TỐT GỖ CÓ BAO GIỜ HƠN ĐƯỢC TỐT NƯỚC SƠN?
Nếu đánh giá một cách chủ quan cũng như qua nhiều khảo sát, đôi mắt luôn là bộ phận được đánh giá cao nhất trong các giác quan.
Nếu bỗng một ngày nào đấy, thần chết hiện lên và nói rằng: "Ta xin lỗi vì đã đến đột ngột nhưng đến lúc con phải đi rồi". Trong khi ấy thì bạn còn yêu cuộc sống biết bao nhiêu và còn khóc than xin ở lại. Thần chết sau đó cũng động lòng nhưng ông lại muốn một cuộc trao đổi: "Được, ta cho con được ở lại với một điều kiện, Ta phải lấy đi MỘT trong NĂM giác quan mà con có".
Nếu là bạn trong tình huống này, bạn chọn mất đi giác quan nào? Bạn đã có câu trả lời trong đầu và tôi biết nó không phải là đôi mắt.
Nếu đánh giá một cách chủ quan cũng như qua nhiều khảo sát, đôi mắt luôn là bộ phận được đánh giá cao nhất trong các giác quan. Giải thích cho điều ấy, bản chất não bộ luôn tập trung nhiều hơn cho việc phát triển thị giác tới mức mà thùy não thị giác chiếm tới 1/3 thể tích toàn khối óc.
Chúng ta ngập ngừng khi được mời ăn một chiếc bánh có ngoại hình của một bãi nôn dù nó có được khen ngon thế nào. Thậm chí, chúng ta có thể đoán nhận một cách chắc chắn(dù chủ quan) tính cách, tư tưởng và địa vị xã hội chỉ thông qua ngoại hình của một con người. Và tiến hóa không nhầm khi thị giác phản ánh KHÁ chính xác những khía cạnh khác nhau của những đối tượng mà chúng ta đang quan sát
Nhưng chính vì chỉ dừng lại ở mức KHÁ. Thật sự rất khó mà đoán nhận hoàn toàn một vấn đề chỉ qua việc quan sát. Và vì thế, ở văn hóa copy, hàng nhái, hàng fake, ăn cắp ý tưởng được tiếp diễn. Và cũng vì thế chúng ta, đang sống trong một nền văn hóa rất nhanh và gấp gáp hay còn được đại diện bởi hình mẫu fast fashion, chú ý một cách HOÀN TOÀN tới thiết kế của quần áo thay vì chất liệu tạo ra chúng. Cảm giác trên da của vải là khái niệm trở nên mơ hồ và có phần vô giá trị.
Nếu là bạn trong tình huống này, bạn chọn mất đi giác quan nào? Bạn đã có câu trả lời trong đầu và tôi biết nó không phải là đôi mắt.
Nếu đánh giá một cách chủ quan cũng như qua nhiều khảo sát, đôi mắt luôn là bộ phận được đánh giá cao nhất trong các giác quan. Giải thích cho điều ấy, bản chất não bộ luôn tập trung nhiều hơn cho việc phát triển thị giác tới mức mà thùy não thị giác chiếm tới 1/3 thể tích toàn khối óc.
Chúng ta ngập ngừng khi được mời ăn một chiếc bánh có ngoại hình của một bãi nôn dù nó có được khen ngon thế nào. Thậm chí, chúng ta có thể đoán nhận một cách chắc chắn(dù chủ quan) tính cách, tư tưởng và địa vị xã hội chỉ thông qua ngoại hình của một con người. Và tiến hóa không nhầm khi thị giác phản ánh KHÁ chính xác những khía cạnh khác nhau của những đối tượng mà chúng ta đang quan sát
Nhưng chính vì chỉ dừng lại ở mức KHÁ. Thật sự rất khó mà đoán nhận hoàn toàn một vấn đề chỉ qua việc quan sát. Và vì thế, ở văn hóa copy, hàng nhái, hàng fake, ăn cắp ý tưởng được tiếp diễn. Và cũng vì thế chúng ta, đang sống trong một nền văn hóa rất nhanh và gấp gáp hay còn được đại diện bởi hình mẫu fast fashion, chú ý một cách HOÀN TOÀN tới thiết kế của quần áo thay vì chất liệu tạo ra chúng. Cảm giác trên da của vải là khái niệm trở nên mơ hồ và có phần vô giá trị.
Chưa nói đến số tiền chúng ta bỏ ra cho một món đồ, thật đáng buồn khi những thiết kế đẹp bị đưa lên nhưng chất liệu rẻ tiền. Đáng buồn hơn nữa là khi chúng ta luôn(phải) cổ súy hàng nhái - ăn cắp thiết kế và tái sản xuất với số lượng trên những chất liệu tồi, không an toàn. Việc ta trả lời cho các câu hỏi với tư tưởng "Hai món giống nhau tôi chọn món rẻ hơn" luôn là một nhận định thiếu tư duy phản biện.
Vậy có thể ngầm hiểu rằng việc một người khi mua những món đồ thời trang mà lại chú ý đến chất liệu cũng phần nào thể hiện được chiều sâu nội tâm, cũng như có một tầm nhìn về lâu dài, và như một sự khẳng định về hiểu biết của họ có về thứ họ mặc để thể hiện con người mình.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất