TƯ TƯỞNG HOA DI VÀ SỰ TIẾP NHẬN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG Á
Tư tưởng Hoa di có vai trò quan trọng trong hình thành không chỉ văn hóa Trung Hoa mà còn của các quốc gia lân cận.
Dẫn nhập
Trong cuốn Sapien, tác giả có dành một chương để nói về các đế quốc, sự hình thành của đế quốc, từ đó hình thành nền văn hóa và hơn hết là đưa cái văn hóa đó vượt ra bên ngoài Đế quốc.
Người bạn phương Bắc của chúng ta cũng có sự hình thành và phát triển dưới tư cách một đế quốc và cũng có một nền văn hóa, một hệ tư tưởng của riêng mình, mang tên “Hoa di”, và luôn tìm cách đưa nền văn hóa ấy đến cho các quốc gia khác.
I. Tư tưởng Hoa di.
Trước khi nói về Hoa di, để ý chút nhé:
Các “Hoàng đế Trung Hoa” thường tự xưng?
Thiên tử.
Các “Hoàng đế Trung Hoa” thường tự cho mình quyền cai trị?
Thiên hạ.
Hay nói cách khác là trong tư tưởng đế quốc Trung Hoa, các hoàng đế Trung Hoa có quyền cai trị tất cả những thứ dưới trời và coi đó như là điều dĩ nhiên là của mình.
“Khắp sáu hướng [của vũ trụ] tất cả mọi thứ đều thuộc về hoàng đế…bất cứ nơi đâu có dấu chân người thì không ai trong số đó không trở thành thần dân [của hoàng đế]…sự tử tế của người tử tế của người còn được ban xuống tận những con bò và con người. Không au là không hưởng lợi. Mỗi người đều an toàn dưới mái nhà mình”. – Tần Thủy Hoàng.
Song lí do đâu để họ cho mình cái quyền đó, cái quyền cai trị hợp pháp “thiên hạ”, vì chữ "thiên tử”, hay “thiên mệnh”?
Dĩ nhiên là không. Theo tôi, phần nhiều các hoàng đế Trung Hoa cho mình vì dĩ nhiên, Trung Hoa là một nước lớn, to, hình thành sớm và không thể phủ nhận là có nền văn minh từ sớm. Vì lẽ đó mà các hoàng đế Trung hoa cho mình là “Hoa” và có nhiệm vụ đưa cái “hoa” để thuần cái “man”.
“Hoa” là từ dùng để chỉ vùng đất, hoặc nhóm người có văn hóa, văn minh, có lễ giáo, khác biệt với nhóm người man, di, nhung ở xung quanh. Cũng như từ đây, tư tưởng Hoa di không chỉ trọn vẹn là đưa văn hóa hay con người Hán lên hàng “Hoa” mà còn hơn hết
là phải dùng cái “Hoa” ấy lan rộng và phủ khắp đến “man, di, nhung”, mở rộng đế quốc. Đưa thiên hạ dưới tay thiên tử phát triển và dựng nên những hệ thống Hoa di.
Trong hệ thống ấy, hoàng đế thiên triều bảo ban, dạy bảo, thi hành ơn đức đến bốn phương (vương hóa). Đổi lại, các quốc gia man di xung quanh phải biết ơn thiên triều mà triều cống; kể chống đối, ương ngạnh thì phải chịu thảo phạt.
Tất nhiên, sự lan rộng của đế quốc Hoa di có những hệ quả của nó. Các Hoàng đế Trung Hoa phần nào đã đưa được văn hóa của đế quốc đến với các khu vực xung quanh, và phần nào đó đã thực sự đưa “cái di thành cái Hoa”, sáp nhập các nền văn hóa khác vào văn hóa Trung Hoa. Cũng có việc các khu vực xung quanh khắp tiếp nhận cái ‘hoa”
rồi từ đó phát triển thành của riếng mình.
Hệ tư tưởng Hoa di phần nhiều đạt được thành công đã cho các Hoàng đế cái cớ chính danh và hợp pháp cho các Hoàng đế trong công cuộc mở rộng cũng như đối nội, đối ngoại. Trung Hoa thường tự xem việc mở rộng và đưa tư tưởng đến các quốc gia mang nhiều lợi như khai hóa, công nghệ, lễ giáo (mặc dù phía sau là các chính sách đô hộ tàn bạo dưới góc nhìn của các dân tộc bị trị).
Song các Hoàng đế Trung Hoa khó mà nghĩ rằng, khi các quốc gia xung quanh tiếp cận được tư tưởng Hoa thì cũng dần tự coi mình là “Hoa” và có trách nhiệm phổ biến cái “Hoa” của riêng mình.
II. Việt Nam và hành trình tiếp nhận “Hoa di”
Từ khi tiếp cận tư tưởng Hoa di trải dài suốt 1000 năm Bắc thuộc, tư tưởng Hoa di đã có phần nào sức ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam và được cha ông biến đổi dần trở thành bản sắc của Việt Nam.
Khi tiếp cận tư tưởng Hoa di, Việt Nam cũng dần dần tự nhận mình là Trung Quốc, Trung Hạ, tức “chủ thể của một nền văn minh có đầy đủ lễ giao, văn hiến không thua kém triều đại Hán Đường”.
“Năm 1805, vua Gia Long coi Việt Nam là “vương quốc trung tâm” hay Trung Quốc. Thuật ngữ tiếng Hán thông thường dùng để chỉ Trung Hoa nhưng trong tay người Việt, nó lại trở thành một khái niệm trừu tượng không có sự tham khảo địa lý nào. Nó biến đổi thành một cụm từ có khả năng được dùng để chỉ bất kỳ vương quốc nào được lập nên trên cơ sở những nguyên tác kinh điển của Trung Hoa, khi nhận thấy xung quanh mình bị bao bọc bởi những kẻ man di không được giáo hóa.” – Alexander Woodside – Vietnam and the Chinese models.
Nhật Bản cũng có quan niệm tương tự khi xem những ai học theo kinh điển Trung Hoa thì không thể coi là man và bản thân có lễ giáo tương tự Hán Đường thì có thể coi là Hoa Hạ, là Trung Quốc.
Sự tiếp cận tư tưởng Hoa di đưa Việt Nam bước lên con đường vừa xây dựng văn hóa Hoa di, và phát triển văn hóa bản sắc của mình. Điển hình là việc tham khảo trang phục, điển chương, chế độ từ các vương triều Trung Hoa, như phân biệt phẩm tước dựa trên màu áo, mũ cho đến trang phục Cổn Miện của Hoàng đế.
Đồng thời với việc lấy danh là Trung Quốc. Việt Nam vừa cống cho Trung Hoa, song vẫn có một hệ thống Hoa di cho riêng mình với các quốc gia xung quanh, đặc biệt là ở phía Nam. Đến thời kì Lê Sơ và Nguyễn, với việc Nho giáo độc tôn, tư tưởng “dùng Hạ biến di” được phát triển mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh của nước Nam, song lại mang
tính tiêu cực, có ác cảm với phong tục và ép các vùng phía Nam phải như Kinh Việt.
Kể từ việc vua Lê Thánh Tông đánh Bồn Man, Chiêm Thành được mô tả:
"Bồn Man bướng nghe giáo hóa thì hạ lệnh cày xới gốc rễ của chúng, Sơn Man quấy rối vùng biên thì cất quân quét sạch xào quyệt của chúng [...] bắt dân chúng mặc áo xiêm của ta, khiến đất chúng thành quận huyện của ta" - Lược trích từ sách "Ngàn năm Áo mũ".
Kết
Tư tưởng Hoa di, một hệ tư tưởng của một đế quốc, đứng dưới góc nhìn đã làm tốt được vai trò của nó. Cũng giống như những hệ tư tưởng khác, tư tưởng Hoa di đã đóng góp vào sự phát triển của văn hóa của các quốc gia khác, biến văn hóa Trung Hoa trở thành một kho tàng chung, một gốc chung để các văn hóa khác noi theo và phát
triển riêng. Nhìn về thế kỉ 19, Phương Tây đã thành công tương tự trong việc phổ biến văn hóa Phương Tây ra toàn thế giới và đề cao tính “Hoa” của văn hóa Phương Tây, mở ra một thời kì Đế quốc thực dân trong lịch sử.
Ghi chú:
Bài viết được viết dựa trên hai cuốn sách: Homo Sapien và Ngàn Năm áo mũ - Trần Quang Đức.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất