TỪ VĂN HÓA RAP CHO ĐẾN VĂN HỌC
Nếu có kiếp sau, mình muốn được làm một rapper. Vì cái tinh hoa của rap nằm trọn vẹn ở câu từ, chứ không phải là gật gật liên tục trong 1 phút như dao động kim đồng hồ.
Vì thích làm bạn với từ, làm tình với chữ mà mình luôn yêu văn học và đặc biệt là tiếng việt. Đẻ ra một câu hay nó sướng như được chich vaccine vậy. Và nếu có kiếp sau, mình muốn được làm một rapper. Vì cái tinh hoa của rap nằm trọn vẹn ở câu từ, chứ không phải là gật gật liên tục trong 1 phút như dao động kim đồng hồ. Với mình, sẽ không ngoa nếu nói những Rapper dưới đây là nhà văn đi phối nhạc các sáng tác của họ.
ĐEN VÂU
Cách viết nhạc nổi tiếng của Đen là 2 biện pháp so sánh và nhân hóa, tượng hình những cảm xúc của Đen với cuộc đời.
“Anh như con cáo
Em như một cành nho xanh...
Trong lòng anh là kho xăng
Nụ cười em là mồi lửa” - Anh đếch cần gì nhiều ngoài em
“Yêu em cả một dòng sông, em lại đựng bằng rổ rá” - Đố em biết anh đang nghĩ gì
So sánh trong văn học là biện pháp đối chiếu sự việc này với các sự việc khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi cảm, gợi hình cho biểu đạt. Xuất phát của Đen là người lao động chân chất, thật thà nên câu từ của anh rất thật và phép so sánh cũng là phép tương đối dễ sử dụng. Không quá khó hiểu mà âm nhạc của Đen cuốn hút từ visual MV ra đến lời ca khi chàng rapper biết vận dụng tốt phép so sánh cho những cảm xúc của chính mình.
Thay vì nói đơn thuần "Má đời nó khổ". Đen lại “Cuộc sống luôn tìm mọi cách để mà đục khoét như bầy chuột". Đen cũng thường xuyên kết hợp phép so sánh và nhân hóa sự vật để tăng tính biểu đạt. "Những giấc mơ không thể lấp đầy cơn đói, nhưng đó là cách để khiến tâm tư ngày nào đó được đâm chồi”.
Và câu mình thích nhất trong nhạc của Đen là: Và tình yêu là ngọn đèn nhỏ, nhưng sáng hơn cả ngọn hải đăng - Ta cứ đi tìm nhau.
WOWY
Chàng "Lão đại" của Rap Việt. Biệt danh này xuất phát từ việc trong album của anh từng có nhắc đến một nhân vật là "Lão Đại", chứ không phải vì Wowy tự xưng mình dày dặn kinh nghiệm như nhiều người vẫn nghĩ.
Nếu phải liên tưởng Wowy đến một nhà văn thì chắc chắn sẽ là Nam Cao. Những con người dám thẳng thắn viết về những tiêu cực, bi kịch của những người nghèo trong xã hội. Nhà văn thiên tài Nam Cao nổi tiếng với Sống mòn - một thiên tiểu thuyết hiện thực. Tác phẩm là một bức tranh lột tả cuộc sống cơ cực của những kiếp người bất hạnh bị cái nghèo, cái đói biến thành nô lệ.
Tương đồng như vậy, lời văn trong âm nhạc của Wowy theo mình đánh giá khá là "đời", hầu như không quá nhiều ẩn ý sâu xa hay bóng gió. Câu chữ hiện hết trên lời rap nhưng mình tin là dù hiện rõ ràng thì nếu chưa đủ trải đời thì khó mà cảm. Chủ thể sáng tác của Wowy là những mặt tối, góc khuất của cuộc sống. Anh tận dụng triết lý và chơi vần để lột tả "khu tao sống" một cách sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người đi lên từ đáy nhưng biết tin ở tài năng của mình. Chơi vần là một trong những thủ thuật thường thấy của rap, bên cạnh phép so sánh hay ẩn dụ. Đôi khi nghe nhạc của Wowy như cuộc đối thoại của Wowy với mọi người, hay là độc thoại với chính bản thân mình về những khắc khoải của cuộc đời.
“Hôm nay tối, ngày mai sáng, đó là vận đổi sao dời
Hôm nay nghèo, ngày mai sang, ai biết khi nào đổi đời” - Hướng Dương.
Hay bài hát huyền thoại Hai thế giới “Chỗ em gọi là căn hộ, còn chỗ anh họ gọi là ổ”.
Một bài hát khác của Wowy mình khá thích là Buddha. Tôn giáo vốn dĩ là chỗ dựa tín ngưỡng của con người mỗi khi lạc lối. Văn hóa "cầu trời khấn Phật" hiện lên trong âm nhạc khá độc đáo và thậm chí gây tranh cãi.
“Con đốt điếu cần đễ cúng cho Di Lặc
Cám ơn người đã bang quần áo con đang mặc
.... Mô phật phù hộ độ trì cho con
Chạy một vòng ở sài gòn con muốn an toàn
Không bị cướp, không bị phạt, con muốn tiền còn” - BUDDHA (dirty)
SUBOI
Genius rapper trong lòng mình. Âm nhạc của Suboi với mình rất phức tạp. Suboi vốn sống khá am hiểu, luôn dễ dàng bắt gặp hiểu biết về văn hóa của Su trong âm nhạc. Đó sẽ không phải thứ âm nhạc hào nhoáng, Su rất nhạy cảm và gần như chạm được đến từng mảnh suy nghĩ nhỏ nhất của tâm hồn mình. Mọi thứ xung quanh, từ những chuyện như kẹt xe, phố phường, công nhân… cho đến ước mơ, sự đóng khung của xã hội, nữ quyền...
Ít có rapper nào có khả năng biến hóa tài tình với phép ẩn dụ và hoán dụ như Suboi. Vì rap vốn dĩ rất chuộng phép so sánh nhưng nếu phải ẩn dụ và hoán dụ thì thường khó cho người viết hơn và đòi hỏi nghệ sĩ phải dám đánh đổi thị hiếu vì đôi khi người nghe chả hiểu mình đang rap gì.
"Cà tím, đào, dạt dào, căng" - giải thích lại mất hay :>
Mình vẫn ấn tượng nhất quả:
"All my girls we conquer the whole world... with our uh... with our uh, uh, uh..."
Để ý những chữ cuối này nhé ;) Lời tôn vinh nữ quyền thông minh, khôi hài lại đúng về mặt khoa học.
Suboi còn có một bài hát tên là Đời nhưng khi phát âm trong bài hát lại là die. Một bài khác tương tự với cách chơi âm này là Nến và Hoa của Rhymastic (thật ra là Nện và Hòa).
Album mới nhất của Suboi là “NO NÊ” phản ánh những gì mà Suboi đã nhẫn nhịn và vượt qua để có thể hoàn thiện một chương trong cuộc sống hiện tại. Sử dụng các hương vị để mang lại những trải nghiệm cảm giác xuất phát từ chính trái tim cô. Vị đắng minh họa việc giữ mối day dứt với quá khứ, vị cay biểu thị sự tức giận, vị mặn có nghĩa là trải qua những thay đổi đột ngột trong tâm trạng, vị chua tượng trưng cho sự phẫn nộ của một mối quan hệ và vị ngọt là đại diện cho hạnh phúc.
Hay là,
“Sao mà chạy xe đứng lại là xìa ra nè
Còn sao mà giúp người ta chút xíu là kê đơn nà” - N-sao
DSK
Để DSK cuối cùng là vì thực sự, thực sự đây là người khiến mình vỡ lẽ, ngả mũ nhiều nhất. Âm nhạc của DSK cũng chơi với cảm xúc mình nhiều nhất. Đen hay Binz đều từng phải nhắc đến DSK trong âm nhạc của mình, anh đã trở thành huyền thoại bất tử trong lòng người hâm mộ với những cống hiến to lớn cho nền Rap Việt Nam.
"Gã điên" của làng Rap Việt thì chắc chắn khiến mình liên tưởng đến "Nhà thơ điên" của văn học Việt - Hàn Mặc Tử. Nhớ hồi còn học thơ Hàn Mặc Tử, lời thơ đến giờ vẫn ám ảnh mình vì cách tạo vần, tạo câu thâm thuý, độc đáo mà lại khắc khoải, u sầu.
"Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?" - Đây Thôn Vĩ Dạ
"Họ đã xa rồi khôn níu lại
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ" - Những giọt lệ nổi tiếng
Nhạc của DSK khá kén người nghe, nhưng một khi đã nghe, đã thấu hiểu, khán giả sẽ ngay lập tức bị hút vào từng giai điệu. Âm nhạc của anh là sự phóng khoáng, độc lập, tự do mà buông lơi. DSK có cách nhả chữ, nhả vần rất độc đáo: ma mị, mượt mà, uyển chuyển, lúc nhanh, lúc chậm, đôi lúc mềm mại, đôi lúc lại cứng rắn sắt đá, đôi khi lại lè nhè khô khan. Dường như không thể nhầm lẫn DSK với bất cứ rapper nào khác.
"Vốn sinh ra ông trời tặng cho mỗi người 1 hộp bút chì màu. Hộp thì 12 cây bút, hộp thì lại chỉ có 6" - Con nhà giàu, con nhà nghèo
“Mày nghĩ mày có đủ tiền, nhưng xin lỗi mày sai lầm. Mày mua được nhà cao cửa rộng, nhưng đéo mua được mái ấm. Mày có thể mua cán cân, đéo mua được sự công bằng"
“Mình tự do do tự mình”
“Lòng ta ta không hiểu thấu nữa là ai hiểu thấu” - Biết rõ vẫn khó đi
“Một khi biết mình nhỏ bé thì tâm hồn bắt đầu sẽ lớn, đôi khi nói năng nhỏ nhẹ thì ngta lại lắng nghe hơn” - Lớn rồi
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất