Tại sao KIM CHI trở nên phổ biến trên toàn thế giới?
Kim chi có xuất sứ từ Hàn Quốc nhưng ở Việt Nam cũng như đa số các quốc gia khác trên toàn thế giới nó cũng phổ biến không kém. Thực...
Kim chi có xuất sứ từ Hàn Quốc nhưng ở Việt Nam cũng như đa số các quốc gia khác trên toàn thế giới nó cũng phổ biến không kém. Thực ra thì khi nó du nhập vào Việt Nam, nó đã được cải biến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Cùng là kim chi nhưng người Hàn với người Việt làm thì cũng khác nhau kha khá đấy.
Tại sao Kim chi lại trở nên phổ biến trên toàn thế giới?
Vào những năm 70 – 80 của thế kỉ XX, kim chi là nỗi mặc cảm của người dân Hàn Quốc với bạn bè Quốc Tế đặc biệt là các nước châu Âu, châu Mỹ. Những người da trắng gọi kim chi là một thứ rau lên men bốc mùi. Việc một người Hàn ăn kim chi ở Mỹ ngày đó cũng giống với việc một người hút thuốc bây giờ. Họ bị coi là những kẻ hạ đẳng với hơi thở bốc mùi.
Dần dần, người dân trên thế giới ít định kiến về kim chi hơn mà ngày càng trở nên ưa thích nó. Người Nhật rất thích món này và họ nhập khẩu hàng tấn kim chi mỗi năm. Họ cũng làm ra một món tương tự nhưng ít cay hơn là Kimuchi. Vào những năm 90 khi mà xu hướng ăn uống lành mạnh bùng nổ thì kim chi ngày càng được các nước trên thế giới yêu thích và nhập khẩu nhiều hơn.
Nhưng sự kiện làm cho kim chi được biết đến nhiều nhất chính là đại dịch cúm gà SARS vào năm 2003. SARS lan tràn khắp Trung Quốc đến Đông Nam Á thậm chí cả Canada và một phần châu Âu, với khoảng hơn 8000 ca ghi nhận nhiễm bệnh và 750 trường hợp tử vong. Trong khi đó, Hàn Quốc không hề có một ca tử vong nào, chỉ có 2 ca nhiễm bệnh nhưng không hề nguy hiểm đến tính mạng. Và nhiều giả thiết được đưa ra cho rằng món ăn Hàn Quốc đã khiến họ có khả năng miễn dịch tốt hơn mặc dù không có cơ sở chính xác. Trong một nghiên cứu chỉ ra enzyme trong kim chi làm tăng khả năng miễn dịch chống lại dịch cúm gà. Thế là Trung Quốc và nước châu Á khác tự kết luận rằng món ăn này bảo vệ người Hàn khỏi đại dịch. Năm 2003, lượng kim chi xuất khẩu ở Hàn Quốc tăng 40% so với năm trước và chỉ riêng Trung Quốc đã tăng 245%.
Một lí do khác nữa là món ăn lên men rất dễ gây nghiện, cũng giống như phomat và bia vậy. Một khi đã ăn thì khó mà dừng lại được.
Nhưng sự kiện làm cho kim chi được biết đến nhiều nhất chính là đại dịch cúm gà SARS vào năm 2003. SARS lan tràn khắp Trung Quốc đến Đông Nam Á thậm chí cả Canada và một phần châu Âu, với khoảng hơn 8000 ca ghi nhận nhiễm bệnh và 750 trường hợp tử vong. Trong khi đó, Hàn Quốc không hề có một ca tử vong nào, chỉ có 2 ca nhiễm bệnh nhưng không hề nguy hiểm đến tính mạng. Và nhiều giả thiết được đưa ra cho rằng món ăn Hàn Quốc đã khiến họ có khả năng miễn dịch tốt hơn mặc dù không có cơ sở chính xác. Trong một nghiên cứu chỉ ra enzyme trong kim chi làm tăng khả năng miễn dịch chống lại dịch cúm gà. Thế là Trung Quốc và nước châu Á khác tự kết luận rằng món ăn này bảo vệ người Hàn khỏi đại dịch. Năm 2003, lượng kim chi xuất khẩu ở Hàn Quốc tăng 40% so với năm trước và chỉ riêng Trung Quốc đã tăng 245%.
Một lí do khác nữa là món ăn lên men rất dễ gây nghiện, cũng giống như phomat và bia vậy. Một khi đã ăn thì khó mà dừng lại được.
Món ăn Hàn rất lành mạnh?
Nho giáo đã thâm nhập rất sâu vào đời sống, bao gồm cả thức ăn. Thức ăn dựa trên lí thuyết về ân dương ngũ hành. Mọi bữa ăn đều phải có năm vị: chua, đắng, ngọt, cay và mặn. Món ăn cũng phải có năm màu và năm cấu trúc. Mọi bà nội trợ đều làm theo quy tắc này không cần suy nghĩ. Đó là lí do món ăn Hàn rất lành mạnh. Chúng được làm dựa trên triết lí về năng lượng và vũ trụ.
Tại sao lại là lên men cay?
Ban đầu, kim chi cũng chỉ như những loại dư cải muối chua khác, chỉ dùng muối. Tuy nhiên vào những năm 1750, muối rất đắt nên chính quyền đã khuyến cáo sử dụng bột ớt để giảm lượng muối tiêu thụ. Và xu thế đó kéo dài cho đến tận ngày nay.
[Những kiến thức ở trên được góp nhặt trong cuốn sách: Giải mã Hàn Quốc Sành Điệu. Nếu ai muốn tìm hiểu thêm về văn hoá Hàn Quốc có thể tìm đọc cuốn sách này.]
Du lịch - Ẩm thực
/an-choi
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất