Bạn có nghĩ rằng những suy nghĩ bí mật trong đầu bạn có thể ảnh hưởng đến cách mà người khác – hay các sinh vật khác – hành xử không? Câu trả lời đương nhiên là không, phải không nào? Vì nếu đồng ý thì chả khác nào tự nhận mình tin vào điều khiển trí não hay năng lực ngoại cảm hay bất cứ loại sức mạnh nào khác mà mấy siêu anh hùng truyện tranh sở hữu cả.


Nhưng trong những năm đầu của sự nghiệp, nhà nghiên cứu tâm lý học tên là Bob Rosenthal không chắc chắn lắm về điều này. Nên để thử nghiệm giả thuyết, ông đã dựng nên một thử nghiệm “đánh lừa”.
Một hôm lúc tối muộn, ông lẻn vào trong phòng nghiên cứu của mình và treo các biển lên tất cả lồng của các chú chuột. Một vài tấm đề rằng chú chuột trong này hết sức thông minh, trong khi những tấm khác đề rằng con này thuộc loại “ngu si, khó đào tạo” (tuy rằng cả hai điều này đều không đúng). “Chúng chỉ là mấy con chuột bình thường mà bạn có thể mua ở mấy viện nghiên cứu bán chuột để kiếm thêm” Rosenthal nói.
Đoán xem con này là đần độn hay thông minh :>
Tiếp theo, Bob mang một nhóm các nhà thí nghiệm vào trong phòng nghiên cứu và giao cho họ mỗi người một con chuột. Ông nói rằng trong tuần tiếp theo, công việc của họ là cho mấy con chuột này – có con cực thông minh có con thì đần độn – chạy qua một mê cung và ghi chép xem chúng làm tốt đến đâu. Kết quả sau đó đã gây bất ngờ lớn: Mấy chú chuột mà được cho là thông minh chạy nhanh gần gấp đôi mấy chú bị coi là đần độn, tuy rằng chúng đều là cùng một loại chuột bạch phòng thí nghiệm.
Đầu tiên, chả ai tin ông cả. “Tôi đã gặp khá nhiều khó khăn để đưa ra nghiên cứu này”, Rosenthal nói. Nhưng cái mà ông cuối cùng cũng tìm ra là sự kì vọng của các nhà nghiên cứu trong đầu họ đã chuyển hóa thành một vài sự khác biệt trong cách đối xử.
Những kì vọng của họ đã vô tình làm thay đổi cách các nhà thí nghiệm chạm vào những chú chuột và rồi, từ đó, thay đổi cả hành vi của những chú chuột. Vì, khi các nhà nghiên cứu nghĩ rằng mấy chú chuột thông minh, họ sẽ cảm thấy thích thú hơn với chúng và đụng chạm chúng một cách cẩn thận.
Nghiên cứu sau này còn tìm ra rằng những hành động tương tự xảy ra với cả cũng người nữa. 
“Nếu bạn kì vọng thấp ở một người, ngôn ngữ cơ thể bạn sẽ phản ảnh lại điều đó. Ví dụ, bạn có thể đứng xa họ hơn, ít khi giao tiếp bằng mắt hơn”, theo Carol Dweck, một nhà tâm lý học ở Stanford.
 “Và nó không phải là thứ mà bạn có thể ý thức được. Chúng ta thường không để ý đến cách mà ta truyền đạt kì vọng của ta đến những người khác, nhưng sự thật thì chúng ta luôn làm thế” Dweck nói.
Cô ấy là một trong các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rất nhiều nhiều hiệu ứng thú vị mà kì vọng mang lại: Kì vọng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến thói quen uống rượu bia của đứa con trung học. Kì vọng của huấn luyện viên quân đội có thể ảnh hưởng đến sự nhanh nhạy của những người lính. Kì vọng của giáo viên cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của học sinh.
Rosenthal là người đặt nền móng những ý tưởng này trong một lần nghiên cứu hành vi của những trẻ trong độ tuổi đi học. Nghiên cứu đó tạo ra một chấn động lớn, nhưng lại được chứng minh rằng rất khó để dựng lại thí nghiệm tương tự và hiện vẫn đang được bàn luận sôi nổi. Các phân tích khác thì lại cho rằng hiệu ứng kì vọng có ít tác động lên học sinh.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu hiện tượng này ở con người, Dweck nói, học thêm về “những thứ mà có thể xảy ra và qua cơ chế nào mà sự kì vọng có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra hoặc là khi một người ảnh hưởng đến người khác”