SƠ LƯỢC

Trần Hưng Đạo (chữ Hán:陳興道; 1231 – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn (chữ Hán:陳國峻), tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.

CUỘC CHIẾN VANG DANH

Đế chế Mông cổ cùng Thành cát Tư Hãn trong những năm đĩnh cao của mình luôn là nỗi khiếm đảm cho toàn thế giới
vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu thì cỏ tại đó không thể mọc nổi
Hàng trăm các trận chiến đã được xảy ra trên khắp châu á và châu âu với mục đích thôn tính tất cả và tất nhiên là không thể thiếu Đông Nam Á . Để thôn tính được Đông Nam Á Thì mục tiêu của Mông Cổ là chiếm được Đại Việt . Nhưng rất tiết 3 lần công đều thất bại . Đây là nổi nhục của đế chế Mông Cổ . Đưa Trần Quốc Tuấn lên làm bậc vĩ nhân của thế giới , Người Mông Cổ gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương . Sự thất bại của đế chế này đã làm vang dội tài năng của Trần Hưng Đạo Vương cùng với đó là tạo ra ý chí khắp nơi trên châu lục cùng lật đổ đế chế Mông Cổ .

TÀI ĐỨC VẸN TOÀN

Có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
HỒ CHÍ MINH
Vì thế Trần Hưng Đạo Vương không chỉ là nhân tài mà còn là bậc hiền tài vừa giỏi văn giỏi võ . Trong lúc đất nước đang trong dầu sôi lửa bỏng vì hàng loạt tôn thất nhà Trần tham sống cầu vinh đã ra đầu hàng Mông cổ . Nhưng Trần Quốc Tuấn không phải là một người có thể từ bỏ đất nước
Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng
TRẦN HƯNG ĐẠO VƯƠNG
Hơn nữa ông còn xin Vua xóa hết danh sách của những kẻ phản nghịch vì không muốn vì chúng mà xin thù hận bên trong đất nước

ĐẶT NỢ NƯỚC TRÊN THÙ NHÀ

Theo Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu. Lúc mới sinh, có một thầy xem tướng và bảo: “Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Đến khi lớn lên Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc nhiều sách, có tài văn võ.
Trong cuộc đời mình, Trần Quốc Tuấn từng trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Đó là khi An sinh vương Trần Liễu khởi loạn vì bị ép nhường vợ cho em là vua Trần Thái Tông. Trước khi An sinh vương mất có trăn trối lại với Trần Quốc Tuấn rằng :
Sau này phải vì cha giành lấy giang sơn nếu không Cha sẽ không nhắm được mắt
AN SINH VƯƠNG
Sau này, khi vận nước lung lay, Quốc Tuấn trở thành rường cột nước nhà. Ông lại đem việc cha căn dặn trước lúc lâm chung bàn với các gia thần là Dã Tượng, Yết Kiêu để thử lòng họ. Yết Kiêu và Dã Tượng ra sức can ngăn, khuyên gián :
Nếu thi hành kế ấy, dầu có giàu sang được một lúc, mà tiếng xấu để mãi đến ngàn đời. Đại vương bây giờ chả phải đã giàu sang rồi ư? Chúng tôi tình nguyện chết già làm nô bộc, chứ không muốn làm sự bất trung bất hiếu để cầu may mà được một chức quan
YẾT KIÊU
Quốc Tuấn nghe hai người nói, vừa cảm động ứa nước mắt vừa khen ngợi. Một lần khác, ông lại đem chuyện ấy ra hỏi con mình là Quốc Tảng. Quốc Tảng dõng dạc nói: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ”, ý muốn khuyên cha nên thừa cơ cướp lại ngai vàng. Quốc Tuấn nghe xong nổi giận đùng đùng, rút gươm kể tội: “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra”, đoạn toan giết Quốc Tảng. Người nhà khóc lóc mãi, xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Nhưng ông vẫn chưa nguôi giận, dặn đi dặn lại người nhà: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”. Như vậy, Trần Quốc Tuấn đã đặt nợ nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết trong dòng tộc họ Trần. 

LỜI KẾT

Một tầm hồn cao đẹp với lòng yêu nước và trí tuệ sự hiểu biết tâm lý con người thuyết phục và khích lệ nhân tài đã tạo ra một bậc hiền tài bảo vệ nước nhà khỏi giặc ngoại