Trách nhiệm. Trách nhiệm. Trách nhiệm.
Đó là từ mà chúng ta thường hay sử dụng mỗi khi có những sự cố diễn bất ngờ ra xung quanh chúng ta. Đó là khi những sự việc không như ý muốn xuất hiện, cần phải có một cá nhân hoặc một tập thể nhận lấy trách nhiệm cho sự việc đó. Đây là điều rất bình thường và xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Buồn cười là, đôi khi người nên nhận trách nhiệm thì lại hay né trách nhiệm.

Trách nhiệm khi xét theo một chiều kích khác, có một dạng gọi là khuynh hướng khuếch đại trách nhiệm cá nhân. Khuynh hướng này thường diễn ra ở những người vị kỷ, tức là hay đặt tính cá nhân lên hàng đầu. Theo một nghiên cứu ở Canada, khi các nhà tâm lý học làm một thí nghiệm bằng cách khảo sát các cặp vợ chồng, lấy ý kiến từng người, nhằm đánh giá sự đóng góp của mỗi cá nhân về tình trạng mối quan hệ của họ. Nếu xét việc thành công trong mối quan hệ hôn nhân là 100%, thì phần lớn đều cho rằng công sức của họ bỏ ra lớn hơn 50% so với người còn lại. Điều này trong tâm lý học được gọi là khuynh hướng cường điệu hoặc khuếch đại trách nhiệm, khi mỗi cá nhân đều có nhu cầu được nhìn nhận công sức đóng góp của mình dưới góc nhìn tích cực.

Huge illusion

Chúng ta thường hay lan truyền những thông điệp về sự cho đi như một nghĩa cử cao đẹp mỗi người cần phải có. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào đặc thù tính cách của từng cá nhân để dẫn đến hành động. Người có xu hướng nhận hoặc cân bằng giá trị lợi ích trao đổi khó có thể cho đi như một hành động họ cảm thấy dễ chịu. Điều đó đi ngược lại tính cách của họ.

Xét theo góc nhìn trong quản trị & lãnh đạo, khuynh hướng này đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản. Sự thành công luôn được tạo dựng bởi tất cả những con người trong đội nhóm, tập thể, tổ chức. Khi một cá nhân với nhiều tài năng và đóng góp có khuynh hướng khuếch đại trách nhiệm bản thân, tức sự nhận lại của họ nhiều hơn sự cho đi, sự liên kết giữa họ và những cộng sự khác sẽ không có tính bền vững. Đôi khi họ cảm thấy cô độc và tự nhủ bản thân rằng sự cô độc đó là do tài năng của họ vượt bậc phần còn lại, nhưng có thể xâu xa hơn, có thể là do tính cách vị kỷ của họ.

Chúng ta thường có thông tin về công lao của mình nhiều hơn sự đóng góp của người khác. Chúng ta thường chỉ nhìn thấy nỗ lực của mình mà quên rằng chúng ta chỉ biết được một phần nhỏ bé về cố gắng của người khác.

Có lẽ, chúng ta cần phải thay đổi. Có một cái nhìn vị tha (aspiration) hơn là một góc nhìn vị kỷ (ambition).