Đế chế Ả Rập là một đế chế Hồi giáo do người Ả Rập thành lập trên bán đảo Ả Rập vào thời Trung cổ, sử sách Trung Quốc thời nhà Đường gọi nó là Đại Thực, trong khi Tây Âu quen gọi nó là Đế chế Saracen.
Lời dạo đầu: Nhà Đường của Trung Quốc cùng thời với Đế quốc Ả Rập, ai cũng thích hỏi tại sao Đế chế Ả Rập hùng mạnh lại không dám công khai tấn công nhà Đường? Hôm nay chúng ta hãy nói chuyện.
Đế quốc Ả Rập là phần màu xanh
Đế quốc Ả Rập là phần màu xanh
Đế chế Ả Rập là một đế chế Hồi giáo do người Ả Rập thành lập trên bán đảo Ả Rập vào thời Trung cổ, sử sách Trung Quốc thời nhà Đường gọi nó là Đại Thực, trong khi Tây Âu quen gọi nó là Đế chế Saracen.
Cương vực cực thịnh của đế quốc trải dài từ sông Indus ở phía đông đến bờ biển Đại Tây Dương ở phía tây, phía bắc có dãy núi Kavkaz, biển Caspi và miền nam nước Pháp, biển Ả Rập và sa mạc Sahara ở phía nam , có diện tích 13,4 triệu km vuông. Đây là một trong những đế chế có tuổi thọ dài nhất cũng là đế chế vĩ đại trải dài khắp châu Á, châu Âu và châu Phi sau Vương triều Achaemenid của Ba Tư, Đế chế Alexander, Đế chế La Mã và Đế chế Byzantine.
Điều kiện địa lý được định sẵn để ngăn chặn Đế chế Ả Rập bành trướng về mọi hướng.
Điều kiện địa lý của Đế chế Ả Rập gần như trái ngược với Trung Quốc.
Cấu trúc lãnh thổ của Đế quốc Ả Rập có thể nói là bị chia cắt, bao gồm vùng đất thấp Turan ở Trung Á, vùng Lưỡi liềm màu mỡ ở Tây Á, cao nguyên Iran, sa mạc Ả Rập, lưu vực sông Nile ở Bắc Phi, sa mạc Sahara, và thậm chí là bán đảo Iberia ở góc tây nam của châu Âu. Các mảng địa chính trị do đế chế bao phủ không chỉ nhiều mà còn có môi trường địa lý khác nhau, phạm vi phân bố quá rộng và phân tán, trải dài hàng nghìn dặm từ đông sang tây - điều này có nghĩa là trừ khi khu vực lõi của Đế chế Ả Rập siêu mạnh, còn không thì không đủ sức trấn áp.
Khu vực hạch tâm của Đế chế Ả Rập là khu vực Lưỡng Hà (tức là Iraq ngày nay), khác xa với hai lưu vực Trường Giang và sông Hoàng Hà của Trung Quốc về số lượng và chất lượng. Chỉ dựa vào hai lưu vực sông thì vẫn chưa đủ mạnh để kiểm soát hiệu quả Trung Đông. Nếu bạn muốn thống trị lâu dài lãnh thổ rộng lớn hàng chục triệu km vuông ở phía đông và Pamirs, đồng thời vươn tới Đại Tây Dương ở phía tây chỉ bằng hai khu vực ấy, dù theo bất kỳ quan điểm nào, thì cũng khó mà làm được.
Do hạn chế địa lý và yếu tố sắc tộc nên Đế quốc Ả Rập không thể mở rộng về mọi hướng.
Đại Đường, Đột Quyết, Ả Rập, ba đế quốc sát phạt nhau.
Phần kiểm soát của Đại Đường ở châu Á
Phần kiểm soát của Đại Đường ở châu Á
Sự khống chế của nhà Đường đối với Tây Vực khá lỏng lẻo, một mặt là do tình hình chính trị đầu nhà Đường rối ren, mặt khác là do nhà Đường phải đối mặt với kình địch ở Tây Vực.
Kình địch này là Đột Quyết, sau khi đế quốc to lớn của họ bị nhà Đường diệt tanh bành thì đã không khuất phục mà tự phát thành lập một trung ương mới để đối kháng nhà Đường. Binh chế nhà Đường không thể trường kỳ tác chiến ở Tây Vực, nên càng kích động xung đột giữa các tộc người ở Tây Vực nên tìm cách kích động mâu thuẫn dân tộc ở đây. Nhà Đường rất chú trọng đến việc thu hút các nước phía Tây tấn công Đột Quyết như Ba Tư, và đế quốc Ả Rập sau khi Ba Tư diệt vong.
Binh phục Ả Rập
Binh phục Ả Rập
Đế chế Ả Rập lúc bấy giờ là Vương triều Umayyad sắc thái tôn giáo không mạnh nhưng có khát vọng bành trướng mạnh mẽ. Nó đã tích cực tìm cách đông tiến và sau khi chiếm đóng Ba Tư thì muốn tiến quân Trung Á. Trung Á lúc bấy giờ là lãnh địa của người Đột Quyết. Vì vậy hai bên mâu thuẫn nhau. Sau khi Ba Tư diệt vong, nhà Đường trở nên giao hảo với người Ả Rập và cùng nhau chiến đấu chống lại người Đột Quyết. Tại Trung Á lúc bấy giờ, ba vương quốc nhà Đường, Đột Quyết và Ả Rập cạnh tranh với nhau.
Cuối cùng, người Đột Quyết bị diệt vong dưới tay của đế quốc Ả Rập và Đại Đường
Cuộc chiến giữa hai đế quốc lớn ở Châu Âu và Châu Á khiến đế quốc Ả Rập hoàn toàn lo sợ
Trận chiến Talas là trận chiến giữa quân đội An Tây Đô hộ phủ thuộc Đại Đường với quân Hồi giáo của Đế quốc Ả Rập và lực lượng chư hầu Trung Á tại Talas.
Lược đồ trận Talas
Lược đồ trận Talas
Trung Quốc vào năm 751 (năm Thiên Bảo thứ 9) đang ở đỉnh cao thịnh vượng chưa từng có. Dưới thời thống trị của Lý Long Cơ, quốc lực nhà Đường lên đến đỉnh điểm và rất biết cách dùng binh để đối ngoại. Mặc dù Lý Long Cơ ngày càng ham mê tửu sắc, không còn là vị quân chủ anh minh và có những nguy cơ rình rập dưới bề mặt xã hội phồn vinh nhưng Đại Đường đương thời vẫn là cường quốc được tôn kính nhất trên thế giới. tại thời điểm đó.
Đương thời nhà Đường lúc đó có tự tin vào lực lượng vũ trang của chính mình không? Đương nhiên, đương thời quân Đường rất tinh nhuệ, binh lính được trang bị dao mạch và những vũ khí có thể nghiền nát đối thủ. Mỗi người trung bình có 2 con ngựa cưỡi, rất lớn mạnh phi thường. Sự tự tin của quân Đường có thể khả dĩ lí giải được. Nhưng đối thủ là Ả Rập có quân đội có đến 20 vạn lính, còn đội tòng quân khoảng 3 vạn. Do chênh lệch quá lớn nên việc người Ả Rập cho rằng họ sẽ dễ dàng nuốt chửng Đại Đường.
Đối với nhà Đường, trận chiến Talas nhìn chung vẫn là khúc vinh quang dù thất bại. Ả Rập có được một trận thảm thằng. Đại Đường chỉ có 3 vạn quân mà đối đầu sòng phẳng với 20 vạn quân Ả Rập. Triều Đường tuy không thể áp đảo tuyệt đối trên sân nhà, nhưng họ cũng chiến đấu ngoan cường và giết được kha khá lính Ả Rập để hù dọa đối phương là rất hợp lý. Tuy nhiên, Đế chế Ả Rập không ngu ngốc, nó sẽ không rút lui nếu không thể chiến thắng và ý chí chiến đấu của người Ả Rập cũng rất mạnh mẽ. Xét về quá trình phát triển sau này của lịch sử, Đế chế Ả Rập tương đối yếu hơn nhà Đường về sự liên kết chính trị và kinh tế. Sau trận Talas, quá trình Đông tiến của Đế quốc Ả Rập kết thúc cùng với chiến lược vừa phòng ngự vùa hòa hoãn khôn ngoan của nhà Đường nên xung đột biên giới dần kết thúc.
Về mặt lợi ích, Ả Rập vẫn không thu được một chút gì khi bắt được một số ít thợ thủ công giấy trong biên chế quân Đường mà còn bị lỗ nặng do bị mất quá nhiều quân. Khi quân Đường gần bị tiêu diệt thì viện binh của Phong Trường Thanh (bạn tốt của trưởng tướng chỉ huy trận Talas bên Trung Quốc là Cao Tiên Chi) đến ứng cứu thành công, giúp Cao chống cự được quân Hồi giáo. Điều đó giúp khu vực An Tây Đô hộ phủ ở Trung Á vẫn an toàn (nếu như không có loạn An Sử).
Sau trận chiến Talas, nhà Đường vẫn khống chế Tây Vực, và Ả Rập phải phái người giảng hòa, và quân Đường ở Tây Vực tiếp tục khuếch trương thế lực dưới sự chỉ huy của Phong Truồng Thanh. Sau loạn An Sử, nhà Đường vẫn khống chế Tây Vực nhưng sau loạn Chu Thử thì dần kiểm soát lỏng lẻo vùng này. Năm 790 SCN, triều Đường hoàn toàn mất Tây Vực vào tây Thổ Phồn rồi mấy thập kỉ sau người Hồi Hột chiếm cứ vùng này. Nhưng ở Tây Vực vẫn còn một số ít người Hán hòa huyết với người bản địa lập nên Phật Quốc
Thất bại của nhà Đường trong trận Talas cũng giống như thất bại của nước Tề trong trận Trường Chước, không ảnh hưởng quá nhiều đến nguyên khí quốc gia. Người Ả Rập biết rằng người Hán không dễ bắt nạt như người Byzantine, nên họ chủ trương khoan sức, đợi đến khi nguyên khó nhà Đường suy bại rồi mới bắt đầu chinh phạt. Nhưng về sau, một kẻ thù cứng rắn hơn nhà Đường tên là Thổ Phồn xuất hiện, người Ả Rập phải từ bỏ khát vọng chinh phục đông Thông Lĩnh, và bờ biển Địa Trung Hải trù phú hiển nhiên phù hợp để bành trướng hơn là khu vực hoang vắng phía đông Đại Thông Lĩnh.
Chú thích: Đế quốc Ả Rập là thuật ngữ của học giới Trung Quốc ám chỉ cả ba đế quốc Rashidun (632–661), Umayyad (661–750), Abbasid (750-1258) cùng cai trị một lãnh thổ rộng lớn từ Bắc Phi đến Trung Á.
Đây là bài dịch từ bài sử luận "A lạp bá đế quốc vi hà bất cảm trực tiếp đả trung quốc? Đường quân nhất chiến đả phạ liễu tha môn" trên kênh truyền thông "Đao mộ thủ trát"