TRIẾT HỌC VÀ TRONG THỰC TẾ.
Môn Triết học là một môn học vốn rất quen thuộc đối với chúng ta. Không quá lạ lẫm khi ta biết về Triết học thông qua các sách, báo...
Môn Triết học là một môn học vốn rất quen thuộc đối với chúng ta. Không quá lạ lẫm khi ta biết về Triết học thông qua các sách, báo hay trên các kênh truyền hình, các tin chính trị,...Tôi nhớ là tôi biết được môn này hồi học lớp 10, trong bài học đầu tiên của môn GDCD với tiêu đề: "Thế giới quan duy vật và luận biện chứng" có nhắc đến khái niệm của Triết học - là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy. Vai trò của Triết học: là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt:
Thế giới quan duy vật cho rằng: vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học
Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
Trong lịch sử Triết học có hai phương pháp luận đối lập nhau đó là phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình:
Phương pháp luận biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
Phương pháp luận siêu hình là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
Triết học Mác - Lênin chính là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng tức là:
Thế giới quan: Phải đứng trên quan điểm duy vật biện chứng.
Phương pháp luận: Phải đứng trên quan điểm biện chứng duy vật.
Trong đó triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác thì thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
Ví dụ của triết học:
Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi con người tồn tại trong môi trường và cùng phát triển cùng với môi trường tự nhiên.
Ví dụ: Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.
"Sự vật vần xoay đà định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi."
(Câu nói của Bác Hồ dạy cho chúng ta về thuộc tính khách quan của giới tự nhiên của Triết học).
Bác Hồ đã từng khẳng định: Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bởi vì môn Triết học Mác - Lênin vốn là môn học lý luận có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao và được biểu đạt “khô khan” bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật; triết học là môn khoa học lý thuyết thiên về những kiến thức hàn lâm và hầu như không có những mô hình thực nghiệm, ứng dụng, trực quan nên không thể sơ đồ hóa bài giảng một cách máy móc. Đồng thời, môn triết học có chức năng cơ bản là trang bị thế giới quan và phương pháp luận cho người học. Cụ thể khi giảng khái niệm thực tiễn, nếu giảng viên đưa ngay nội dung khái niệm cho học viên và phân tích thì chắc rằng học viên sẽ rất khó nắm bắt. Vậy nên giảng viên cần tìm hiểu thêm các hoạt động thực tiễn ở địa phương, đơn giản như hoạt động cày cấy của người nông dân có sự đổi mới như thế nào, có sự phát triển về năng suất như thế nào, những phát minh khoa học mới... chính là những ví dụ, số liệu cụ thể chứng minh cho bài giảng của mình. Với sự liên hệ sát với hoạt động thực tiễn trên địa bàn của họ như vậy thì những vấn đề từ phức tạp, trừu tượng của môn triết học sẽ trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn.
Những hình ảnh về triết học:
Sự kiện Spiderum
/su-kien-spiderum
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất