Nghệ An có một danh nhân kiệt xuất hiếm hoi: Nguyễn Trần Bạt. Trong khi người ta đam mê phông bạt thì ông ấy lại là Trần Bạt, tức là người sẽ đi bóc trần mọi phông bạt.
Chỉ đọc 2 trang của ông, tôi biết ngay là dấu chân sư tử rồi.
img_0
Tôi tiếc là tiếc cho người Việt đã không đón nhận ông ấy kiểu như họ đón Lê Thẩm Dương. Tôi giận là giận đứa nào cố tình phủ lấp tên tuổi ông ấy đến nỗi nay tôi mới biết Nguyễn Trần Bạt. Và nhiều người chắc cũng giống tôi.
Đừng so Nguyễn Trần Bạt với Phan Châu Trinh hay Phan Bội Châu. So sánh thực khó vì họ thuộc những thế hệ khác nhau. Nhưng tầm vóc, tôi nhận xét ông Bạt cũng ngang ngửa 2 cụ Phan.
Xem qua tiểu sử, ông là hiện thân rõ rệt nhất của tinh thần tự học, nghị lực vượt khó. Xuất thân là kĩ sư xây dựng, ông Bạt tự học, tự đọc sách mà trở thành chuyên gia phân tích kinh tế, doanh nhân quốc tế xuất sắc thời đổi mới. Ngưỡng mộ!
Tự học mãi là chìa khoá cho thành công.
ELYH đang triển khai chương trình đào tạo năng lực tự học cho học sinh.
img_1
Chương trình này sẽ được vận hành sớm nhất. Giống mọi short-course, nó quy định số giờ lên lớp bắt buộc.
Tuy nhiên, điểm mạnh của chúng tôi là có một học hội lớn truyền lửa, thúc đẩy, bồi dưỡng tinh thần để duy trì kỉ luật cho học viên khi khóa kết thúc.
img_2
Đó là điểm khác biệt của ELYH short-course so với các khóa ngắn đang tồn tại.
Học short-course thông thường chẳng khác nào gội đầu dưỡng sinh. Chỉ sảng khoái đôi giờ lúc mới làm xong. Bệnh bên trong vẫn còn nguyên.
img_3
img_4
Ngược lại, học lâu dài cả đời ở một cộng đồng học tập sau khi xong short-course là cách điều trị rất khoa học. Theo tôi, cách ấy không mà vẫn thay đổi được người học thì trên đời chẳng còn pháp nào khá hơn.
Mời bạn đăng ký tại đây
LEARN TO LEARN
Từ hồi tiểu học, tôi đã ham học, thích đọc sách. Tiếc rằng không có ai hướng dẫn cách đọc, cách khai thác sách. Thành ra tốn quá nhiều thời gian mò mẫm. Buồn hơn, cả cuộc đời sinh viên của tôi cũng mù tịt về khái niệm LEARN TO LEARN. Cái này thầy Nguyễn Hiến Lê cũng nhắc đến trong hồi ký, rằng hồi ở Đồng Tháp Mười, thời gian rảnh rỗi nhiều, đọc sách ngày đêm mà không biết cách đọc/học. Rồi thầy ấy bảo "tiếc quá, giá mà trẻ ra độ hai chục tuổi."
Về sau thầy ấy viết cuốn sách "Tự học, một nhu cầu của thời đại" để hướng dẫn thanh niên khỏi phải mò mẫm.
Từ thời ấy, thầy Lê đã gọi "tự học" là "nhu cầu thời đại" thì thời 4.0 còn cấp bách đến mức nào.
Đây là nội dung chương trình đào tạo khóa CẢI THIỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC sắp triển khai. Khóa 1 sẽ diễn ra ở Hà Nội vào tầm cuối tháng Hai. Các bạn nên đăng kí cho mình và gia đình. Ở thời buổi này, ai cũng cần phải học cách học (learn to learn).
img_5
Tôi ngẫm cứ tiếc cho mình, hồi nhỏ mà có "tiên nhân chỉ lộ" như thế này thì tốt biết bao. Giờ chúng tôi làm vai trò ấy chỉ mong quý vị đừng xem nhẹ.
Những ai thông minh chịu khó nghĩ thì mò mãi cũng tới thôi. Nhưng tôi nghĩ có người hướng dẫn vẫn lợi hơn. Tự mò có khi mất cả đời vẫn chưa có được câu trả lời rốt ráo.
Nguyễn Trần Bạt (1946 - 2020) là doanh nhân, luật sư, tư vấn, học giả, nhà sáng lập InvestConsult Group (công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách "Đổi mới" vào năm 1987. Công ty ông Bạt có doanh thu hàng triệu USD mỗi năm. Ông đã được nêu danh trong các cuốn sách Barons Who’s Who in Vietnam, Who’s Who in Asia Pacific, Who’s Who in the World và The Global 500 Leaders for the New Century như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc. Ông đã từng nhiều lần tư vấn cho Chính phủ Việt Nam về các vấn đề kinh tế và chính trị.
Có thể nói, tất cả mọi thành tựu ông Nguyễn Trần Bạt là kết quả của nỗ lực tự học không ngừng nghỉ.