Tắc đường đã trở thành một phần không thể thiếu của người Việt Nam rồi, vậy còn cách nào thay đổi được không . Bài viết này tôi sẽ chú ý vào phần làm sao để giảm việc tắc đường, theo góc nhìn của tôi, nếu có ý kiến về bài viết xin các "spider" chia sẻ, vì đây là bài viết đầu tiên của tôi nên sẽ có nhiều sai sót .
Theo tôi quan sát thì tắc đường có ở mọi nơi, cứ có dân là chắc chắn có tắc đường, như một chân lý vậy. Nhưng bạn có để ý là mỗi khi tắc đường có một điểm gì đó đặc biệt không, như kiểu thói quen đi đường của việt nam và ở nhật bản khác nhau ở điểm gì ?
Mỗi khi thấy đường tắc điều đầu tiên bạn sẽ làm là gì, à tìm xem làm cách nào để vượt qua nó không làm sao để vượt qua đây? Rồi một cách tự nhiên và chắc chắn cố ý : mỗi người vượt lên trên, chen vào đám đông cố gắng cho mình một con đường tốt nhất vượt lên, để rồi đi lên cả vỉa hè, đè đầu ô tô, ứng xử hồ đồ và rồi tắc đường mãi mãi.
Nhưng bạn có bao giờ nghĩ là mình càng chen lên thì đường càng tắc không, vì bạn càng chen lên thì "số lượng xe" trên giao điểm tắc càng "nhiều" và lưu lượng xe "vượt qua điểm tắc" theo đó càng "giảm" vì chính những người vượt lên đã chắn ngang đường đi của những xe đi làn khác và làn này không đi được thì làn khác cũng không đi được, chỉ vì những người chen hàng!
Có người bảo rằng tôi không chen hàng tôi chỉ đi con đường không có người, tách rời khỏi chỗ đông đúc để vừa giảm đông đúc chỗ đó và mở thêm còn đường mới thế là giảm tắc đường. Nhưng thế là một suy nghĩ không đúng vì thực ra cuối cùng bạn cũng chỉ xuỗng lại chỗ tắc đó rồi đi qua giao điểm tắc thôi. Nó không phải là giảm tắc đó là bạn cướp đi quyền được đi trước của những người không chen lên hàng trên mà tuân thủ đi đúng làn đường. Đó không chỉ không nhanh hơn mà nó làm cho giao thông tệ hơn, khi mà xe này chen xe kia. VÌ bạn có lên trước thì người sau sẽ phải chờ bạn thôi, nên đó là chen hàng.
Còn việc đi lấn sang làn đường khác nó làm cho những se làn kia không có chỗ để đi, mà trong một đường có nhiều ngã rẽ thì chỗ này không đi được sẽ kéo theo chỗ kia không đi được.
Nên lần sau có tắc đường thì nhớ đừng chen hàng vì làm thế rất xấu, nếu nói đúng thì đó là một trong những nguyên nhân khiến cho việt nam tắc đường. Có người sẽ bảo tôi đang bận với cả một mình tôi làm thì đường vẫn tắc. Thực ra ai cũng bận cả, đã xuống đường buổi sáng ai cũng muốn nhanh và rồi chen nhau dẫn đến tắc đường, còn nếu bạn nói mỗi mình bạn làm thì không có gì thay đổi thì chỉ cần share bài viết này cho mọi người đọc hoặc bảo admin share ý tưởng này lên youtube là được, một người không làm được nhưng nếu có nhiều người làm một lúc thì khi đó Việt Nam có thể đưa việc sử phạt vì chen hàng vào pháp luật mỗi lần chen là 10k-20k (giá của 1 bánh mì 2trứng) hoặc những người chen hàng bị nói đến nỗi ngại và rồi họ sẽ vào cuối hàng thôi.
Bài viết này đã dài rồi nên tôi xin tạm dừng tại đây, cảm ơn mọi người đã lắng nghe. Nếu thấy hay thì hãy follow mình để biết những bài viết tiếp theo .