Này bạn gì ơi cho mình hỏi, tại sao bạn lại yêu ai đó? 
Và tại sao sau đó hai người chia tay?
-------- --------
Ảnh quá đẹp, nguồn: Cloé Bourguignon
Tuổi thọ của chúng ta là hữu hạn, nên số lần chúng ta gặp một người trong đời cũng là hữu hạn. Có lẽ cũng vì biết như vậy nên ai cũng hối hả đi tìm tình yêu, và mong tình yêu ở với mình, càng lâu càng tốt.
Chúng ta đều muốn yêu và được yêu lâu nhất, hết mình nhất có thể, vậy thì tại sao sau này chúng ta lại không như thế nữa? Sao chúng ta lại muốn chia tay? 
Đây là một số hình điển mà mình quan sát thường thấy:
-----
- Vì cảm thấy đã quá quen thuộc như bạn bè, hết yêu
- Vì cảm thấy cô đơn giữa cuộc tình
- Vì suck in bed
- Vì thích ai khác tốt hơn rồi
- Vì thấy người ta thay đổi quá nhiều so với ngày mới quen
- Vì khoảng cách về ngoại hình, về tâm lý, về trí tuệ, về bất cứ cái gì, đang quá lớn
- Vì ABC và vì XYZ
-----
ABC và XYZ có thể là bạt ngàn tỉ tỉ triệu triệu vô cùng tận thứ lý do khác nhau. Nhưng giải pháp thì chỉ có một. 
Vậy câu hỏi sau cùng, giải pháp đó là gì?

Bốn giai thoại kinh điển của tình yêu: 

Trích dẫn mô hình Tuckman của nhà tâm lý học người Mỹ cùng tên. Mối quan hệ giữa người với người trong một nhóm sẽ trải qua 4 giai thoại chung như hình, bao gồm:
1. Forming (Hình Thành) – 2. Storming (Bão tố/ Thử thách) – 3. Norming (Ổn định) – 4. Performing (Có hiệu suất).  
Nguồn ảnh: Tutorial Point
Và khi áp dụng nó vào tình yêu, bạn cũng sẽ có 4 giai thoại: 
1. Tìm hiểu người đó 2. Gặp xích mích – 3. Cùng vượt qua – 4. Ổn định 
Khi mới quen ai đó, bạn bắt đầu giai đoạn 1. Tìm hiểu nhiều hơn về người đó, và hai người gần gũi nhau hơn. Rồi thì cả hai chính thức yêu nhau. 
Thời gian đầu ta toàn thấy điểm tốt ở đối phương, càng tiếp xúc nhiều, ta mới thấy thêm những mặt khác nữa, những mặt làm ta bắt đầu thấy khó chịu. 
Đó là khi ta đi đến giai đoạn 2. Xích mích (và đảm bảo là cỡ nào, cặp nào cũng sẽ có xích mích, dù đó là cặp đôi dị tính hay đồng tính). 
Tùy mức độ nặng hay nhẹ của xích mích, mối tình đó có thể tan vỡ, hoặc cả hai cùng 3. Vượt qua và đi đến 4. Ổn định.

Lý do tại sao các cặp đôi chia tay? 

Nhìn theo mô hình này bạn sẽ thấy thực ra tất các dạng lý do ta chia tay ABC và XYZ đều sẽ xảy ra ở giai đoạn 2. Gặp xích mích
lý do sau cùng đi đến chia tay của mọi mối tình, chung quy cho cùng, là vì không vượt qua được xích mích mà thôi. Không tin, nghĩ lại xem, tình yêu gần đây nhất, bạn mới chia tay vì điều gì?
Nếu vượt qua được, tình yêu sẽ đi đến ổn định. Nhưng khi đã không vượt qua được xích mích, nhìn mặt nhau chỉ ghét thêm nên nhiều khi chỉ muốn "tống' người ta đi thật lẹ để lại hối hả lao vào tình yêu mới. 

Tôi sau khi nhớ về tình cũ. (Nguồn ảnh: Cloé Bourguignon)

E hèm, vậy giờ nói rõ, "cứu cánh" chung của các "pha" chia tay trên thế gian này là gì?

Từng lý do chia tay có từng cách xử trí khác nhau, giả sử như:
-----
- Vì cảm thấy đã quá quen thuộc như bạn bè, hết yêu
Vậy cùng nhau lên kế hoạch làm điều mới đi!
- Vì suck in bed
Vậy nói gu của bạn, sở thích của bạn, cởi mở với người kia và cùng try it out!
- Vì thích ai khác tốt hơn rồi
Chắc chắn người hiện tại và người kia mỗi người đều có điểm tốt và xấu riêng, tốt hay xấu là do bạn cả thôi!
- Vì khoảng cách về ngoại hình, về trí tuệ, về bất cứ cái gì, đang quá lớn
Vậy đi tập thể dục, học ngoại khóa, làm thêm, bạn giúp người kia 1 tay là được!
-----
Có lý do sẽ có cách giải quyết. Nhưng các cách này thường không thể áp dụng cho nhiều trường hợp cùng lúc. 
Cách hiệu quả nhất, dễ hiểu nhất áp dụng cho tất cả mọi trường hợp có chăng là đi theo mô hình Tuckman: muốn không chia tay, phải vượt qua được xích mích!

Kết luận: Làm sao để vượt qua được xích mích? 

Bài viết lần này hơi dài dòng rồi nên kết bài sẽ cố gắng trả lời thật ngắn gọn và dễ nhớ. Câu trả lời đơn giản như Michael Jordan từng nói thôi à: 
"Love is playing every game as if it's your last!" (Chơi như trò chơi cuối, yêu như lần yêu cuối).
Yêu đúng cách và hết mình như vậy thì sẽ chả xích mích nào làm khó được hai bạn đâu. Sure luôn á :D 
My dear, you and your love will be just fine mà. Chắc chắn á :D
Chú thích: 
*Mô hình Tuckman chủ yếu dành cho Team Development và áp dụng cho nhóm làm việc môi trường công sở nhiều hơn. Nhưng cá nhân mình thấy nó có thể được áp dụng mở rộng cho tất cả các mối quan hệ người-người nên mình vẫn quyết định chọn để đưa vào bài viết.  
Tái bút:
Cảm ơn bé Đạt đã là nguồn cảm hứng để anh viết bài blog lần này. Chúc em thi tốt và chúc chuyện tình yêu của em cũng sẽ thật tốt. 
Fanpage: