Các fanboi theo dõi CS:GO từ thuở sơ khai hầu như sẽ đều đồng lòng với nhau về những bộ khung xuất sắc nhất lịch sử. Nhưng chúng ta liệu có đủ tự tin để khẳng định rằng một trong số đó ngồi mâm trên so với phần còn lại?
Đầu tiên đương nhiên phải kể đến triều đại của Ninjas in Pyjamas với Patrik "f0rest" Lindberg, Robin "Fifflaren" Johansson, Adam "friberg" Friberg, Christopher "GeT_RiGhT" Alesund và Richard "Xizt" Landström, họ thống trị thế giới bằng chuỗi 87-0 huyền thoại, và bộ tứ player dù không có Fifflaren vẫn gắn bó cùng nhau mãi đến tận tháng 7 năm nay với không ít những người từng trám vào slot thứ năm còn thiếu. Tuy nhiên, chuỗi thống trị của họ thực sự đã kết thúc vào tháng 8 năm 2014 sau chức vô địch major ở ESL One Cologne, và chuỗi thành tích ấn tượng của họ được kéo dài mãi đến ESL One Katowice 2015, nơi mà họ - với Aleksi "allu" Jalli – lần thứ hai liên tiếp về nhì tại một giải đấu của Valve.
Thế lực thống trị tiếp theo là Fnatic, một team mà những gì họ làm được giai đoạn 2014-2015 với Robin "flusha" Rönnquist, Jesper "JW" Wecksell, Freddy "KRiMZ" Johansson, Olof "olofmeister" Kajbjer và Markus "pronax" Wallsten đã khiến rất nhiều người xem họ như là team xuất sắc nhất lịch sử, vượt trên cả kình địch NiP đồng hương, nhưng họ thậm chí còn chưa dừng lại ở đó. Cũng chính bộ khung này, với pronax được thay thế bởi Dennis "dennis" Edman, ẵm 6 danh hiệu từ cuối 2015 đến đầu 2016, và những vị trí top đầu tại các giải đấu tiếp tục đến với họ tới tận tháng 8 cùng năm. Fnatic lên ngôi tại 2 kỳ major liên tiếp trong 2015, trước khi chấn thương của olofmeister gây tổn hại đến màn trình diễn của họ và những lục đục nội bộ dẫn đến việc tan đàn xẻ nghé vào tháng 8 năm 2016.
Cuối 2015, super team tiếp theo, như Epitácio "TACO" de Melo hùng hồn khẳng định, được lập nên sau khi Luminosity Gaming thay thế Ricardo "boltz" Prass và Lucas "steel" Lopes bằng Lincoln "fnx" Lau và TACO. Player xuất sắc nhất thế giới Marcelo "coldzera" David đã gia nhập từ hồi cuối tháng 7 trước thềm ESL One Cologne, hoàn thiện bộ ba với anh, Gabriel "FalleN" Toledo và Fernando "fer" Alvarenga đứng vững đến hiện tại. Tiếp nối những trận thua sát nút trước những Natus Vincere và fnatic, Luminosity chính thức trở thành nhà vô địch thế giới tại MLG Columbus 2016 và lặp lại thành tích đó như một điều không thể tránh khỏi tại ESL One Cologne 2016 ba tháng sau. Họ tốn một sự thay đổi trong đội hình và chín tháng dài đằng đẵng trước khi có danh hiệu tiếp theo trong 2017, nhưng một lần nữa những người Brazil – lúc này đã đầu quân cho SK Gaming – kết thúc năm với bảng thành tích ấn tượng hơn tất cả với tổng cộng 8 danh hiệu khác nhau. Hơn nữa, họ vẫn đang tiếp tục vững bước đi lên.
Fnatic vô địch ESL ESEA Pro League Season 1 Finals (Ảnh: hltv)
SO SÁNH NHỮNG GÌ ĐÃ LÀM ĐƯỢC CỦA BỘ BA NÀY
Chuỗi thành tích của NiP đến vào thời kỳ đầu của CS:GO khi mà sự cạnh tranh vẫn còn kém cạnh so với những phiên bản Counter-Strike trước đó vì khá ít team có thể chơi full-time, đồng thời chất lượng các giải đấu cũng thấp hơn đáng kể. Như vậy, khá nhiều chức vô địch trong số 19 lần lên ngôi của họ - sau tổng cộng 39 giải đấu - ở tầm nhỏ hơn nhiều so với những sự kiện mà họ tham dự sau này.  Nếu như bây giờ những giải đấu chất lượng cao phải gọi là ngập tràn, thì ở thời điểm đó các sự kiện lớn rất ít với những giải Major thống trị lịch thi đấu. Chuỗi thành tích tốt nhất của bộ khung NiP kéo dài khoảng 30 tháng và chỉ có đúng ba lần họ nằm ngoài top 4, dấu hiệu cho thấy sự ổn định tuyệt vời đã giúp họ vào đến 5 trận chung kết major liên tục và có mạch 87 map LAN chiến thắng liên tiếp – 2 kỉ lục sẽ không thể bị phá vỡ.
Mặt khác, Fnatic vô địch 17 sự kiện quốc tế trong tổng số 34 lần tham dự, chủ yếu là ở tầm cỡ cao hơn các danh hiệu của NiP, và trong một khoảng thời gian ngắn hơn – chỉ vào khoảng 2 năm. Bảng thành tích của họ bao gồm 2 major (nhiều hơn con số 1 của NiP), nhưng trong khi nhìn chung họ ổn định hơn tại những giải đấu khác, họ thất bại trong việc vào đến bán kết tại 3 kỳ major khác nhau – lạ thay, đấy chính là 3 lần duy nhất mà họ không lọt top 4 trong quãng thời gian đó. Không một ai muốn đụng độ Fnatic trong 2015 hay đầu 2016, và họ dường như đã được định trước là sẽ vô địch rất nhiều giải đấu ngay từ trước lúc chúng diễn ra. Sau khi cuối cùng cũng thất bại trước EnVyUs tại Cluj-Napoca với pronax, họ không để phí chút thời gian nào để nạp lại năng lượng cùng dennis và vô địch một lèo 6 danh hiệu liên tiếp trước lúc olofmeister dính chấn thương. Cuối cùng, vì Fnatic tan rã ở một vị thế top đầu – họ vừa mới về top 4 tại major và á quân ở ELEAGUE, nhiều tháng sau khi olofmeister phải ngồi ngoài – theo một nghĩa nào đó, chúng ta và cả những player khác đã bị cướp mất cơ hội chứng kiến những kì tích có thể xảy ra tiếp theo. Fnatic vẫn còn nhiều động lực, nhưng sau cái ngày hết hạn đã được định trước, họ không thể làm nó hoạt động trở lại bất chấp thành công mà họ đang có ở thời điểm này.
Cuối cùng chúng ta đến với SK Gaming. Những người Brazil cân bằng số major vô địch với Fnatic, mặc cho họ chỉ giành được 13 danh hiệu quốc tế trong tổng số 36 giải đấu họ tham gia. SK cũng đồng thời là team thiếu ổn định nhất ở đây: họ trượt top 4 tại 7 giải đấu, bao gồm 4 lần họ còn không vào nổi top 8 – trong khi Fnatic thì luôn luôn có một ghế trong top 8 còn NiP chỉ lỡ nó đúng một lần. Đối với những so sánh như này, sự chênh lệch lớn nhất sẽ là số giải đấu ra về trong thất vọng của họ - nghe có vẻ khá kì quặc nếu nhìn vào sự ổn định của họ trong hai năm vừa rồi.
AI LÀ KẺ THỐNG TRỊ CUỐI CÙNG?
Tất cả những team này đều được biết đến vì tinh thần không bao giờ bỏ cuộc và luôn luôn comeback từ bờ vực thất bại đến đỉnh vinh quang. Tất cả họ đều sở hữu những kỷ lục đẹp không tì vết tại các sự kiện lớn nhất kèm theo hơn hai năm thống trị ở level cạnh tranh cao nhất có thể. Tổng kết lại, họ tham dự chung kết major 10 lần, vô địch 5 trong số đó. Họ đều là những kẻ vĩ đại thực sự, và dường như không có một câu trả lời nào là đúng - trừ khi SK tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong tương lai để đặt họ lên trên những đồng nghiệp đến từ Thụy Điển – nhưng dù gì đi nữa, tôi cũng đưa ra quyết định của bản thân mình.
Những so sánh giữa các kỉ nguyên như này là điều rất khó thực hiện, nó gây chia rẽ đám đông khi nói về những Ninja – hoặc là bạn xếp họ là GOAT vì kỉ lục không thể so sánh, hoặc dùng đến chiêu bài “cạnh tranh” và loại họ ra khỏi cuộc đua vì pro scene thời điểm đấy vẫn còn chưa phát triển. Với SK Gaming, mặc dù được biết đến như là một trong các team ổn định nhất từ trước đến nay, những lần ra về sớm từ vòng bảng đã làm giảm đi giá trị màn trình diễn của họ ở nhóm này. Nếu bạn nhìn vào thành tích của Fnatic có được mặc cho số lượng giải đấu quốc tế tham dự lên đến 19 trong năm 2015, bạn sẽ không thể không ngạc nhiên vì sự ổn định của họ - tôi tưởng tượng rằng sẽ là khó tin dành cho những ai không có mặt để chứng kiến điều đó. Theo ngôn ngữ của bóng rổ, bạn có thể gọi NiP là Celtics những năm 60, Fnatic là Chicago Bulls của Michael Jordan những năm 90, và SK là San Antonio Spurs trong kỉ nguyên Tim Duncan.
Sau khi xem xét lại kỉ lục và thành tích của tất cả các team, tôi phải thú nhận rằng sự thiên vị gần đây đã gây ảnh hưởng đến ý kiến của tôi – thật tội lỗi khi đánh giá thấp chuỗi kết quả của Fnatic, hay có thể là đánh giá quá cao sự ổn định của SK thời gian qua. Nhìn vào mọi thành tích đạt được qua góc nhìn về danh hiệu và sự ổn định, theo ý kiến cá nhân tôi cho rằng hiện tại hai team Thụy Điển vẫn ở trên người Brazil một bậc. Nhưng game thì vẫn chưa over – trong khi chuỗi thành tích của NiP và Fnatic đã kết thúc và đóng bụi lâu đến nỗi mà rất nhiều fan của hôm nay chưa từng có cơ hội để quan sát điều đó, thì SK vẫn rất năng nổ và vẫn đang tiếp tục làm dày thêm bảng thành tích của họ trong cuộc chạy đua để trở thành GOAT của CS:GO. Và ai biết được rằng ai sẽ vươn lên và trở thành kẻ tương đương với Golden State Warriors?
So sánh thành tích của NiP, Fnatic và SK (Ảnh: fragbite)
Note: Fnatic thực ra vô địch tổng cộng 18 giải đấu chứ không phải 17 nếu tính cả Fragbite Masters Season 3 Finals.
Note 2: Nếu bạn hỏi mình, mình tin Fnatic là best. Nghe có vẻ bias vì mình cũng cuồng Fnatic giai đoạn 2014-2016 này lắm nhưng.. yeah... :) 
*Chuyển ngữ từ bài viết gốc trên Fragbite