TỰ DO, GIỚI HẠN và CAN THIỆP
Tôi theo đuổi tinh thần tự do trong cuộc sống nên về cơ bản tôi sẽ phản ứng lại các định kiến, áp đặt vô lý từ người khác hoặc xã hội...
Tôi theo đuổi tinh thần tự do trong cuộc sống nên về cơ bản tôi sẽ phản ứng lại các định kiến, áp đặt vô lý từ người khác hoặc xã hội lên bản thân mình, ví như: phải sống thế này đi, làm cái này hoặc theo đuổi cái kia. Mỗi người được sống theo ý của mình và theo đuổi điều mình cho là quan trọng, đấy mới là hạnh phúc lớn nhất, nhưng không nên cực đoan đến mức đạp đổ tất cả để làm theo ý mình, muốn làm gì thì làm, cái đó không còn là tự do nữa. Vậy nên, tự do là khi bạn tìm được một khoảng không giới hạn của chính mình, biết cách cân bằng và hài hòa giữa việc làm theo ý mình và tuân thủ các nguyên tắc, giữa liên tục phản tỉnh bản thân và lắng nghe người khác. Điều đó thật không dể dàng gì.
Nhiều người nghĩ rằng: tự do là phải thoát ra tất cả các hệ thống và không chịu sự kiềm kẹp hoặc chi phối của một hệ thống nào cả. Với tôi đó chỉ là sự tự do trong trên lý thuyết và không bao giờ có thực cả, mỗi người (cá thể) sẽ luôn phải thuộc về một ''cái hang'' (hệ thống) nào đó và cái tự do khả dĩ nhất là người đó được quyền và có năng lực để chọn ''cái hang'' mà mình thuộc về, biết và chấp nhận được những ảnh hưởng của hệ thống đó tác động lên mình, là được.
Cũng vì theo đuổi cái tinh thần tự do ấy nên tôi không thích can thiệp vào cuộc sống của người khác, dù rằng là nhiều lúc mình thấy không ưa gì cái lối sống đó. Tôi thấy bản thân không có quyền áp đặt cái ''tốt'', ''hạnh phúc'' của mình lên người khác. Nhưng tôi sẽ lên tiếng và phản ứng lại trong hai trường hợp: (1) Lối sống của người đó ảnh hưởng, xâm chiếm cái không gian của mình và (2) Lối sống của người đó ảnh hưởng đến không gian chung, ''bầu khí quyển'' chung của mọi người (trong đó có mình)
Bản thân tôi thấy rằng, con người ta hay xung đột cũng bởi vì tranh giành các khoảng ''không gian''như thế. Nhưng phần lớn các xung đột lại đang diễn ra ở trường hợp (1): tôi chiếm của ông và ông lấy của tôi, chứ rất ít tiếng nói được cất lên ở trường hợp (2) để đảm bảo cái không gian chung của tất cả mọi người.
Mỗi người vẫn đang bị lừa dối rằng: cứ lo cho bản thân tốt đi rồi xã hội sẽ tự nhiên tốt lên, (thật là ngọt ngào) nhưng sự thật là môi trường xung quanh sẽ không có tự nhiên tốt lên nếu con người thờ ơ với nó, và chính nó sẽ tác động và ảnh hưởng lại cá nhân, CON NGƯỜI LÀ SẢN PHẨM CỦA MÔI TRƯỜNG SỐNG, môi trường ra sao, con người như thế. Muốn bản thân tốt hơn và đời con cháu ''dể sống hơn'' thì mỗi người cần góp sức vào việc cải thiện môi trường sống xung quanh chứ không phải khư khư lo cho bản thân hay gia đình mình rồi mong chờ cuộc sống tốt hơn, không có chuyện đó đâu.
Cứ tưởng tượng là chúng ta đang sống trong một bãi rác (tham nhũng, hối lộ, gian dối, áp bức...ai nhận thấy thì thấy, còn bảo không thấy nữa thì chịu) và ai cũng phải chịu thối. Nhưng khi đối mặt với hiện thực đó thì lại có những trường hợp như sau:
(1) Luồn lách tìm kiếm một góc thơm để sống -> giải pháp quá ngắn hạn, ra khỏi góc đó thì cũng bị thối thôi, hoặc đến đời con cháu đi ra cũng bị thối thôi.
(2) Ngứa mắt thì dọn rác, dọn nhà mình lại vứt ra nhà khác. Cũng chẳng đi đến đâu.
(3) Cùng nhau dọn và cải tạo môi trường chung. Đây mới là cái cần làm này.
(4) Miễn nhiễm với rác, loại người này là thờ ơ với rác, vì nói chung họ cũng là rác rồi.
Mỗi người sẽ có quyền chọn mình thuộc trường hợp nào đó.
- - -
Link bài trên Blog: http://www.trinhngocdat.com/post/tu-do-gioi-han-va-can-thiep-
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất