"Kiếm củi 3 năm đốt một giờ" - là một trong những thành ngữ kinh điển được cha ông ta nhắc nhở cho thế hệ tương lai rất nhiều lần. Chỉ bằng những từ ngữ đơn giản mà gần gũi, thành ngữ đã thực sự mang đến cho chúng ta nhiều bài học đáng phải suy ngẫm. Vậy hiểu như thế nào cho đúng với thành ngữ này?

"Kiếm củi 3 năm đốt một giờ" hiểu sao cho đúng?

"Kiếm củi 3 năm đốt một giờ" hiểu đơn giản là chỉ vì một hành động dại dột bất cẩn, không nghĩ trước nghĩ sau mà con người ta đã phá hủy cả một cơ đồ mà họ đã tốn công, tốn sức chắt chiu tạo nên.
Thành ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta cần thận trọng trước mọi quyết định hành động, bằng không sẽ nuối tiếc cả một đời người.
Điều này được thể hiện rõ ngay trên những gì mà con người đạt được trong quá trình sống và làm việc. Từ tiền bạc của cải vật chất, lẫn địa vị thanh danh, quyền lực. Nếu như trước đây dân tình được ít tiếp xúc với mạng lưới Internet thì những thông tin này đôi khi sẽ như gió thoảng qua tai. Nhưng giờ đây mọi thứ đã thực sự thay đổi, cuộc sống của con người cũng vì thế mà trở nên bất biến.
Trong thời gian qua, chúng ta không thiếu cảnh tình trạng những người chức cao vọng trọng dành cả cuộc đời để cống hiến cho người. Hay những người dành cả cuộc đời để mang lại tiếng cười giải trícho cộng đồng....Nhưng chỉ một giây phút bồng bột họ đã đánh mất đi mọi thành quả mà họ từng cố gắng. Đây hẳn là minh chứng mạnh mẽ nhất cho câu thành ngữ "Kiếm củi 3 năm đốt một giờ".

Bài học rút ra từ câu thành ngữ này là gì?

Có thể thấy đã là con người không thể tránh khỏi lòng tham, chính tâm tham đã khiến con người ta khó lòng vứt bỏ những suy nghĩ dại dột, nhất thời. Có lẽ, nếu nhìn nhận một cách sâu sắc và khách quan nhất, thì chúng ta thương hơn là oán hận họ.
"Kiếm củi 3 năm" ẩn dụ cho quá trình vất vả miệt mài lao động và cống hiến. Con người ta ai cũng phải vật lộn phấn đấu rèn giũa bản thân mỗi ngày mới có được quả ngọt. Ấy vậy mà đến giây phút cuối người ta lại đánh mất đi thứ mà họ từng quằn quại theo đuổi. Thế mới nói "Lao động là vinh quang" - đừng có suy nghĩ hiện giờ bản thân đã an nhàn là không cố gắng nữa. Chỉ có như thế chúng ta mới không có suy nghĩ gì đó muốn đạt được cái quả nhanh hơn.
Bài học của mỗi chúng ta ngay lúc này có lẽ nên tu thân tâm, hay chính xác hơn là cái gọi là chuẩn mực của đạo đức. Bác Hồ cũng từng nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Vậy nên bàn gì thì bàn, con người ta sinh ra học cái gì thì học nhưng phải học làm người có đạo đức trước. Bởi nó sẽ là kim chỉ nan dẫn chúng ta đi theo con đường đúng đắn nhất, mang lại những trái ngọt cho mình và cho đời.
Chúc cho thân tâm của mỗi chúng ta sống trọn trong từng khoảnh khắc, lan tỏa những điều tích cực đến với mọi người!