Porter Robinson và Hugo “Madeon” Leclerq là hai trong số những nghệ sĩ nổi bật trong ngành công nghiệp âm nhạc điện tử, cả 2 người đều đã cùng nhau chia sẻ sự thành công từ thời điểm họ mới bắt đầu sự nghiệp từ rất trẻ. Với Porter, anh đã ra mắt EP (extended play) đầu tay của mình có tựa đề "Spitfire" trên hãng đĩa OWSLA vào năm 2011 trong khi Madeon đăng tải một video trên YouTube với sức lan truyền chóng mặt có tên “Pop Culture”. Cả hai nghệ sĩ đều hiện đang phát triển mạnh, duy trì thành công của họ trong một thời gian dài trong khi hầu hết các nghệ sĩ nhạc điện tử khác mờ dần khỏi ánh đèn sân khấu. Điều cần thiết để lưu ý ở đây, việc được giữ hoàn toàn quyền kiểm soát sáng tạo trong hướng đi của cả hai dự án nghệ sĩ đều là sáng kiến của họ.
Trong thời đại kỹ thuật số, các hãng đĩa (là những công ty chịu trách nhiệm cho quá trình thương mại trong âm nhạc) thường tìm thấy các nhạc sĩ ở trên mạng, ký hợp đồng với họ và cấp cho họ các tài nguyên để xây dựng thương hiệu tốt hơn và tiếp cận đại chúng thông qua các nền tảng âm nhạc (như Spotify, Apple Music,…). Thường thấy, các tác phẩm của nghệ sĩ sẽ được tiếp thị một cách chiến lược thông qua các công ty quan hệ công chúng, nhận được sức hút của giới truyền thông trong một thời gian ngắn, chuẩn bị cho một chuyến lưu diễn để hỗ trợ những nghệ sĩ có tên tuổi hơn. Quá trình này được sử dụng để thu hút sự nổi tiếng của công chúng khi những nghệ sĩ mới hợp tác với các tên tuổi lớn hơn trong ngành. Tuy nhiên, các công ty thường có lịch phát hành nhạc và số lượng nghệ sĩ rất dày đặc, vì vậy trọng tâm sẽ nhanh chóng chuyển từ nghệ sĩ này sang nghệ sĩ khác.
Với việc các hãng thu âm tập trung vào sự phát triển ngắn hạn sự nghiệp của các nghệ sĩ của họ hơn bao giờ hết, họ nên xem xét phương pháp xây dựng thương hiệu của Porter Robinson và Madeon, như một ví dụ về việc đầu tư vào sự nghiệp kéo dài hơn.
Porter Robinson (bên phải) và Madeon (bên trái)

Hợp tác cho các mục đích có lợi.

Để bắt đầu, ngày nay, các công ty xuất bản thường tập hợp nhiều nghệ sĩ và bản nhạc của họ lại để tạo thành một album tổng hợp (compilation album). Chiến lược này có nhiều mục đích, bao gồm liên kết các nghệ sĩ bằng cách cho họ cùng hợp tác trong một tác phẩm lớn, xây dựng bản sắc thương hiệu, một cộng đồng lớn hơn và tin về khả năng một track nhạc hoặc nhiều hơn sẽ nổi bật, gây dựng ra nhiều tiền hơn. Mặc dù phương pháp này có thể hiểu được từ quan điểm kinh doanh, nó vẫn làm giảm đáng kể giá trị tiềm năng lâu dài của âm nhạc vì nó bị nhấn chìm bởi số lượng nội dung có sẵn.
(Monstercat Uncaged — album tổng hợp nhiều nghệ sĩ của hãng Monstercat)
Mô hình này tương tự như việc bạn đi vào một cửa hàng quần áo và có quá nhiều mẫu để lựa chọn. Dựa vào gu của mỗi người, người tiêu dùng sẽ chỉ chọn ra những gì hợp với họ và có thể sẽ quay trở lại nếu họ thấy mình quan tâm đến thương hiệu. Tuy nhiên, quan niệm đó làm giảm giá trị của từng sản phẩm vì không có gì trong số chúng nổi bật giữa hàng loạt các lựa chọn.

Sự kết hợp mang tính chất xây dựng.

Để nhìn lại về việc khi nào âm nhạc của Porter Robinson và Madeon bắt đầu có sự thu hút, họ đã thể hiện công khai rõ sự ủng hộ âm nhạc đối với nhau vì họ là bạn từ nhỏ. Sự ủng hộ đó xuất hiện dưới hình thức chia sẻ những lời tử tế và gợi ý người hâm mộ nghe âm nhạc của cả hai bọn họ. Dựa trên điều đó, sự liên kết giữa hai người đã được tạo ra, đưa ra một ví dụ hình ảnh về một sự kết nối chân thành đáng quý.
Mối quan hệ cá nhân tồn tại từ trước này đã được chuyển thành sự ủng hộ của những  người hâm mộ cho cả hai, do cảm giác điều này giống như một sự tình cảm dành cho nhau hơn là chỉ hợp tác trong một sản phẩm. Điều này cho thấy rằng các dự án của hai nghệ sĩ, cho dù có những phong cách âm nhạc và tầm nhìn tổng thể khác nhau, có thể được liên kết ở một mức độ mà không bị lẫn vào với nhau để mỗi người vẫn có cá tính riêng của mình.
Porter Robinson chia sẻ tình bạn với Madeon

Shelter

Sau khi kết thúc các tour diễn chính của 2 album đầu tay, Porter và Hugo đã hợp tác cùng nhau phát hành single “Shelter”, rõ ràng đã trở thành bài hát thành công nhất đối với họ. Điều thú vị chúng ta có thể thấy ở đây là cách mà cả hai nghệ sĩ gây dựng thương  hiệu riêng biệt, làm đúng theo tầm nhìn của mình, và sau đó hội tụ lại cho một sự hợp tác mà dường như không thể không xảy ra. Một lần nữa, đây là một ví dụ điển hình của việc quản lý thành công cá nhân bằng cách tập trung vào thương hiệu, rồi nâng cao dần để đến sự hợp tác.

Danh tính vs. Sự phù hợp

Thứ  hai, những chiến lược thành công của các hãng đĩa tập trung vào các đĩa đơn, những dự án ngắn và việc duy trì album cho các chuyến lưu diễn đã được lên kế hoạch. Trong suốt thời gian điều này đang diễn ra, nghệ sĩ được yêu cầu làm việc liên tục để đáp ứng với yêu cầu được đề ra bởi  hãng đĩa. Khi được kiểm tra, các hãng đĩa thường có hàng tá những bản nhạc với các thể loại khác nhau mà họ có thể làm cho chúng hòa hợp với  nhau.
Phần lớn, điều này được làm để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và nhấn mạnh những gì có thể được mong đợi từ thương hiệu của họ. Họ cố gắng tạo ra  một môi trường nơi một phong cách âm thanh cụ thể tồn tại, để người nghe nhạc dễ dàng xác định và ghi nhớ nó, mở rộng lòng trung thành với  thương hiệu. Tuy nhiên, việc thu hẹp các bản phát hành nhạc thành một thể loại khiến các nghệ sĩ hạn chế sự sáng tạo bản thân và không thể thỏa mãn được tiêu chuẩn phong cách của họ — thứ mà thường được coi như là sự nhận diện thương hiệu.
Bằng cách làm đó, các hãng đĩa đã giảm thiểu số tiềm năng trong tương lai, đặc biệt hơn nếu họ đã bị quá phụ thuộc vào những điều đã được ấn định sẵn. Porter Robinson và Madeon đã có nhiều thời gian để xây dựng các album mà có thể còn thành công trong nhiều năm.

Tầm nhìn nghệ thuật toàn diện

Ngay khi Porter phát hành album “Worlds” vào năm 2014 trong khi Madeon ra mắt “Adventure” vào năm 2015, cả hai đều đã nhanh chóng được coi là album mang tính định nghĩa thời đại trong ngành công nghiệp âm nhạc điện tử. Trước các album, thương hiệu của họ chưa được thiết lập đầy đủ để có thể bao gồm những chất riêng, nhưng trước khi phát hành, họ đã tìm ra cách sử dụng những sản phẩm trong quá khứ của mình để làm bệ phóng. Từ thời điểm đó, mỗi nghệ sĩ tiếp tục củng cố chất âm thanh và tầm nhìn của họ bằng các xây dựng các khái niệm tổng thể xung quanh các album.

Một bên, Porter đã thể hiện tình yêu thẳng thắn của mình đối với nền văn hóa Nhật Bản trong toàn bộ album và live show. Đặc biệt, anh ấy gắn chặt với các khái niệm về vẻ đẹp và sự dễ bị tổn thương, điều mà phản ánh đúng tính cách con người và quan điểm của anh.
Một cảnh trong MV “Flicker” của Porter Robinson — có thể thấy rõ được sự  ảnh hưởng của văn hóa truyện tranh Nhật Bản trong tác phẩm
Mặt khác, Hugo tự sáng tạo ra một ngôn ngữ và lồng ghép nó vào tất cả  các tác phẩm sáng tạo của mình (từ MV, artwork, merch, visual live show,…) đồng thời thêm những yếu tố như easter eggs, câu đố cho người hâm mộ tự tìm tòi, khám phá.
Bảng chữ cái được chính Madeon sáng tạo ra như một bộ mật mã được sử dụng trong những tác phẩm của anh từ năm 2012 đến nay
(MV Single “Pay No Mind” trong album “Adventure” — nơi Madeon ẩn chứa nhiều mật mã cho những người hâm mộ tự suy đoán)
Những gì ở trên cho thấy là các thương hiệu gắn liền với ý tưởng hoặc đặc điểm cá nhân, sẽ được hiểu rõ hơn do tính tương đối và các khái niệm rõ ràng mà chúng thể hiện. Cân nhắc về điều đó, các hãng đĩa có thể sử dụng khái niệm này để giúp các nghệ sĩ của họ phát triển ý tưởng và thương  hiệu dựa trên sở thích cá nhân. Kết quả là, tác động của các nhà xuất bản có thể vẫn hiện diện trong khi các nghệ sĩ vẫn có thể thể hiện được  phong cách của họ, thay vì ép buộc họ. Nói một cách chi tiết, những âm thanh được sử dụng trong âm nhạc chính là những nỗ lực xây dựng thương hiệu của nghệ sĩ, do đó việc tuân thủ để phù hợp với những thương hiệu  khác sẽ chỉ làm hỏng bản sắc của họ.

Trải nghiệm Live Show độc đáo

Tiếp theo, các buổi lưu diễn là một phần quan trọng trong sự nghiệp của nhạc sĩ trong thời đại kỹ thuật số, đáng chú ý là vì đây là nơi mà hầu hết tiền trong ngành công nghiệp được tạo ra. Các dịch vụ phát nhạc trực tuyến đã được sử dụng rộng rãi từ lâu do sự thuận tiện của họ, tuy nhiên tiền bản quyền dành cho các nghệ sĩ thường khá thấp. Khi nói về việc đó, Porter Robinson và Madeon đã xây dựng một hệ thống xung quanh âm nhạc trong suốt các buổi lưu diễn album của họ. Cụ thể, họ đã phát triển các thiết kế sân khấu độc đáo, nội dung trực quan và quan trọng nhất là các buổi diễn live khác biệt hẳn so với những DJ set nơi mà họ chơi nhạc của cả những nghệ sĩ khác.
Madeon với tour diễn “Good Faith Live”
Cả hai nghệ sĩ cùng xuất hiện trong tour diễn “Shelter”
Ở mặt khác, các hãng đĩa sẽ chỉ đơn giản tổ chức một chuyến lưu diễn DJ với nội dung hình ảnh thật tối thiểu, trong đó các nghệ sĩ sẽ chơi các set nhạc tương tự như nhau. Nhìn chung, người hâm mộ có thể cùng nhau ở trong một không gian và thưởng thức âm nhạc nhưng bị mất đi những trải nghiệm độc đáo. Đặt những suy nghĩ tiến bộ và nhiều nỗ lực hơn đằng sau những trải nghiệm nơi mà các nghệ sĩ thu lời được nhiều nhất sẽ khiến  người hâm mộ quay trở lại và tăng nhu cầu bởi những người đã từng đến buổi diễn sẽ chia sẻ nội dung (như video, ảnh) trên các mạng xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các buổi diễn vì chúng góp phần không thể thiếu trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cá nhân.

Hạn chế thời gian

Trên hết, do lịch phát hành âm nhạc dày đặc, các hãng đĩa được ấn định cho các chiến dịch ngắn hạn để đa dạng hóa phân bổ tài nguyên. Kết quả là họ có ít thời gian hơn để tập trung vào các nghệ sĩ cá nhân, những người đã dự kiến sẽ cung cấp âm nhạc kịp thời khi hợp đồng của họ ra lệnh.

Vấn đề đằng sau sự ràng buộc đó là các công ty muốn tối đa hóa giá trị của nhạc sĩ trong thời gian họ ký kết ở hợp đồng, do đó không cho các nghệ sĩ có đủ thời gian để phát triển các nội dung lớn hơn cho tác phẩm của  họ. Cuối cùng, họ sẽ có thể phải gấp rút để sản xuất một khối lượng lớn công việc và album để đi theo lịch trình, mà không được chuẩn bị cho nhiệm vụ. Một khi bản nhạc bị áp lực bước vào giai đoạn lưu diễn, việc thiếu tầm nhìn và sự phát triển rõ ràng sẽ tự bộc lộ.

Họ dành thời gian sản xuất âm nhạc

Kể từ khi nổi lên vào năm 2011, cả Porter và Madeon đều mất ba đến bốn năm để sản xuất album đầu tay. Vào thời điểm đó, mỗi lần phát hành sản phẩm trên tiến trình đã làm tăng thêm thương hiệu cá nhân của họ, sự tương tác của họ với nhau và với người hâm mộ đã cho thấy rõ điều đó.

Mục đích của album là thể hiện tính cách của họ, và sử dụng âm nhạc để bày tỏ mọi suy nghĩ. Đến năm 2020, cả hai nghệ sĩ phải mất thêm 5 năm kể từ  khi album đầu tay để sản xuất album mới, và chúng đều ảnh hưởng đến ý tưởng và trải nghiệm. Biết được rằng nguồn ý tưởng được sinh ra bởi trải nghiệm, sẽ có nhiều thời gian hơn để họ để tìm ra một thông điệp, định hướng thương hiệu, phong cách âm nhạc và có ý nghĩa đối với nhân vật mà họ đang phát triển.
(MV cho “Something Comforting” — đĩa đơn sẽ xuất hiện trong album “Nurture” sẽ được phát hành vào cuối năm 2020 của Porter Robinson)
(MV cho “All My Friends” — đĩa đơn chủ đề trong album Good Faith của Madeon được ra mắt năm 2019)

Phần kết luận

Tóm lại, các hãng thu âm đều có thể hỗ trợ nghệ sĩ và xem xét triển vọng nghề nghiệp lâu dài của họ bằng cách học hỏi các sáng kiến xây dựng thương hiệu của các nghệ sĩ trong ngành công nghiệp âm nhạc như Porter Robinson và Madeon. Nếu các nghệ sĩ và hãng thu âm có thể làm việc tốt hơn với nhau mà không phải thỏa hiệp tầm nhìn để làm theo, lòng trung thành với mỗi thương hiệu sẽ tăng theo cấp số nhân.
Dường như những ngày này các công ty quan trọng giá trị hình ảnh của họ hơn tất cả, tránh rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận theo theo những cách mà làm cho các nghệ sĩ bị bỏ lại. Cuối cùng, khi người hâm mộ kết nối với một số nghệ sĩ nào đó và hỗ trợ họ, việc đưa họ ra ngoài lề sẽ chỉ làm hỏng niềm tin của fan vào các hãng thu âm về việc liên tục đưa đến cho người  nghe những sản phẩm âm nhạc hay. Lấy ví dụ về thương hiệu Porter và Madeon, rõ ràng có một chiến lược dành thời gian cho họ, giới thiệu thương hiệu cá nhân, xây dựng các sản phẩm đồng nhất hơn trong công việc và tạo ra các cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau thay vì chỉ liên kết.
Nói chung, điều này có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn về lâu dài cho cả nghệ sĩ và các hãng đĩa trong khi thiết lập sự hiện diện để hỗ trợ những  tài năng mới hơn mà không hoàn toàn gạt họ sang một bên. Điều này là do  các tài năng mới có thể bắt đầu bứt phá khi các nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến đang lưu diễn, sáng tác nhạc mới hoặc đang trong giai đoạn tạm nghỉ.

(Bài viết có sử dụng tư liệu của EDMTunes)