TRẤN AN NỖI SỢ NCOV
Có lẽ nỗi sợ đầu tiên của đám đông chúng ta không phải là sợ tỷ lệ chết mà là sợ tỷ lệ nhiễm bệnh. Vì tỷ lệ chết của các vấn đề...
Có lẽ nỗi sợ đầu tiên của đám đông chúng ta không phải là sợ tỷ lệ chết mà là sợ tỷ lệ nhiễm bệnh.
Vì tỷ lệ chết của các vấn đề khác còn cao hơn nhiều. Ví dụ như bệnh sốt xuất huyết là khoảng 10-20%, ung thư 60-70%, hay số người chết vì đói ở Somali năm 2011 là 260.000, còn chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam năm 2019 trung bình là 21 người/ ngày. Nhưng tỷ lệ lây nhiễm, xác suất xảy ra thấp hơn nên người ta cảm giác nó xa xôi chẳng liên quan đến mình.
Còn bệnh này dù tỷ lệ chết tính đến giờ là khoảng 3% nhưng tỷ lệ lây nhiễm rất cao theo cấp số nhân. Tỷ lệ lây nhiễm khi đang ủ bệnh ở Singapore khoảng 45% đến 84%. Tại Trung Quốc, các con số dao động từ 65% đến 87%. Vì thế, khiến cho người ta thấy rủi ro gần ngay cạnh mình và có khi ở trong mình rồi mà không biết. Khi số người mắc bệnh tràn lan khắp nơi thì dù tỷ lệ chết do virus này không cao nhưng trên diện rộng thì số lượng người chết sẽ lớn. Và không ai muốn mình hay người thân của mình có nguy cơ nằm trong “con số không may” đó cả, dẫn đến tâm lý hoảng loạn sợ hãi của cộng đồng có lẽ cũng là điều tất yếu.
Khi nghiên cứu về tâm lý con người thì không có cảm xúc nào là vô lý cả. Mọi cảm xúc xuất hiện đều do một cơ chế hay lý do chính đáng đằng sau của nó.
Dù tỷ lệ tử vong không cao nhưng do tỷ lệ lây nhiễm quá cao và nhanh của dịch bệnh này, nếu diễn biến nhiễm bệnh xảy ra trên diện rộng thì con số người tử vong là sẽ càng nhiều. Chúng ta chẳng ai muốn mình hay người thân của mình nằm trong “con số không may” đó cả, nên tâm lý hoảng loạn sợ hãi của đám đông là điều tất yếu. Suy cho cùng, thì nỗi sợ này chính là sợ chết, sợ mất người thân. Thật tình, Giang nghĩ không thể nào nói với người khác là không sợ được, vì tất cả những rủi ro này hiện đang có cơ sở. Có thể mình chưa lo cho mình bị nhiễm nhưng lo là lây sang con mình còn quá bé bỏng. Thêm nữa là chúng ta cũng chưa biết đến khi nào thì dịch lui đi vì cũng chưa có thuốc triệt để. Toàn thế giới đang chờ đợi.
Vậy khi mình chưa thể làm gì để xoá bỏ được con virus này và nỗi sợ nó đang mang đến thì hãy chung sống hòa bình với nó.
Giang viết là “Hãy chung sống hoà bình” vì có một số trong chúng ta đang “không chung sống hoà bình” với nó, với nỗi sợ này. Không biết có bài báo có thật không là tỷ lệ ly hôn trong thời kỳ này tăng lên. Điều này cũng dễ hiểu, khi mà những con người đang căng thẳng, hoang mang, sợ hãi, bất an, lại bị “nhốt” chung lại với nhau. Cộng thêm một số gia đình thật là mệt mỏi vì phải trông lũ trẻ con thừa năng lượng, thì có lẽ, có nhiều gia đình cãi vã, bất hoà, cảm thấy bế tắc hơn trong giai đoạn này là điều dễ xảy ra. Bởi vì cảm xúc con người đang trong trạng thái mong manh dễ vỡ hơn bao giờ hết.
Thôi mong là mọi người hãy nghĩ rằng:
Thôi, tình hình ngoài kia đã tệ lắm rồi, mình cũng không làm cho trong nhà mình tệ hơn.
Mỗi khi có thể bị tăng xông lên với nhau thì hãy hiểu rằng giai đoạn này cảm xúc của tất cả chúng ta đang dễ nhạy cảm, thậm chí có lúc thái quá.
Thậm chí một số còn dẫn đến tâm lý đổ lỗi. Vì khi trong người cảm thấy tệ thì có xu hướng tìm người khác để trút lên. Ném quả bóng cảm xúc tệ này vào tay thằng khác để mình không phải cầm giữ nó nữa. Thực ra, chúng ta làm vậy là vì chúng ta đang cần sự trấn an, cần sự yêu thương hơn bao giờ hết.
Khi mình hiểu được điều này thì mong bạn hãy bỏ lời nói cáu giận lên nhau xuống, đừng chấp vào đó và đến gần nhau trở lại, ôm nhau lúc này, cùng dịu giọng xuống vỗ về trấn an nhau, cùng nhau là một đội để tìm giải pháp cho hiện tại.
Mình sẽ tiếp tục thường xuyên gọi cho con gái Julie Mây và đi mua thêm ít đồ chơi, truyện cho con trai. Để cho con trai đang ở bên cạnh mình vẫn có thời gian với mẹ thay vì mẹ lo cho em quá mà cáu lên anh.
Mình sẽ thường xuyên thêm nữa liên lạc hỏi thăm bố mẹ, bố mẹ chồng của mình là những người nhiều tuổi và có thể có những bệnh nền. Đây chính là thời gian để ta nhìn lại, chăm sóc, dành thời gian cho nhau hơn.
Chúng ta không chỉ đoàn kết chiến đấu giữ gìn sức khỏe thể chất cho bản thân, cho cộng đồng mà còn đoàn kết để giữ vững tinh thần, tỉnh táo không để con virus này ảnh hưởng tiêu cực lên cảm xúc của chúng ta, khiến cho chính chúng ta thành như những con virus đó mà phá huỷ gia đình, những mối quan hệ gần gũi của mình!
Mong là trong thời gian này, các em bé có thêm nhiều những kỷ niệm đẹp bên cha mẹ!
Bạn ở nhà ngủ đủ lại giấc cho khỏe hay làm những thú vui nho nhỏ, hoặc kiếm trò chơi nào để cùng chơi với cả gia đình!
Cầu an, phước lành cho các bác sĩ, chiến sĩ, công an, phi công, tiếp viên nhân viên hàng không là những người đang thực sự ở ngoài mặt trận vì chúng ta!!!!
Việt Nam ơi, tôi yêu lắm!!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất