1. Mô tả trò chơi: trò chơi gồm hai thành phần: bộ bài Rồng và sân đấu Rồng
a.Bộ bài rồng gồm 75 lá chia làm 25 quân bài khác nhau, mỗi quân có 3 là giống hệt nhau. 25 lá bao gồm 5 thuộc tính từ cấp 1 đến cấp 5.
b.Sân đấu Rồng là một hình vuông 9x9
sân đấu
sân đấu
Mỗi bên có 5 ô để xuất Rồng của mình, 2 ô sinh (rồng đứng vào đây ở cuối lượt thì ở đầu lượt sau sẽ được chuyển đổi sang thuộc tính Sinh và bị giảm 1 cấp), 2 ô hợp (Rồng ở vòng tròn nhỏ sẽ chuyển một phần cấp độ của mình sang cho Rồng ở vòng tròn to, mỗi lượt một cấp, tuân theo quy luật tương sinh)
5 ô tháp tương ứng với 5 thuộc tính, Rồng mang thuộc tính Sinh ứng với từng tháp đứng vào tháp đó thì sẽ đươc tăng một cấp sau mỗi lượt. Rồng cùng thuộc tính với tháp mà đứng vào tháp gọi là chiếm được tháp. Bên nào chiếm được cả 5 tháp thì gọi được Rồng Ngũ Hành và giành chiến thắng tuyệt đối.
2.Luật chơi và cách chơi.
a.Luật chơi: mục tiêu của trò chơi là chiếm được các Tháp Thuộc Tính. Bên nào chiếm được cả tòa tháp là bên giành chiến thắng.
b. Cách chơi: một trận đấu Rồng Ngũ Hành gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đấu bài: mỗi bên sẽ được chia 9 cây bài lúc ban đầu. Mỗi lượt sẽ bốc một lá từ bộ bài, sau đó phải thả một lá bài trên tay xuống. Nếu sưu tập đủ 3 lá bài giống hệt nhau thì gọi ra được một Rồng, đặt tùy ý vào ô xuất quân. Khi đối thủ thả xuống một là bài ở lượt liên trước thì ở lượt tiếp theo có thể lấy ngay lá bài đó (thay cho bốc bài từ bộ bài). Khi đã gọi được Rồng thì ba lá bài gọi Rồng đó phải bị loại ra khỏi trận chiến, ở lượt tiếp theo bên vừa gọi được Rồng phải lấy từ số bài bị đối thủ thả ra cho đủ 9 lá. Rồng ra sân đấu phải chờ tới lượt kế tiếp mới được di chuyển
- Giai đoạn đấu bài và đấu Rồng: lúc này Rồng đã được gọi ra nhưng cuộc đấu bài vẫn tiếp tục. các đấu thủ sẽ đấu bài trước đấu Rồng sau.
- Giai đoạn Đấu Rồng: khi các lá bài đã hết trận đấu sẽ chỉ diễn ra trên sân đấu.
c. Tương tác giữa các con Rồng:
- 5 thuộc tính Rồng tương tác với nhau theo quy luật Tương Sinh – Tương Khác của ngũ hành. Cụ thể: 
ngũ hành tương sinh tương khắc
ngũ hành tương sinh tương khắc
THỦY khắc HỎA, HỎA khắc KIM, KIM khắc MỘC, MỘC khắc THỔ, THỔ khắc THỦY
THỦY sinh MỘC, MỘC sinh HỎA, HỎA sinh THỔ, THỔ sinh KIM, KIM sinh THỦY
Từ đó khi hai con Rồng đấu nhau kết quả sẽ như sau:
Một con Rồng tấn công một con Rồng cùng cấp: tuân theo quy luật tương sinh tương khắc như trên hình. Ví dụ:
+ THỦY (3) tấn công HỎA (3) à HỎA (3) bị tiêu diệt
+ THỦY (1) tấn công MỘC (1) à MỘC (1) không những không chết mà còn tăng thêm một cấp ( cấp của THỦY(1) ) trở thành  MỘC(2)
Các trường hợp tấn công khác đều không cho ra kết quả gì.
Một con Rồng tấn công một con Rồng có cấp độ thấp hơn:
+ nó tiêu diệt đươc các con Rồng không mang thuộc tính tương sinh của nó. Ví dụ:
HỎA(4) tấn công KIM (2) à KIM (2) bị tiêu diệt
Nhưng phải trả giá nếu con Rồng bị tấn công là thuộc tính tương khắc của nó. Ví dụ:
HỎA (3) tấn công THỦY (2) à THỦY (2) bị tiêu diệt nhưng HỎA (3) bị hạ cấp thành HÓA (1) (số cấp bị trừ bằng số cấp của Rồng bị tấn công)
+ nó không thể tiêu diệt được Rồng mang thuộc tính tương sinh của nó, và còn làm tăng sức mạnh cho Rồng bị tấn công. Ví dụ:
HỎA (3) tấn công THỔ (2) à THỔ (2) tăng cấp thành THỔ (5)
Một con Rồng tấn công một con Rồng có cấp độ lớn hơn: nó không thể tiêu diệt được con Rồng bị tấn công nhưng có thể mang lại một số hiệu quả sau đây
+ làm tăng cấp cho Rồng có thuộc tính tương sinh. Ví dụ:
THỔ (3) tấn công KIM (5) à KIM (5) trở thành KIM (8)
+ làm giảm cấp Rồng mang thuộc tính tương khắc. ví dụ:
THỔ (4) tấn công THỦY (5) à THỦY (5) không bị tiêu diệt nhưng bị giảm cấp thành THỦY (1)
Các trường hợp cụ thể có thể tra bảng sau:
bảng tương tác giữa các loại Rồng
bảng tương tác giữa các loại Rồng
 Chú giải: - Rồng Chủ: Rồng ra đòn tấn công
Rồng Đích: Rồng chịu đòn
Giao của hàng dọc và hàng ngang là kết quả của cặp đấu Rồng tương ứng. cụ thể:
X : đòn đánh không có hiệu quả, cả hai Rồng không bị tổn thương gì (thường là do Rồng Chủ yếu hơn Rồng đích)
Rồng Đích bị tiêu diệt
+  cả hai Rồng không bị tổn thương gì, Rồng Đích được tăng cấp, số cấp tăng thêm bằng số cấp của Rồng Chủ.
- cả hai Rồng không bị tổn thương gì, Rồng Đích bị giảm cấp, số cấp bị giảm đi bằng số cấp của Rồng Chủ
       Rồng Đích bị tiêu diệt nhưng Rồng Chủ bị trả giá, phải giảm cấp bằng số cấp của Rồng Đích
Trên sân đấu, Rồng đi ngang hoặc đi dọc tùy ý. Số nước đi tối đa trong mỗi lượt phụ thuộc vào cấp độ của Rồng. Rồng có cấp độ càng cao thì càng có tầm di chuyển xa. Cụ thể: Rồng cấp 1 chỉ đi đươc từng ô trong khi Rồng cấp 5 có tầm di chuyển là 5 ô mỗi lượt.
3. Đánh giá
Trò chơi này chưa hoàn thiện ở phần sân đấu. mong các bạn gó ý để cải thiện