Ta có nên gộp sức khỏe tinh thần và thể chất làm một ?
Bàn về sự liên kết của cả hai loại sức khỏe khác nhau.
Khái niệm sức khỏe thể chất "physical health" hay "physical fitness" và sức khỏe tinh thần "mental health" được phổ biến trên đại đa số các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên ta thường có những nhìn nhận chưa được khái quát và cả hai loại sức khỏe này. Ta thường nghĩ đến rèn luyện sức khỏe thể chất như một phương thức để làm đẹp, để giữ được vóc dáng tốt thay trái tim và hệ miễn dịch khỏe. Ta thường nhìn sức khỏe tinh thần dưới góc độ của những căn bệnh thay vì đi vào sâu để tìm hiểu làm thế nào để tinh thần được bình yên.
Cơ thể chúng ta hoạt động như một bộ máy thống nhất từ tất cả các cơ quan. Thế nên việc sức khỏe tinh thần và thể chất ảnh hưởng đến nhau là điều cần nắm rõ. Và đây chính là cách để ta tăng cường cả hai loại hình sức khỏe này.
1/ Sức khỏe thể chất
Ta hãy nhìn dưới góc độ không chỉ là về vẻ đẹp hình thể mà còn là sức khỏe ở các cơ quan bên trong.
Khi bị bệnh và sốt lên, cơ thể tự giác sinh ra phản ứng phồng về không chỉ ở việc run người hay co giật mà còn là việc khiến ta mệt mỏi buồn ngủ nhằm tiết kiệm năng lượng cho việc chống trọi với căn bệnh. Đồng thời, một số vùng viêm, đau nhứt cũng ảnh hưởng đến tinh thần của ta rất lớn. Nếu sống trong thể trạng bị suy nhược cơ thể, những đam mê trong công việc, những nhiệt huyết trong sự nghiệp có lẽ sẽ tan biết hết. Thế nhưng đây là lập luận điển hình và có lẽ ta vẫn có thể gạt đi và cho rằng bị bệnh là chuyện hiếm gặp nên không ảnh hưởng lắm.
Ta hãy xét đến những thói quen rất nhỏ từng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Đáng tiếc rằng, việc thiếu ngủ lúc này đây lại được tung hô như dấu hiệu thể hiện sự chăm chỉ, quên mình vì công việc. Thế nhưng điều đó chỉ đúng với các tác vụ cần ít sự minh mẫn và năng lượng. Với việc học hay nghiên cứu thì yếu tố đầu tiên chính là tính hiệu quả, là "chất lượng" chứ không phải "số lượng". Việc thiếu ngủ không chỉ dẫn đến cảm giác khó tập trung, dễ bị sao nhãng, cơ thể nhứt mỏi mà nếu kéo dài trong thời gian dài, nó sẽ khiến ta suy giảm trí nhớ trực tiếp giảm hiệu suất làm việc.
Đồng thời, việc thiếu ngủ ảnh hưởng đến tính khí của mỗi người. Ta dễ dàng cáu gắt hơn, càng khó chịu và khó để lắng nghe hay thông cảm cho người khác và chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
Ta cũng biết đến trạng thái "Burn out" cạn kiệt năng lượng. Và khi ấy, từ tinh thần đến thể chất đều bị vắt kiệt chỉ vì ta phải ép cơ thể làm việc với khối lượng lớn và áp lực.
Trong các cuốn sách về lĩnh vực phát triển bản thân, sức khỏe luôn được ưu tiên. Người có những quyết định táo bạo, có những sáng kiến thông minh hay có lựa chọn khôn ngoan luôn có một điểm chung. Đó là họ luôn để thể trạng vào lúc đưa ra quyết định là tốt nhất. Không lo lắng, không tức giận và cũng không mệt mỏi khi đưa ra bất kì quyết định nào.
Và một cơ thể được rèn luyện thể thao thường xuyên luôn có nhiều cảm hứng và tràn đầy năng lượng bởi lượng hormone Testorone, Dopamine được tiết ra khi cơ thể vận động. Tim đập nhanh và kích thích các mạch máu lưu thông. Thế nên chỉ cần 15 phút chạy bộ là đủ để ta bắt đầu một ngày mới trong niềm hân hoan.
Vì vậy mới nói, sức khỏe thể chất ảnh hưởng gián tiếp lên tinh thần của chúng ta.
2/ Sức khỏe tinh thần.
Những ảnh hưởng đến mặt thể chất là dấu hiệu để cơ thể cảnh báo cho chúng ta về những vấn đề tâm lý nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, một trong cac dấu hiệu để xác nhận một bệnh nhân mắc các chứng rối tâm lý và căng thẳng lo âu chính là thể trạng của người đó. Dù là nặng nhẹ, dù là cơ thể đã săn chắc từ trước, nhưng việc căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ dẫn đến hormone cortisole được tiết ra nhằm giảm bớt lo âu. Thế nhưng hormone này cũng giải phóng theo lượng lớn insulin và tăng cảm giác thèm ăn, tích trữ mở.
Việc rối loạn tâm lý cũng dẫn đến rối loạn trong tiêu hóa ảnh hướng đến hệ chuyển hóa và khiến con người ta ngày càng kiệt quệ.
3. Giải pháp
Hiểu được liên kết sâu sắc giữa hai loại sức khỏe, ta có vô vàn cách và ý tưởng để tăng cường sức khỏe chung cho chúng ta. Một trong những cách tôi thấy khá thú vị đó chính là nhảy hoặc là đi bộ. Việc chạy bộ đủ dài, đủ chậm và cố gắng để nhịp tim nằm ở khoản 40-50% Max Heart Rate ( Max HR = 220 - age) là điều kiện lý tưởng để vừa tận hưởng khung cảnh khi chạy, vừa rèn luyện một quả tim khỏe.
Việc nhảy cũng vậy, rất dễ thực hiện, ta chỉ cần thay đổi cách nghe nhạc từ gật đầu sang những động tác quơ tay hay đứng lên nhảy nhót. Việc nghe nhạc mang đến tinh thần thoải mái trong khi việc vận động nhẹ nhàng cũng giúp cơ thể được thư giãn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất