1. TP Hồ Chí Minh ( Sài Gòn )  : 376780 nghìn tỷ đồng.
    Từ khi được thành lập từ cuối thế kỷ 19 đến nay Sài Gòn  ( hay Sài Gòn- Chợ Lớn) chưa bao giờ để mất vị trí là đầu tàu nền kinh tế của quốc gia đó từ Liên Bang Đông Dương, Quốc Gia Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hòa và nay là   CHXHCNVN.  Nhưng từ khi Sài Gòn thất thủ năm 75 dường như nhưng gì địa phương này làm ra không tương xứng với những gì họ được hưởng, dẫn đến thiếu chi phí cho những công trình xã hội, hệ thống thoát nước, cầu đường. Vấn nạn đô thị hóa quá nhanh dẫn đến đô thị ( đại đô thị ) dường như bị quá tải. Nơi đây cùng các tỉnh miền Đông Nam bộ  gồng gánh cả nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Đô-thành Sài-gòn 1970

 2 Hà Nội.  : 238370 nghìn tỷ đồng
     Nếu những người Cộng Sản không giành chiến thắng thì có lẽ vị trí này không thuộc về Hà Nội.  Trong suốt nửa thế kỷ qua  với tất cả nguồn tài nguyên quốc gia có đều đổ dồn về đây đã cho thấy Hà Nội không phải là nơi phù hợp để phát triển mạnh về kinh tế. Nếu không tính tỉnh Hà Tây thì có lẽ Hà Nội khó mà có thể lọt vào danh sách này.  Hà Nội đã mở rộng quá nhanh kể từ những năm cuối thế kỷ 20, với chính sách của những người cộng sản là phải phát triển Hà Nội chạy đua với Sài Gòn vô tình đã phá vỡ đi nét đặc sắc của đô thị Hà Nội và bản sắc của con người Hà Nội. Thiết nghĩ Hà Nội thì nên trọng tâm phát triển văn hóa giáo dục và là trung tâm chính trị của Việt Nam mà thôi.
Đô thị Hà Nội 1940
 3. Hải Phòng  65332 nghìn tỷ đồng
  Với vị trí địa lý  của mình con  số hơn 65 nghìn tỷ quá ít ỏi so với tiềm nắng của địa phương này. Nhẽ ra đây phải là nơi kinh tế số 1 xứ Bắc Kỳ. Những năm 80 90 của thế kỷ trước người ta vẫn thường nói  "Hải Phòng chỉ thua Sài Gòn một chút về kinh tế, thua Hà Nội một chút về văn hóa." Nhưng nay bởi những yếu kém do quy hoạch Hải Phòng đã biến thành một thành phố hạng 2 và là nơi trung chuyển và tiêu thụ mọi loại hình tệ nạn xã hội. Nơi đây dường như mắc kẹt giữa một thời huy hoàng trong quá khứ, khu đô thị trung tâm nhếch nhác với lối sống côn đồ chợ búa vốn có thật khó để Hải Phòng trở lại thời kỳ hoàng kim.  Cảng biển là niềm tự hào của người dân nơi đây nhưng thực ra quy mô của nó khá nhỏ lượng hàng qua cảng năm 2017  đạt khoảng 93 triệu tấn dự kiến đến năm 2018 là hơn 100 triệu tân  tuy chiếm  98%  tổng lượng hàng thông qua ở Bắc Kỳ nhưng chỉ bằng 1 nửa cảng Sài Gòn và Bằng 1/5 cảng Busan  (Hàn Quốc).
Hải Phòng đã rất sầm uất đầu thế kỷ 20

 4. Bà Rịa - Vũng Tàu : 64200 nghìn tỷ đồng.
  Trong những năm trước thì vị trí thứ 3 sẽ của địa phương này. Nhưng do yếu tố giá cả trên thế giới nên năm nay Bà Rịa - Vũng Tàu thu thấp hơn dự kiến. Địa phương này cũng giống như Hải Phòng có tiềm năng rất lớn để phát triển rất nhiều loại hình kinh tế đặc biển là cảng biển. Nhưng có vẻ người dân ở đây không mặn mà tranh đua giống những nơi khác. Những gì Bà Rịa- Vũng Tàu đóng góp cho quốc gia là rất lớn. Với việc trong tương lại cụm cảng tại thành phố Sài Gòn sẽ di chuyển ra Bà Rịa - Vũng Tàu thì địa phương này sẽ là tương lai của cảng biển Việt Nam cùng với Hải Phòng. Sẽ là 2 địa phương nắm giữ 2 cảng cửa ngõ ( trung chuyển ) lớn nhất Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam qua trang mới.
 
Tương lai đây sẽ là hải cảng lớn nhất Việt Nam trong 100 năm tới trước khi cảng Vân Phong hoàn thiện
 5. Đồng Nai : 53849 nghìn tỷ đồng
  Đóng vai trò là 1 trông 3 tam giác kinh tế vùng Đông Nam bộ cũng như địa phương vệ tinh của Sài Gòn. Không giống như Hải Phòng hay Vũng tàu nguồn thu phần lớn từ cảng biển hay dầu mỏ, nguồn thu của Đồng Nai đến từ hơn 30 khu công nghiệp đang có mặt trên địa bàn. 30 là con số rất lớn, với lợi thế gần Sài Gòn và dân số rất đông, tương lai phát triển của Đồng Nai là rất xán lạn khi  sắp tới, cảng hàng không lớn nhất Việt Nam sẽ được xây dựng, đó là sân bay Long Thành hứa hẹn  Đồng Nai sẽ là địa phương đứng top cả nước trong mọi lĩnh vực.
   
Thế mạnh của Đồng Nai
 6. Bình Dương : 52330 nghìn tỷ đồng
  Đóng vai trò tương tự như Đồng Nai, cũng nằm trong tam giác kinh tế mũi nhọn miền Đông Nam bộ. Với gần 30 khu công nghiệp dường như đã hết chỗ, Bình Dương không chỉ là trong điểm của vùng Đông Nam bộ mà còn cả Việt Nam. Không chỉ phát triển mạnh về kinh tế nơi đây còn là trong tâm về giáo dục và tiềm năng du lịch rất lớn. Với tầm nhìn của lãnh đạo địa phương, thành phố mới Bình Dương đã và đang xây dựng để đưa Bình Dương lên một tầm vóc mới tên bản đồ Việt Nam.

Tỉnh lỵ của Bình Dương trong tương lai