Đôi khi, bạn bị cuốn theo một cảm giác buồn bã hoặc cảm giác trống rỗng mà chẳng có nguyên nhân. Chúng ta thức dậy một cách lơ đãng và bơ phờ, có cảm giác thiếu năng lượng và mất phương hướng. Mọi thứ đều chẳng còn thú vị, chẳng còn gì đáng để chinh phục nữa. Theo thuật ngữ của bác sỹ, có lẽ chúng ta đang rơi vào trạng thái trầm cảm.
Một trong những hiểu biết kỳ lạ nhất nhưng cũng kích thích nhất về trầm cảm được tìm thấy trong các tài liệu tâm lý học nói với chúng ta rằng trầm cảm có lẽ không thuộc về những nỗi buồn — mà đó là một loại tức giận mà không thể tìm thấy biểu hiện, nó tự sinh ra trong chúng ta và khiến chúng ta buồn về mọi thứ, mọi người xung quanh trong khi thực ra thì sự tức giận thường chỉ liên quan đến một người hoặc một sự việc cụ thể mà thôi. Nếu bản thân chúng ta hiểu được sự thất vọng hay cơn thịnh nộ của mình một cách rõ ràng và mật thiết thì có thể giúp bản thân tự tiết chế và có thể tự lấy lại tinh thần để vượt qua trầm cảm.
Melancholy (Edvard Munch)
Melancholy (Edvard Munch)
Lý thuyết cùng lúc đặt ra một câu hỏi. Tại sao chúng ta có thể vừa tức giận một cách sâu sắc mà lại không biết nguồn cơn của sự tức giận hay thất vọng đó đến từ đâu? Việc này rất bình thường đối với cơ chế hoạt động của tinh thần con người. Về cơ bản, chúng ta rất kém trong việc giữ sự liên kết chặt chẽ về nguồn gốc, bản chất của những cảm xúc trong mỗi người. Chúng ta có thể nhận ra một phong cảnh đẹp, một người quyến rũ hay một bộ phim hay mà không cần sự giải thích vì sao chúng lại như vậy. Sự hiểu biết của bản thân thiết lập ra một thói quen nhận định tách xa cảm giác của chúng ta. Không chỉ nỗi buồn và sự tuyệt vọng  mà chúng ta càng lúc càng xa lạ với chính bản thân mình.
Ngoài ra, có một lý do khác để mỗi người mất đi sự liên lạc với cảm giác tức giận của bạn thân: đó là vì từ khi còn bé, chúng ta đều được dạy rằng không tốt chút nào khi tức giận (cả giận mất khôn, một điều nhịn chín điều lành…), rằng sự tức giận sẽ làm chúng ta không thể trở thành một người tử tế và biết cảm thông. Sẽ cảm thấy đau đớn và cảm giác tội lỗi khi chúng ta thừa nhận cảm xúc tức giận, mất bình tĩnh, thịnh nộ. Sẽ bị coi là chưa trưởng thành nếu không kìm chế được cảm xúc… Những điều mà có thể làm chúng ta tức giận sau đó nghe thì có vẻ chẳng có gì to tát, bản thân chúng ta được hướng dẫn rằng sẽ đủ mạnh mẽ để coi những điều nhỏ bé kia chẳng thể nào làm lay động được tâm hồn, rằng chúng ta thừa sức mạnh, sự bình tĩnh để bỏ qua những điều nhỏ nhặt ấy.
Và cuối cùng, điều ghim trong đầu của nhiều người đó là ai cũng nghĩ sự tức giận luôn luôn đem lại những điều tồi tệ, gây ra những thảm họa, những điều không tốt. Vì đơn giản, chúng ta chưa được chứng kiến tác dụng của sự tức giận. Vì cuộc sống xung quanh chúng ta toàn là những người cố gắng giữ gìn sự bình tĩnh, sự điềm tĩnh, những người không giám lên tiếng và tự làm lành những tổn thương cá nhân trong sự im lặng.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, để thoát khỏi sự trầm cảm, cần xác định rõ sự đau thương, muộn phiền của bản thân từ đâu, hãy biến nó thành những niềm đau tới vấn đề cụ thể. Chúng ta hoàn toàn có thể thể hiện sự tức giận, phẫn nộ với những nguyên nhân cụ thể này. Đây là việc quản trị cảm xúc, qua đó cuộc sống sẽ trở nên dễ quản lý và tìm ra được hi vọng trong những trạng thái buồn bã tuyệt vọng vô tận…
Theo: thebookoflife