Tác giả: Akiyoshi Horie
<i>Chân dung cuốn sách</i>
Chân dung cuốn sách
Thiếu máu là vấn đề nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn nhất đếnc ác hoạt dộng thể chất, tinh thần của tất cả chúng ta. Trong cuốn sách “Phương pháp ăn uống cải thiện lưu thông máu” tác giả, bác sĩ Akiyoshi Horie đã tổng quan các vấn đề liên quan giữa Dạ dày - Ruột và lưu thông máu cũng như bộc bạch làm sao để chúng ta có thể cải thiện lưu thông máu qua ăn uống.
Trước hết, Akiyoshi Horie là một bác sĩ phụ khoa, chuyên điều trị chứng vô sinh, hiếm muộn. Và niềm đam mê đã đưa ông đến với phương pháp trị liệu tận gốc của y học phương Đông. Phương pháp điều trị của ông được đánh giá cao trong giới y học và đã chữa được các vấn đề thân-tâm như vô sinh, trầm cảm, giảm cân, các chứng mất nhận thức cho hơn 50.000 trường hợp.
Tổng quan cuốn sách, Akyoshi Horie cho chúng ta biết rằng ổn định lưu thông máu, tinh  thần và cơ thể chúng ta cũng thoải mái hơn. Máu bắt nguồn từ đâu, hay chính xác hơn là sự sông bắt nguồn từ đâu? Đó chính là “sự ăn”. Ăn là một trong những hoạt động chiếm phần lớn quỹ thời gian hàng ngày của chúng ta, và đương nhiên, là hoạt động chúng ta luôn nghĩ tới mỗi khi đề cập đến. Khi “ăn uống” gặp vấn đề thì chính là quá trình lưu thông máu có vấn đề.
Qua nghiên cứu và quan sát, bác sĩ Akiyoshi Horie cho rằng có thể cải thiện vấn đề này nhờ phương pháp ‘nhịn ăn tối một tuần” giúp dạ dày - ruột có thời gian nghỉ ngơi cũng như tiêu thụ hết những thực phẩm béo bẩn chúng ta đã hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày vì ăn quá nhiều chính là nguyên nhân khiến máu lưu thông kém. Tạo được một khoảng thời gian trống không ăn và dọn dẹp được dạ dày - ruột sẽ giúp dạ dày - ruột hoạt động tốt hơn, thải phân suôn sẻ hơn. Khí và chất cặn bã thu gom được từ đợt tổng vệ sinh buổi đêm chính là thức ăn cho vi khuẩn đường ruột. Thời gian bụng rỗng để dạ dày - ruột tổng vệ sinh sẽ giúp các lợi khuẩn đường ruột gia tăng và duy trì được trạng thái sức khỏe tốt, ngược lại, bạn sẽ thấy các độc tố có hại cho cơ thể ngày càng gia tăng với hơn 100.000 tỷ vi khuẩn đường ruột sống trong đại tràng gây ra khó chịu, trào ngược dạ dày hoặc thậm chí là ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là bác sĩ yêu cầu tất cả chúng ta cần nhịn ăn tối xuyên suốt một lần. Vì dựa trên tình trạng cơ thể và thói quen ăn uống, chúng ta có thể điều chỉnh, nhưng tốt hơn hết chúng ta nên có một khoảng thời gian nghỉ ngơi dành cho dạ dày - ruột. Từ 5-7 giờ sáng là quãng thời gian để bài tiết. Đó chính là khoảng thời gian tuyệt vời để cơ thể chúng ta nghỉ ngơi, trong khi dạ dày - ruột có thể làm nhiệm vụ của nó chính là “dọn rác” cho cơ thể.
Nhưng nếu cơ thể còn tồn đọng thức ăn không được tiêu hóa hết, khi thức ăn liên tục được đưa vào cơ thể không theo nhu cầu tự nhiên (mà theo ham muốn được ăn), không theo yêu cầu của bộ não, dạ dày sẽ phải phình ra để tiết dịch vị, axit dạ dày không ngừng nghỉ. Nếu chỉ quan sát bình thường ta sẽ thấy cơ thể chẳng có vấn đề gì, hay đó là “tăng cân tự nhiên”. Nhưng khi hoạt động của dạ dày - ruột suy yếu do ăn quá nhiều thì sức khỏe cơ thể cũng sẽ chuyển biến xấu hình thành nên “thể đàm thấp” và tình trạng “béo bẩn” do tích tụ quá nhiều chất bẩn trong cơ thể.
Nhịn ăn tối, hạn chế ăn quá nhiều và tăng cường hấp thụ các chất xơ để đưa dạ dày - ruột từ số âm trở về mức 0 ban đầu. Bởi chất xơ có nhiều đặc tính được xem là có ích cho cơ thể.
- Tính giữ nước. Chất xơ sẽ hấp thu nước trong dạ dày - ruột rồi phình to ra từ đó thúc đẩy nhu động ruột và giúp chúng ta đại tiện dễ dàng hơn.
- Tính bám hút. Chất xơ sẽ bám vào các axit mật và cholesterol rồi đưa chúng ra ngoài cơ thể.
- Tính nhớt. Chất xơ có độ nhớt và bám dính để thức ăn có thể di chuyển chậm trong đường tiêu hóa, từ đó giúp duy trì cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân và giúp chúng ta không còn ăn quá nhiều.
- Tính lên men. Chất xơ lên men và phân giải trong đại tràng, làm tăng các lợi khuẩn như bifidus, giúp cải thiện môi trường đường ruột.
Việc quan sát phân cũng giúp chúng ta biết được tình trạng sức khỏe của chúng ta vẫn đang ổn định hay đang trên đường đi xuống. Chú ý nhé, nếu phân nổi là sức khỏe vẫn ổn, còn nếu phân chìm tức là bạn đang bất ổn rồi đấy. Bởi nếu phân không nổi lên được thì nhiều khả năng đường ruột của bạn đang bị bám đầy đàm thấp sinh ra nhiều hại khuẩn gây béo bẩn, và rất có thể dòng máu toàn thân của bạn cũng đang bị nhiễm bẩn. Vì thử nghĩ mà xem, 70-80% phân là nước. Nếu nước chiếm tỷ lệ hơn 80% nghĩa là bạn sẽ bị tiêu chảy, còn nếu tỷ lệ này dưới 70%, bạn sẽ bị táo bón. Tăng lượng chất xơ tiêu thụ, bạn có thể phòng ngừa và điều trị được:
- Bệnh béo phì
- Bệnh ung thư
- Bệnh tiểu đường
- Nâng cao sức khỏe miễn dịch
- Hỗ trợ hấp thu chất khoáng
Như đã nói, dạ dày - ruột chẳng khác gì suối nguồn của máu. Dạ dày - ruột bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lưu thông máu, gây ra các tình trạng như thiếu máu, máu bị ô nhiễm, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe toàn thân. Nhưng bạn không cần ép buộc bản thân dùng thuốc, mà đơn giản, cải thiện việc ăn uống chính là chìa khóa tạo được lượng máu tràn trề và duy trì sức khỏe thân tâm. Hãy thử tham khảo một vài thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của người Nhật.
Ớt bột bảy vị Shichimi Togarashi, loại thực phẩm giúp cải thiện dạ dày này đã có mặt ở Nhật Bản từ hơn 400 năm trước, từ thời Edo với các thành phần nguyên liệu là ớt tươi, ớt khô, bột tiêu, vừng đen, vỏ cam quýt, hạt anh túc, hạt gai dầu. Chúng được coi là một thảo dược tốt cho dạ dày Công dụng của Shichimi Togarashi không chỉ giúp dạ dày khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện lưu  thông máu. Vì vậy, bạn có thể đơn giản là bổ sung thêm một chút ớt bột bảy vị Shichimi Togarashi vào mỗi món ăn hàng ngày.
Gạo lứt và ngũ cốc. Về cơ bản, hai thành phần này chính là hạt gạo trắng khi chưa bị loại bỏ đi phần cám và mầm (gạo trắng đơn giản là tinh bột). Trong gạo lức có rất nhiều vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ (nhiều hơn gạo trắng 5-6 lần). Chính vì vậy, gạo lứt rất thích hợp để tăng lợi khuẩn cần thiết trong ruột và là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc lưu thông máu trong cơ thể. Gạo lứt hay các loại ngũ cốc cũng chứa một thành phần là axit phytic có khả năng phòng chống ung thư và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Nhưng chú ý rằng, đối với việc ăn gạo lứt, bạn phải nhai thật kỹ vì nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày hoặc khiến hệ khuẩn ruột bị xáo trộn.
Rượu. Trong Đông y, rượu thuốc được nhiều người uống để bồi bổ sức khỏe. Hay ở Tây phương, người ta cũng duy trì thói quen uống mỗi ngày một ly rượu vang đỏ để tăng số lượng các vi khuẩn có lợi cho cơ thể như  bifidus. Món rượu tiêu biểu ở Nhật Bản có công dụng này là rượu Nihonshu có chứa thành phần adenosine gấp nhiều lần so với các loại rượu khác giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt, việc uống rượu đều đặn giúp tăng cường hệ tiêu hóa nhờ một thành phần là gastrin trong dạ dày kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy phân giải các chất biến thành enzyme để tiêu hóa protein.
Dashi - loại nước dùng đặc biệt sẵn có nhưng lại là chìa khóa giải quyết các hệ lụy của ăn uống quá độ. Dashi cá bào, dashi cá cơm, dashi nấm hương, tảo bẹ,… có vị ngon giúp chúng ta khởi động chương trình hạnh phúc nội tại, kích thích vị  giác và làm thỏa mãn dạ dày dù không cần dùng đến nhiều gia vị khác nhau.
Rong biển. Trong rong biển chính là cả một kho tàng chất xơ với 40-60% thành phần của rong biển khô là chất xơ, và so với các loại thực phẩm khác, hàm lượng xơ trong rong biển cao vượt trội đến ngạc nhiên. Chất nhờ ở bề mặt lá rong biển chứa chất xơ tan trong nước, có tác dụng làm sạch đường ruột và tăng cường miễn dịch, Trong rong biển  có chứa axit alginic được coi như một “nhân viên” vệ sinh đắc lực giúp đẩy các tạp chất trong ruột cũng như hút muối trong cơ thể ra ngoài, hỗ trợ tốt cho người huyết áp cao.
Gừng là một loại thực phẩm cực kỳ tốt trong căn bếp của chúng ta. Dĩ nhiên, cả gừng tươi và gừng khô. Nó mang lại những hiệu quả cao cho những người có triệu chứng đau dạ dày và được sử dụng 705 trong các bài thuốc Đông y ngày nay và phòng tránh ngộ độc. Gừng tươi công hiệu với các chứng cảm nhẹ hoặc cải thiện tình trạng biến ăn tạm thời. Tuy nhiên, với trường hợp dạ dày mạn tính và chứng lạnh cơ thể thì gừng khô mới thực sự là lựa chọn thích hợp. Bạn có thể sấy khô gừng và sử dụng uống hàng ngày như uống trà. Uống gừng khô mỗi ngày sẽ giúp bạn làm ấm vùng bụng từ sâu bên trong và hỗ trợ tích cực cho tiêu hóa.
Dùng đồ ngọt sau bữa ăn. Bạn có nghe đến “chất độc ngọt”? Một chất được sinh ra do sự biến đổi của đường và protein tăng lên, mỡ trong cơ thể chuyển hóa thành mỡ bẩn, còn đường huyết ngày một tăng cao. Nếu chất độc này tiếp tục tăng hơn nữa, cơ thể dễ rơi vào trạng thái béo bẩn hoặc mắc các căn bệnh liên quan đến thoái quen sinh hoạt. Do đó, một lời khuyên rằng bạn nên tránh xa các “thực phẩm bẩn” như Syrup bắp giàu fructose và chất tạo ngọt nhân tạo (saccharin, sucralore, aspartame). Ngược lại, đường từ trái cây tự nhiên giàu  chất xơ và rất tốt cho cơ thể nên không có lý do gì bạn bỏ qua chúng trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, hay sau bữa ăn cả
Ngay cả việc ăn uống và cải thiện sức khỏe thuận theo dòng chảy của bố mùa giúp tinh thần và cơ thể thoải mái. Ví dụ, bạn có thể tham khảo thời gian mùa xuẩn để thải độc cơ thể vì đó là khi thời tiết bắt đầu ấm lên, huyết dịch chảy mạnh mẽ hơn và chuyển sang trạng thái rộng mở, sẵn sàng tiếp nhận và đào thải chất độc đã tích tụ trong suốt mùa đông lạnh giá.
Sang mùa hè, chúng ta có thể tận dụng khoảng thời gian này để điều trị dứt điểm chứng lạnh cơ thể, nỗi ám ảnh của một số người vào mùa đông. Tại sao? Đơn giản vì mùa đông chỉ riêng việc "chống chọi" với cái lạnh đã làm cơ thể mệt mỏi rồi. Nhưng máu lại có chức năng vận chuyển nhiệt, và vào mùa hè chứng thiếu máu suy giảm, nhiệt được vận chuyển tốt hơn nhờ chế độ ăn và tăng cường sản sinh máu với các món ăn như gà hầm, súp gà, các loại thực phẩm họ bầu bí, dưa hấu, dưa muối, mơ muối,...
Mùa thu, bạn có thể nhìn ngay ra cả cơ thể và tinh thần chúng ta đều trở lên khô khan khi phổi suy yếu, một số "bệnh vặt" được sinh ra như cảm cúm và thiếu nước. Akiyoshi chỉ bạn cách làm món "xốt tĩnh thần hoàn", một món ăn của Ninja để cải thiện tình trạng này bằng vừng đen và mật ong hay tận dụng các món ăn chứa trytophan như canh miso, natto và các thực phẩm lên men.
Mùa đông là cơ hội để tăng cường sinh khí và thời điểm giao mùa là chìa khóa của lưu thông khí huyết.
Cuối cùng, tác giả nhấn mạnh “Ăn là sống”. Chúng ta hãy ăn vì chính mình đầu tiên, ăn những thứ mình thực sự muốn và không còn bị dằn vặt bởi ăn đối với con người cũng là một phương thức chữa lành, cải thiện và tăng cường lưu thông máu.
"Hy vọng tất cả các bạn đều có máu lưu thông tốt.”