tất nhiên, nhiều khía cạnh về mặt tâm linh vẫn chưa được giải quyết. Khi mà con người không giải thích được một sự vật hiện tượng, thì cứ việc quy củ nó vào trong một lĩnh vực về tâm linh, đặt cho nó với một dạng thần thánh hóa, về bản chất của triết học nó là chủ nghĩa duy tâm. Khi chúng ta hiểu hơn về nó thì chúng ta sẽ đào sâu vào nó, tìm hiểu nó và đặt tên cho nó với một dạng “Khoa học tự nhiên” đó là chủ nghĩa duy vật.
<i>Quần áo thổ cẩm truyền thống còn xót lại của Đồng bào Bana nằm rìa VQG KonKaKinh</i>
Quần áo thổ cẩm truyền thống còn xót lại của Đồng bào Bana nằm rìa VQG KonKaKinh
Và giữa cái khoảng khắc chuyển đổi đó, một sự kiện diễn ra đó là khi con người không hiểu được một việc gì đó, họ thường sẽ đổ lỗi cho nó và xa lánh, dập tắt nó. Nó làm một dạng bản năng của con người, nó hiện hữu trong đời sống của chúng ta, hay trong bất kì một câu chuyện cổ tích nào. Ở đây mình muốn nhắc đến việc chúng ta, những người được sống nơi thành thị, được tiếp xúc với những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Khi chúng ta quá tập trung vào nó thì việc chúng ta quên đi bản chất của nó là chuyện bình thường, nếu bạn có quá nhiều tiền bạn sẽ không cần nghĩ nhiều về nó hay là việc bạn sở hữu một chiếc Smarthphone với vô vàn tính năng, là cả một cuộc cách mạng công nghệ, chứa đựng cả tinh hoa kỹ thuật khoa học vào trong một thiết bị nhỏ nhắn như thế. Nhưng về hằng ngày chúng ta lại quên rằng việc nó đã trải qua biết bao nhiêu công đoạn để sáng tạo ra từng bộ phận như thu phát sóng, màng hình cảm ứng, các bộ main dẫn truyền điện, công nghệ pin… Tại sao tớ lại dẫn dắt mọi người đến việc này, đó chính là việc khi nhắc đến dân tộc, chúng ta thường nghĩ họ chứa đựng quá nhiều những thứ về tâm linh, bùa ngãi, tập tục dân hiến,… Chúng ta không hiểu về nó và tự đặt cho nó là một thứ gì đó rất sợ hãi và kinh dị, điều đó càng làm một số đông trở nên tránh xa 2 từ “dân tộc”. Hay kể cả những người đã và đang làm việc với đối tượng trên đều luôn mang trong mình một tâm lý quái gỡ đó. Về khía cạnh này mình sẽ tìm hiểu và giải thích nó ở một chuyên mục khác.
<i>Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp hình chung với Đồng bào vùng xa.</i><br>
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp hình chung với Đồng bào vùng xa.
Thế nhưng hãy xem qua cách mà Bác Hồ, Chủ tịch vĩ đại của chúng ta sẽ sử dụng và chọn những từ nào, và cùng tìm hiểu vì sao Bác lại chọn từ đó thay vì từ còn lại.
“Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không”
Hay là
Thư gửi “Đồng bào hậu phương”"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng"…Mỗi một đồng bào phải sẵn lòng bác ái, phải cư xử cho xứng đáng là con Rồng cháu Tiên”
Hay là: 
"Tôi thiết tha kêu gọi những đồng bào vì một cớ gì mà lầm đường lạc lối hãy kịp trở về với Tổ quốc. Dù sao các người cùng là ruột thịt. Tôi tin rằng các người không thể nỡ lòng giúp địch làm cho đồng bào Việt Nam ta khổ nhục mãi; tôi rất đau lòng thấy cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn...”
Chỉ trong một câu nói đã có hai chữ “Đồng bào”. Một vị Chủ tịch vĩ đại lại chọn từ “Đồng bào”. Thế, Bác dùng từ “Dân tộc” khi nào?.
Trong bài báo “Hoa Việt tinh thành đoàn kết” in trên báo Cứu quốc ngày 28/11/1945: “Chúng ta phải nhớ rằng: Việt và Hoa là hai dân tộc anh em”.
<i>Bác Hồ đang viết</i>
Bác Hồ đang viết
Chúng ta có thế thấy rằng, từng văn ngôn ngữ pháp Việt Nam được Bác sử dụng một cách chặt chẽ và logic hóa, mỗi từ ngữ đều có một ý nghĩa của nó. Bác dùng từ “Dân tộc” khi nói nước ta và nhắc đến những nước khác, bác cho rằng mỗi Quốc gia là một dân tộc. Trong mỗi quốc gia là một tập hợp với quần chúng nhân dân với nhiều “Đồng bào” khác nhau.
<i>Lạc Long Quân và Âu cơ chia trăm con lên núi và xuống biển.</i>
Lạc Long Quân và Âu cơ chia trăm con lên núi và xuống biển.
Theo từ điển Hán Việt, “Đồng bào” có nghĩa là con trong cùng một bọc, đều cùng chung một dòng dõi, con cháu cùng tổ tiên. Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những câu chuyện miêu tả rõ hơn về danh từ này, nghĩa từ “Đồng” là cùng, “Bào” là bao/bọc. Câu chuyện trên kể về một truyền thống quý báu mà không ai là nhân dân Việt Nam mà không biết tới. Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên với nhau sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra trăm người con và 50 người theo mẹ xuống biển 50 mười còn lại theo cha lên núi, nhưng dù có đi ngược về xuôi, cũng không quên công ơn tổ tiên “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ, mồng mười tháng ba”.
Trong “Lịch sử nước ta”, Bác có nói: “Dân ta xin nhớ chữ đồng/ Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Bác chỉ ra để giải cứu Đất nước chỉ có cách đó là sự đoàn kết của nhân dân, đồng bào.
Thế thì đã cùng chung một dòng máu, một bọc trứng, nhưng tại sao chúng ta vẫn luôn cách xa nhau?. Bạn có giống như mình, cảm nhận thấy được sự xa cách đó?. Dẫu cho chúng ta có thực hiện bao nhiêu chiến dịch tình nguyện và gây quỹ từ thiện, nhưng liệu sẽ tốn bao lâu để có thể xóa bỏ khoảng cách vô hình đó.
<i>Lớp học của Ranvi Academy, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.</i>
Lớp học của Ranvi Academy, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Trong chuyến đi vừa rồi, Ranvi Sunshie là một đơn vị cho mình thấy rõ hơn sự gắn kết của người người Kinh và các “Dân tộc thiểu số” vẫn còn rất yếu, và họ đang trên công cuộc xây dựng lại bằng cách đưa những mô hình kinh tế Nông – Lâm nghiệp đến với các “Đồng bào” xa xôi, với mục tiêu chiến lược 53 Đồng bào dân tộc sẽ cùng bước chân trên một thương trường kinh tế. Khi nhìn vào logo của Ranvi, anh nói cho tôi về ý nghĩa của mặt trời hiện lên và che lấp những mảng tối (mặt trăng) của vùng núi cao, anh muốn là người tiên phong trong việc dẫn dắt các đồng bào ở dãy Trường Sơn hay tên gọi mỹ miều "Đường mòn Hồ Chí Minh" đến với một nền kinh tế mới, không còn phụ thuộc vào rừng nữa. Còn một lý do nữa đó là việc anh chọn sự gắn kết các dân tộc lại, thay vì dựa vào một dân tộc để triển khai kiếm lợi nhuận. Cùng với đó là việc anh bỏ ra 50% lợi nhuận của mình cho Ranvi Academy, một mảng về giáo dục cho các bạn nhỏ của 53 đồng bào dọc miền Tổ Quốc.
<i>Lớp học của Ranvi Academy, xã Lăng, huyện Tây Giang, tình Quảng Nam.</i>
Lớp học của Ranvi Academy, xã Lăng, huyện Tây Giang, tình Quảng Nam.
Anh đặt cho tôi câu hỏi, tại sao không mang tiền từ đồng bằng lên núi, mà lại chỉ có đồng bào xuống thành thị để mua đồ tiêu dùng?. Nếu như Bác đặt ra 3 loại giặc: “Giặc ngoại xâm, giặc dốt, giặc đói” thì chúng ta chỉ mới chống lại giặc ngoại xâm và giặc dốt mà chưa thực sự chống lại giặc đói.
Chúng ta sẽ cùng nhau đề cập tiếp theo về phần “Tiềm năng kinh tế” của việc đầu tư vào “Đồng bào thiểu số” ở phần sau. Đừng quên theo dõi các phần blog tiếp theo của mình nhé.
Dưới đây là Fanpage của Ranvi Academy, hi vọng các bạn cũng giống tớ, sẽ theo dõi và đồng hành cùng với Ranvi Academy
Bài viết trên là ý kiến cá nhân, không phê phán hay kêu gọi phải nói từ này hoặc nói từ kia!