Sống ảo, suy cho cùng là một hình thức con người và thế giới tồn tại. Bản thân từ “ảo” có ý nghĩa của riêng nó và mang một sứ mệnh riêng biệt. Vậy, tại sao sống “ảo” lại đang chịu đựng nhiều thành kiến từ cộng đồng dù cho những điều chúng mang lại không hẳn là sự tiêu cực?
Ấy khoan, intro vừa rồi nghe có vẻ hơi sai sai và dễ gây nhiều hiểu nhầm. Vậy nên trước khi bạn đọc bài viết, hãy cùng mình làm rõ điều sau:
Bài viết tuy đặc sệt quan điểm cá nhân nhưng cũng được research từ nhiều nguồn uy tín để làm dẫn chứng củng cố cho luận điểm. Chính vì vậy nên những nhận định trong loạt nội dung dưới đây có thể gây nhiều tranh cãi. Mọi người hãy nhận xét lịch sự, đó là cách để chúng ta phát triển cộng đồng văn minh về nhận thức và nâng cao chất lượng mỗi bài viết.
Ok, let’s play!
Mình là người thích phản biện và ưa đối lập. Mỗi sự vật, hiện tượng, chủ thể trong cuộc sống đều có sự đối lập và sở hữu tính mâu thuẫn. Bản thân chủ đề này cũng là một khía cạnh đối lập với “thực tế”. Thú thật, ban đầu ý tưởng được mình nghĩ ra dựa trên sở thích khám phá điểm đối nghịch giữa các sự vật, hiện tượng. Nhưng, thật không ngờ, khi càng cố gắng tìm hiểu và thu thập dữ liệu, mình càng “bị choáng” với những kết quả nhận được.
I. ĐỊNH NGHĨA SỐNG ẢO
1. ĐỊNH NGHĨA 1:
Sống “ảo” (Virtual Living) là một trào lưu ngày càng xuất hiện phổ biến trên Facebook và các mạng xã hội khác. Sống “ảo” (Virtual Living) là hành động, việc làm xa rời với thực tế, tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác trên mạng xã hội như câu like, thả tim, lượt theo dõi…Sống “ảo” (Virtual Living) kéo theo hệ lụy giá trị đạo đức đang bị xói mòn ở một bộ phận người trẻ, bỏ qua những giá trị chuẩn mực đạo đức, truyền thống vốn là nền tảng cốt cách của mỗi con người
=> Đó là định nghĩa phổ thông của đại đa số mọi người, được mình tham khảo từ nhiều nguồn trên mạng.
2. ĐỊNH NGHĨA 2:
“Ảo” ở đây không có nghĩa là không có, mà là có trong ý nghĩa không thực (Unreality). Chúng không thực sự tồn tại và được coi là chính thống trong thực tế (Reality).Sống “ảo” (Virtual Living) là việc con người sống khác bản thân trong thế giới thực tế (The Real World). Có thể nói, sống “ảo” là một dạng phô bày không giống với sự thật. Trên mạng xã hội (Social Network), các ứng dụng như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,... chỉ được coi là phương tiện ở nơi được gọi là: Thế giới ảo (Virtual World).
=> Từ 2 định nghĩa trên, chúng ta hiểu sống “ảo” ở đây mang 2 lớp ý nghĩa tương đương với 2 cấp độ từ thấp đến cao: (1) Virtual Living và (2) Virtual Word.
3. HAI LỚP NGHĨA
Cấp độ 1: Mạng xã hội (Social Network)
Tại sao sống “ảo” lại mang 2 lớp nghĩa? Thực tế, đây nên được coi là 2 cấp độ trong quá trình tiến hoá (Evolution) về mặt môi trường sống của con người (Human Living Environment). Ở cấp độ 1, sống “ảo” (Virtual Living) mang ý nghĩa thô sơ, được thể hiện qua mạng xã hội (Social Network). Sự ra đời của mạng xã hội (Social Network) chính là khởi đầu cho kỷ nguyên thế giới ảo (Virtual World). Chúng bắt đầu từ việc con người sử dụng Facebook, Twitter, Instagram,... như một cách để giải phóng cảm xúc, mưu cầu sự chú ý, công nhận,... Hay nói cách khác: Trở thành phiên bản khác của bản thân trong hiện thực.
=> Virtual living in the real world.
Trong cấp độ 1 (Virtual Living), chúng ta có thể trở thành bất cứ ai, thoải mái bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ mà HẦU NHƯ không vướng vào sự rắc rối ĐÁNG TIẾC nào. Lấy ví dụ về việc chơi game, bạn có thể chết đi sống lại cả trăm lần như chưa hề có chuyện gì xảy ra, giết hàng chục mạng người mà không hề hấn gì. Ở (Virtual Living), mọi luật lệ pháp lý, quy chuẩn đạo đức đều không tồn tại!
Điểm đặc trưng của con người trong cấp độ 1 (Virtual Living) đó là:
“Với một số bộ phận, họ tự cho rằng bản thân là những kẻ “thượng đẳng” trong thế giới được mạng xã hội (Social Network) nuôi dưỡng để duy trì cái tôi của chính mình.”
Cấp độ 2: Từ mạng xã hội (Social Network) trở thành thế giới ảo (Virtual World)
Đây là cấp độ con người đang hướng đến và từng ngày sở hữu nó. Nếu nói cấp độ 1 là “sống ảo” (Virtual Living), thì từ chính xác khi mô tả về cấp độ 2 phải là: “Thế giới ảo” (Virtual World). Trong cấp độ 2, việc “sống ảo” (Virtual Living) dường như đã trở thành phần không thể thiếu trong môi trường sống (Environment) của “thế giới ảo” (Virtual World). Nghĩa là, thế giới trên trái đất này được hoà làm 1 và phân thành 2 phần: Thực tế & Ảo (Reality & Virtual). Nhưng, vì là “ảo” (Virtual) nên thế giới này vẫn nằm trong thế giới “thực” (The Real World) và chịu sự chi phối.
=> Virtual world in the real world.
Nghe thật trừu tượng nhưng nếu đã xem bộ phim Ma Trận (The Matrix), Đấu trường ảo (Ready Player One) hay hàng loạt bom tấn viễn tượng khác về chủ đề này, các bạn sẽ có hình dung rõ hơn về toàn cảnh vấn đề.
Tất nhiên ở trong cấp độ 2 (Virtual World), mạng xã hội (Social Network) sẽ chỉ đóng vai trò là phương tiện để con người tồn tại và phát triển. Vì hầu như mọi trải nghiệm tại đây đều giống thế giới thực (The Real World) gần (hoặc bằng) 100%. Hãy tưởng tượng, thân xác bạn ở thế giới thực (The Real World), thế nhưng phần linh hồn lại đang hành động, biểu cảm ở “thế giới ảo” (Social Network), kiểu vậy.
Ở cấp độ 1 (Virtual Living), khi các bạn dành thời gian lên mạng xã hội (Social Network) và chìm đắm vào trong những dòng trạng thái (Status) vô thưởng vô phạt, các bức ảnh check-in hàng trăm ngàn phản ứng (Reaction), những bình luận bông đùa,... Kết quả (lớn nhất) bạn nhận lại được cũng chỉ là CẢM GIÁC THOÁNG CHỐC (Transient Feeling). Khi màn hình tắt, bước ra thế giới thật, bạn đôi khi cảm thấy mình bị bỏ rơi, lạ lẫm xung quanh, không thể nào xác định cho mình hướng đi đúng. Trầm trọng hơn, bạn nhận ra tình cảm của mình và người thân ngày càng rạn nứt, bạn bè xa lánh. Tất cả vì đắm chìm trong mạng xã hội (Social Network) quá lâu.
Nhưng trong cấp độ 2 (Virtual World), mọi thứ đều là thật. Thật trong ảo, ảo trong thật. Bạn có thể cảm nhận tất cả những điều đó vô cùng chân thật (mà vốn dĩ bạn thực sự trải qua). Hơn nữa, bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn vì tất cả xung quanh đều giống bạn và đồng cảm cùng bạn, trong thế giới do chính bạn tạo ra, hoặc do người khác tạo ra.
II. TẠI SAO CHÚNG TA THÍCH SỐNG ẢO?
Từ đây mình xin được Anh hoá toàn bộ từ chỉ khái niệm và gộp 2 cấp độ thành 1 (Virtual World) để tiện theo dõi.
Chúng ta hãy đi từ cấp độ nhỏ nhất trước nhé.
1. MƯU CẦU SỰ CHÚ Ý, CÔNG NHẬN
Con người luôn mưu cầu sự chú ý và trên hết là sự công nhận của người khác dành cho mình. Thật tốt thay, Social Network lại là nơi hoàn hảo đáp ứng được điều đó. Đối với nhiều người theo chủ nghĩa thực tế, những Reaction trên bài post hay tấm ảnh check-in không nói lên điều gì. Nhưng, hãy đặt hoàn cảnh bản thân vào người sử dụng chúng, ngẫm nghĩ xem mục đích đó là gì? Bạn sẽ thấy giao điểm của sự khởi đầu.
Bây giờ, hãy thực hiện 1 tưởng tượng khác. Giả sử tất cả lời hay ý đẹp, sự tán dương đó được dành cho bạn trong thực tế, bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Thật vui đúng không?
Đó chính là mấu chốt của vấn đề 1: Social Network là thế giới của riêng mỗi cá nhân. Chúng ta không có quyền phán xét bất kỳ điều gì nếu không thuộc thế giới đó!
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao con gái lại hay đăng ảnh check-in và thả thính nhiều đến thế!?”
Chính là họ đang muốn bạn chú ý đến đó!
Nếu bạn đủ xinh để nhận được lời tán dương, đó là sự công nhận!
Hay như khi nhìn vào một group, có bao giờ bạn thắc mắc: “Tại sao thành viên trong này hoạt động tích cực vậy ta? Tương tác khủng thật? Hack à?”
Câu trả lời đơn giản: Group đó tạo ra môi trường thuận lợi giúp mỗi thành viên có cơ hội “dám” thể hiện năng lực của bản thân mình.
Và trên hết là tại đây, họ được công nhận nhiệt tình!
2. GIẢI PHÓNG CẢM XÚC
Cuộc sống hiện đại với sự phát triển của khoa học công nghệ, hay như gần đây có một thuật ngữ mới là: “New Normal” được hình thành (do nguyên nhân dịch bệnh) cho chúng ta quá ít cơ hội được trải nghiệm trực tiếp với nhau. Chính vì thế, cơ hội để con người được giải phóng cảm xúc đang ngày càng một thu hẹp. Nếu bạn đang vui, mua sắm, chơi game có lẽ là giải pháp nhất thời tốt. Nhưng, nếu bạn đang trong trạng thái ngược lại (chán nản, buồn bực), những điều đó liệu có thực sự giúp bạn giải toả áp lực về cảm xúc không?
Sự tương tác giữa 2 cá nhân với nhau là vô cùng quan trọng. Bởi điều đó giúp con người không trở thành những cỗ máy vô tri. Thật may, Social Network giúp ta giải quyết được phần nào trở ngại ấy khi chúng đóng vai trò cầu nối cho sự tương tác giữa không chỉ 2 cá nhân mà còn nhiều hơn thế nữa. Việc đăng Status trên mạng xã hội giờ đây có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người. Bất kể buồn - vui, rảnh rỗi - bận rộn, chúng ta đều sử dụng Social Network nhằm giải toả, thoả mãn cảm xúc. Nhìn nhận thẳng thắn, điều này thực sự TÍCH CỰC đối với con người.
3. KẾT NỐI
Có lẽ, đây là lý do không cần phải thảo luận nhiều bởi nó đã được thể hiện quá rõ ràng. Bỏ qua mặt tích cực, hãy bàn đến kết quả tiêu cực mà Virtual World gây ra. Như đã nói ở trên, Social Network đang dần trở thành phương tiện giúp con người sống trong Virtual World và giải trí trong The Real World (trong chừng mực nhất định ). Vậy nếu kết quả không như ý muốn, nguyên nhân có thể do đâu?
Việc đắm chìm trong Social Network quá lâu có thể khiến người dùng nó “mất cảm giác” với The Real World. Khi kết thúc, bước ra thế giới thật, bạn đôi khi cảm thấy mình bị bỏ rơi, lạ lẫm xung quanh, không thể nào xác định cho mình hướng đi đúng. Đó chỉ là một trong nhiều hậu quả đáng tiếc khi bạn không thể thống nhất giữa Virtual Living và The Real World.
Thực chất, nguyên nhân dẫn đến kết quả đáng tiếc của những trường hợp như vậy xuất phát từ chính mỗi cá nhân. Sự quyết định và cách nhìn nhận của họ dẫn đến hậu quả khiến bản thân phải hứng chịu. Không thể đổ lỗi cho Social Network, chính quyền hay bất kỳ điều gì khi họ không thể bảo vệ bạn. Nếu có sự kiện kinh khủng nào đó đến với bạn vào một ngày đẹp trời, hãy tự trách mình đã không kiểm soát cẩn thận hành động của bản thân.
-------------------
Những người dành hàng giờ hàng giờ đồng hồ trên Social Network trong Virtual Living, bạn nghĩ họ đang vô nghĩa với cuộc sống sao? Câu trả lời là: Không! Bởi đơn giản, đối với họ, The Real World không quan trọng bằng Virtual Living (bỏ qua các yếu tố sống còn). Trên Social Network, họ tận hưởng Virtual Living một cách thoải mái, nhận được nhiều lợi ích tốt hơn về mặt tinh thần cho bản thân.
“Tại sao tôi phải cố gắng thể hiện sự thiên tài hội hoạ bằng bức tranh trừu tượng cho những người xung quanh khi họ không hiểu? Chi bằng chụp ảnh nó và đăng lên hội nhóm, trang trên Social Network nơi có những cá nhân đủ sức thấu hiểu sẽ chẳng tốt hơn sao?”
Đây chính xác là động cơ thúc đẩy của họ và cũng là điểm thu hút của Virtual Living!
Dẫu biết mọi thứ chỉ là Virtual nhưng xét về mặt nào đó, nó vẫn đem lại hiệu quả tốt.
Hãy thử đặt tình huống: Giả sử nếu 100, 1000, 1.000.000 người thậm chí hơn thế đều ủng hộ Virtual Living trên Social Network, điều gì sẽ xảy ra? Luật hấp dẫn có giúp chúng ta Evolution đến Virtual World để thay đổi (một phần) Human Living Environment, một cách công khai, thoải mái và trên hết là hợp pháp?
Đó là một trong những lý do Virtual World được hình thành!
III. VIRTUAL WORLD CÓ TỐT HAY KHÔNG VÀ CHÚNG TA CÓ NÊN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN ĐỂ TIẾN HOÁ ĐẾN VIRTUAL LIVING?
1. CẤP ĐỘ 1: FOR SOCIAL NETWORK
Trích từ tờ báo Tia sáng, TS. Khuất Thu Hồng - Nhà tâm lý học đồng thời là Viện trưởng viện nghiên cứu xã hội nhận định:
“Hiện nay, trung bình một người Việt sử dụng gần 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày trên internet và gần một nửa thời gian đó cho mạng xã hội. Nhưng mọi lý do mà con người sử dụng một phần lớn thời gian của cuộc đời mình vào thế giới ảo, dường như không phải là cách khiến họ hạnh phúc thực sự. Chúng ta tưởng rằng nhờ mạng xã hội, chúng ta được tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm của mình, nhưng nhìn những lời bình luận với đủ mức độ chỉ trích và thóa mạ trên mạng, “hình như thứ tự do mà chúng ta có được trên mạng xã hội chỉ là tự do ảo, chúng ta tưởng mình được tự do nhưng chúng ta thực ra là cướp đi tự do của người khác”.
Đây chính xác là mặt tối của Virtual Living: Social Network!
Thứ cầu nối duy nhất và có thể đứt gãy bất kỳ lúc nào!
Social Network giúp chúng ta thoả mãn những cảm xúc, là nơi con người trốn tránh thực tại, là địa chỉ lý tưởng để mưu cầu sự chú ý, công nhận. Nhưng chúng không đem lại hạnh phúc thực sự. Hay như mình vẫn thường nói: “Hạnh phúc từ tâm.”
Bởi vì Social Network không có ảnh hưởng thực sự đến The Real World của chúng ta (hiện nay)!
Trên hết, quyền tự do ngôn luận, thể hiện quan điểm thực chất đã bị bóp méo bản chất bằng việc thoá mạ, lăng nhục người khác. Chúng ta ảo tưởng (Illusion) đó là tự do? Đúng, nhưng đó là thứ TỰ DO TIÊU CỰC mang tính ích kỷ cá nhân và triệt hại cộng đồng.
Từ nhận định của vị tiến sĩ trên, chúng ta có thể rút ra điều gì? Hay nói phũ phàng hơn, là hệ quả mang tính tiêu cực như thế nào? Đoạn trích từ báo Tia Sáng chia sẻ của TS. Đặng Hoàng Giang sẽ giúp bạn đọc thấu hiểu được phần nào:
“Người ta cũng tưởng rằng mạng xã hội tốt cho tiến trình dân chủ hóa, đem lại tiếng nói cho những người thấp cổ bé họng, nhưng gần đây, người ta phát hiện ra, mạng xã hội có thể bóp méo nền dân chủ khi các công ty có thể lợi dụng dữ liệu người dùng để điều khiển tâm lý của cử tri và con người, nhờ mạng xã hội, càng khó thay đổi quan điểm của mình khi chỉ kết bạn, theo dõi những gì cùng ý kiến với mình, thích ngồi mãi trong một “căn phòng đồng vọng” mà không quan tâm đến người khác nghĩ gì. Mạng xã hội có thể trở thành một quán bia khổng lồ, không phải những người thấp cổ bé họng được lắng nghe, mà kẻ hét to nhất mới là người chiến thắng, thì đó không phải là dân chủ.”
2. CẤP ĐỘ 2: FOR VIRTUAL WORLD?
Giờ, hãy cùng mình “tiến hoá” đến cấp độ 2, khi trình độ khoa học công nghệ đã đạt đến mức siêu phát triển để mở ra kỷ nguyên Virtual World.
Hãy bắt đầu bằng nhận định mang tính lạc quan của TS. Giáp Văn Dương: “Theo TS. Giáp Văn Dương, anh coi cái người ta gọi là “thế giới ảo” thực chất chỉ là phần mở rộng của thế giới thực với “vật chất” là thông tin được mã hóa thành các bit 0 và 1. Theo anh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà con người được trải nghiệm một không gian mở rộng, một cuộc đời kéo dài, hòa trộn giữa thực và ảo (một ví dụ đơn giản là nhấp chuột vào nút “mua” ảo trên mạng là một lát sau có người thực mang hàng đến cho bạn). Chính vì vậy, lần đầu tiên bước vào một không gian mới, con người không tránh khỏi những hoang mang và sai lầm. Những gì hệ mặt tiêu cực diễn giả trình bày, chỉ là do con người “chưa có kinh nghiệm”.với “vật chất” là thông tin được mã hóa thành các bit 0 và 1. Theo anh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà con người được trải nghiệm một không gian mở rộng, một cuộc đời kéo dài, hòa trộn giữa thực và ảo (một ví dụ đơn giản là nhấp chuột vào nút “mua” ảo trên mạng là một lát sau có người thực mang hàng đến cho bạn). Chính vì vậy, lần đầu tiên bước vào một không gian mới, con người không tránh khỏi những hoang mang và sai lầm. Những gì hệ mặt tiêu cực diễn giả trình bày, chỉ là do con người “chưa có kinh nghiệm”.
Để củng cố rõ ràng hơn cho nhận định trên, mình xin được tóm tắt ý nhỏ trong một chương cuốn sách Homo Deus của tác giả Yuval Noah Harari:
“Con người chỉ là những dữ liệu không hơn trong vũ trụ. Tác giả cho rằng con người là một loại dữ liệu thuật toán cao cấp gấp nhiều nghìn lần so với loài động vật cấp thấp (gà, chó sói,...). Chính vì vậy, những gì con người đạt được ngày nay chẳng qua là do hệ dữ liệu cao cấp hơn, quá trình xử lý tinh vi hơn. Trong tương lai, viễn cảnh đồng bộ "dữ liệu" sẽ xảy ra, nói cách khác, tất cả vạn vật sẽ kết nối với nhau tạo thành một hệ thống siêu cấp, siêu tinh vi.”
Đó cũng là lý do cho việc mình vô cùng đồng tính với nhận định: “Chính vì vậy, lần đầu tiên bước vào một không gian mới, con người không tránh khỏi những hoang mang và sai lầm. Những mặt tiêu cực được trình bày ở trên chỉ là do con người “chưa có kinh nghiệm” của TS. Giáp Văn Dương. Vì suy cho cùng, không ai dám chắc trong vũ trụ con người có phải giống loài duy nhất? Hay việc chúng ta đang thực sự sống trong thời đại nào, có chịu sự chi phối của chủng loài nào khác ngoài vũ trụ (hoặc chính mình) không?,... Hàng loạt những giả thuyết được đưa ra. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào cho kết quả chính thức về những điều đó. Nhưng, có một điều mà cá nhân mình dám chắc chắn rằng: Con người không đơn độc trong vũ trụ và thế giới này không là duy nhất!
3. CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ TIẾN HOÁ ĐẾN VIRTUAL WORLD?
Trích một câu được mình nhắc đến ở phần trên của bài viết: “Nếu có sự kiện kinh khủng nào đó đến với bạn vào một ngày đẹp trời, hãy tự trách mình đã không kiểm soát cẩn thận hành động của bản thân”.
Kiểm soát (Control) chính là KỸ NĂNG con người cần LÀM TỐT trong cuộc cách mạng để tiến đến kỷ nguyên Virtual World. Nếu Control được nhắc đến trong câu trích trên chỉ giới hạn trong phạm vi CÁ NHÂN (Person) thì giờ đây, chúng cần phải được thực hiện chặt chẽ, có hệ thống để nhân rộng tới toàn CỘNG ĐỒNG (Community).
Chính xác, Social Network là thứ cần phải được Control chặt chẽ nếu muốn Virtual World phát triển tích cực (nhất có thể). Dù cho có phải áp dụng thực hiện bằng luật lệ hà khắc, con người cũng phải chấp nhận. Vì đó là cái giá phải trả để TIẾN HOÁ (EVOLUTION) đến nền VĂN MINH CAO CẤP
(HIGHT-CLASS CIVILIZATION) hơn!
IV. KẾT LUẬN
Ba kết luận dưới đây sẽ cho các bạn 3 khía cạnh khác nhau về vấn đề này. Từ đó, câu trả lời sẽ được hình thành từ nhận thức và quan điểm mỗi cá nhân.
1. HẠNH PHÚC DỰA TRÊN MỨC ĐỘ HAM MUỐN VÀ NHẬN THỨC CỦA MỖI NGƯỜI (VIRTUAL LIVING: SOCIAL NETWORK)
Hạnh phúc không có định nghĩa chuẩn. Bởi nó được hình thành dựa trên cảm xúc và điều kiện sống của mỗi cá nhân. Dù cho có những mẫu số chung nhất định về cảm xúc như: Sảng khoái tinh thần, thanh thản,... nhưng với mỗi cá nhân, tất cả mẫu số chung đó được họ định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Từ đó, hạnh phúc đối với mỗi người cũng không giống nhau.
Trong xã hội phát triển, giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó là nền tảng cho HAM MUỐN và NHẬN THỨC. 2 điều này trở nên tích cực hay tiêu cực phần lớn do GIÁO DỤC quyết định. Sẽ không thể có 1 xã hội toàn diện những điều tích cực hay tiêu cực. Xã hội cần sự CÂN BẰNG. Nhưng đó sẽ không phải lý do để con người phó thác trách nhiệm, đánh đổi lợi ích cho việc đầu tư, phát triển giáo dục. Trên hết, sự KIỂM SOÁT ĐÚNG ĐẮN là việc cần phải làm, và điều này phụ thuộc vào LƯƠNG TRI con người.
Giáo dục là một quá trình định hướng lâu dài. Trên tiến trình ấy, con người bắt buộc không được phạm phải bất kỳ sai lầm nào, dù là nhỏ nhất. Chỉ cần một lỗi sai cơ bản cũng sẽ dẫn đến sự lệch lạc. Và hệ quả sau cùng từ những sai lầm chưa bao giờ mang lại “cảm giác” dễ chịu.
Trong tương lai, định nghĩa: “Hạnh phúc là gì?” có thể sẽ không còn thực sự phù hợp. Thay vào đó, chúng ta nên tự hỏi: “Hạnh phúc đúng đắn là như thế nào?” sẽ hợp lý hơn. Và câu trả lời sẽ vẫn phụ thuộc vào sự GIÁO DỤC.
2. MỖI CÁ NHÂN ĐỀU CÓ SỰ MƯU CẦU VÀ ĐỊNH NGHĨA RIÊNG VỀ HẠNH PHÚC
Hạnh phúc là thứ con người luôn khao khát sở hữu. Đối với những người tị nạn, đang phải chịu ảnh hưởng từ bom đạn, chiến tranh. Hạnh phúc tột cùng đối với họ là được sống hoà bình. Hay như người ăn xin ngày đêm phải lang bạt để tìm chỗ trú thân. Hạnh phúc của họ đơn giản là có một nơi mà ở đó, họ có được một giấc ngủ an lành.
Mỗi cá nhân đều có mưu cầu khác nhau về hạnh phúc. Giáo dục là nền tảng cho HAM MUỐN và NHẬN THỨC nhưng chúng không thể thay đổi được CẢM XÚC con người. Và, theo một khía cạnh nào đó, trong định nghĩa “không rõ ràng” về hạnh phúc cũng có sự hiện diện của cảm xúc.
3. NẾU BẢN THÂN THẾ GIỚI CHÚNG TA ĐANG SỐNG CŨNG LÀ ẢO? (THE REAL WORLD X VIRTUAL WORLD)
“Có thể toàn bộ vũ trụ của chúng ta là một thử nghiệm khoa học của một số sinh viên trung học tại một vũ trụ khác", trích lời Ray Kurzweil - chuyên gia hàng đầu về máy móc thông minh tại Google.
Nếu là fan của phim thuộc thế loại Khoa học viễn tưởng, chắc hẳn bạn đã từng xem Ma trận hoặc ít nhất cũng từng nghe sơ qua nội dung về bộ phim này. Ma trận về bản chất là nhà tù dưới dạng THỰC TẾ ẢO (VIRTUAL REALITY) mà trí óc của CON NGƯỜI SỐNG trong đó, nhưng cơ thể thì nằm trong thế giới thực. Trong Ma trận, mọi yếu tố trong thực tế như sự đấu tranh, đau khổ, tình yêu, trắc ẩn… đều được mô phỏng và cung cấp CHÂN THẬT. Nói nôm na, tất cả mọi thứ chúng ta đang trải qua ở hiện tại đều là sản phẩm của Ma trận.
Vậy sẽ ra sao nếu thế giới hiện tại của chúng ta cũng là một Ma trận do sinh viên của trường Đại học nào đó tạo ra? Và bài viết này cũng chỉ là sản phẩm được thêu dệt từ bộ óc của một Robot đã được lập trình qua lớp huấn luyện kỹ năng để trở thành nhà văn thay thế con người xuất bản ra những cuốn sách “nặng mùi” tri thức?
Chúng ta – loài người có đang thực sự sống trong thế giới thật không hay chỉ đang tồn tại ở một trong nhiều thế giới giả lập?
------------------------------
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có căn cứ hay công bố chính thức nào cho những giả thuyết trên. Điều duy nhất có thể khẳng định được, đó là: “Chúng ta đang nằm trong thực tại, nơi được bộ não lập trình”. Mọi thứ đều tồn tại 2 mặt tốt - xấu, Virtual Living, Virtual World, The Real World cũng vậy. Chúng đều mang trong mình những giá trị tốt đẹp lẫn hệ quả tiêu cực. Con người là chìa khoá quyết định mọi thứ sẽ phát triển theo hướng nào. Điều quan trọng chúng ta có đủ năng lực Control, Development và giữ cho mọi thứ không vượt quá giới hạn dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn được đề ra hay không?
Virtual Living suy cho cùng không phải điều gì đó quá xấu. Hệ quả của mọi vấn đề đến từ cách con người điều khiển và xử lý chúng như thế nào. Kết quả phản ánh một phần cách con người sở hữu những giá trị ấy. Sau cùng, mọi thứ đều phải tiến hoá, bởi đó là quy luật phát triển của vũ trụ. Và kẻ nào còn trụ lại được sau cùng, đó là chiến thắng!