Nguồn tham khảo:
Hương vị trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật. Văn chương lại chính là một trong những hình thái nghệ thuật bắt nguồn từ tâm hồn con người. Chắt lọc bao khoảnh khắc tâm đắc, bao trạng khó quên, bao thay đổi thăng trầm để có cái gì đó rất riêng cho tâm hồn con người, nhà văn, nhà thơ dường như đã gửi gắm nỗi niềm riêng từ cái "ta" chung vào những "đứa con tinh thần" của mình. Và bước ra tâm hồn con người, tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã xây đắp cho người đọc bao cảm xúc, suy ngẫm về lòng thủy chung với Việt Bắc qua chất trữ tình kết hợp chất chính trị trong đoạn thơ:
"Ta với mình, mình với ta... ... Ngòi Thia, sông Đáy, suối Thia vơi đầy."
Nguồn: hoigiasudanang.com
Nguồn: hoigiasudanang.com
Những dòng thơ viết trong thời kì kháng chiếng chống Pháp trích từ tập thơ Việt Bắc ra đời năm 1954 như tiếng lòng của người ở lại khiến người ra đi không khỏi bồn chồn, xúc động. Tất cả những điều đó đã khơi dậy rất nhiều kỉ niệm khó quên trong tâm trí của người chiến sĩ. Nỗi niềm ấy khiến cho cuộc chia ly càng bịn rịn, càng lưu luyến. Đó như một sợi dây níu kéo người ra đi ở lại. Mười lăm năm dài đằng đẵng đã gắn kết người với người lại với nhau. Họ đã cùng chung sống, cùng nhau trải qua bao khó khăn, cùng chia sẻ cho nhau từng miếng cơm manh áo để đến giờ phút chia ly cảm xúc trào ra thành câu chữ:
"Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu."
Lúc này "ta với mình" - "mình với ta" như hòa vào làm một, cộng hưởng thành một thể thống nhất không thể tách rời. Sự "đinh ninh" như một lời khẳng định chắn chắn, một lời thề về tình cảm mà người ra đi dành cho những người ở lại. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý không gì có thể thay thế được. Nỗi nhớ được thể hiện mở đầu cảm xúc chủ đạo cho toàn bộ tác phẩm. Hình ảnh mang những cảm xúc dâng trào cũng như người đọc có thể cảm nhận sự nghĩa tình và những kỉ niệm gắn bó nơi đây ùa về giờ chỉ là "kỉ niệm". Tất cả đang dần hòa trộn trong tâm hồn người chiến sĩ: lẫn lộn và khôn nguôi. Tình cảm, tấm lòng ấy vừa to lớn, vừa son sắt và mang đậm tính cách mạng.
Đến với hình ảnh so sánh với nỗi nhớ những người yêu nhau thật độc đáo, bởi chẳng có tình cảm nào mãnh liệt và da diết bằng tình cảm đó:
"Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương"
Câu hỏi tu từ như bày tỏ nỗi nhớ cồn cào, tha thiết và cháy bỏng trong tâm hồn người chiến sĩ. Nỗi nhớ ấy day dứt, thường trực cùng cảm xúc nghẹn ngào mang đến cho người đọc biết bao khát khao, bao cảm xúc trước nỗi nhớ nghĩa tình, sâu lắng của người chiến sĩ đang ngày đêm mong nhớ vùng đất mà từng gắn bó máu thịt - nơi nung nấu những tâm hồn cách mạng. Lời thơ thể hiện hết mình vì quê hương, hết mình vì sự nghiệp đất nước.
Đi vào nỗi nhớ qua nhiều hình ảnh:
"Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Thia vơi đầy"
Biết bao hình ảnh về quê hương, đất nước: dòng sông mang nặng nghĩa tình hay cùng "sớm khuya bếp lửa" mong đợi người thương đi về hay hình ảnh "rừng nứa bờ tre"...tất cả đang tái hiện những cảnh vật gần gũi người chiến sĩ cách mạng một thời đã gắn bó toàn tâm toàn lực với vùng đất nơi đây. Cảm xúc về một miền nỗi nhớ quê hương, tất cả đang hòa chung vào tâm hồn người chiến sĩ: tâm hồn của cách mạng, tâm hồn của những năm tháng đã qua. Rồi cuối cùng ngồi lại và nhắc nhớ: "Để nhớ một thời ta đã quên".
Tấm lòng thủy chung, son sắt cùng nỗi nhớ trào dâng từng khoảnh khắc kết hợp chất trữ tình hòa cùng chất cách mạng trong bài thơ Việt Bắc là một nét vẽ đẹp của người nghệ sĩ Tố Hữu trong sự nghiệp sáng tác của mình. Một vấn đề lớn của dân tộc, hướng mình đến cái "ta" chung, Tố Hữu đã gửi gắm một tâm tình hóa cuộc chia chia ly "ta" - "mình" lãng mạn bằng cảm xúc tự nhiên và giọng thơ ngọt ngào. Đó như nhắc nhớ đến đạo lý "Uống nước nhớ nguồn". Dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, "Việt Bắc" vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Thật đúng với lời nhận định: "Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết".