Một quyển sách về sự nỗ lực đúng nghĩa
Một quyển sách về sự nỗ lực đúng nghĩa
Trong xã hội này, chúng ta dễ dàng nghe được những câu nói về sự buông thả, lười biếng, vô kỷ luật được tô vẽ thật đẹp để an ủi chính mình
Chúng ta sẽ nói, buông thả bản thân chính là đối xử tốt với chính mình.
Chúng ta sẽ nói, làm gì cũng phải cẩn thận từng li từng tí thật sự quá bức bối, quá thất bại…
Thật ra không phải như vậy
Đã khá lâu rồi mới có một quyển sách cho tôi cảm thấy sự đồng điệu trong tiếng lòng, mới có thể nói rõ được căn nguyên vấn đề gây tranh cãi của cuộc sống hiện nay hơn bao giờ hết: Sự nỗ lực. Mang những từ ngữ gãy gọn mạnh mẽ, những quan điểm và ý kiến dù mang đầy tính chủ quan của tác giả, nhưng đã có tác động tích cực đến xã hội và cả tôi đã được thể hiện rõ nét nhất qua quyển sách “Tôi thích bản thân mình nỗ lực hơn”. Thử hỏi liệu giữa một bản thân chỉ biết an nhàn và một bản thân biết nỗ lực, liệu bản ngã nào sẽ dễ dàng thành công hơn trong chốn xã hội vốn không ngừng biến chuyển này? Câu trả lời của bạn sẽ được rút ra khi gấp lại cuốn sách “Tôi thích bản thân nỗ lực hơn” của tác giả Chu Xung
Cuốn sách này sẽ nói cho bạn biết những người cô độc làm thế nào để yêu, những người nghèo khó làm thế nào để giàu, những người mơ hồ làm thế nào để chọn lựa; những người mỏi mệt làm thế nào tiến bước về phía trước, những người mang trong lòng vết thương làm thế nào để hạnh phúc
Quyển sách hướng đến phần lớn các độc giả trẻ còn đang băn khoăn trên chính cuộc đời của mình, xoay quanh những chủ đề tiêu biểu như Tình yêu, Tiền bạc, Hôn nhân và Phụ nữ. Chu Xung đã chọn cách truyền tải quan điểm của mình một cách trực quan và sinh động bằng những câu chuyện tưởng chừng như rất đời, rất bình dị nhưng ẩn sau đó lại là những vấn đề gây nhức nhối trong số đông, chẳng hạn như quan hệ thân thiết, chủ nghĩa nữ quyền, kinh tế, giáo dục, tâm lý học…
Bạn lúc nào cũng mua quần áo..
Nhưng bạn sẽ tự an ủi: Những đồ này chưa có dịp thích hợp để mặc, chưa có đồ thích hợp để phối (lý do này cũng đủ để bạn thúc giục bản thân “mua tiếp, mua tiếp”)
Bạn sẽ tự kiếm cớ: Bây giờ thân hình mình chưa đẹp đợi giảm cân xong mới mặc, như vậy mặc lên mới thấy được hiệu quả…
Nếu số tiền ấy được dùng vào việc đầy tư cho mình, dùng để khám phá, dùng để bồi dưỡng kỹ năng và mở mang kiến thức, bạn sẽ có được rất nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong đời
Sở dĩ bạn không ngừng mua sắm, căn nguyên không phải bởi quần áo không đẹp, vấn đề không nằm ở chỗ quần áo, “mình” mới là nguồn gốc của vấn đề
Nói về một khía cạnh khác, trong quyển sách “đại học không lạc hướng” của Lý Thượng Long có viết :”Thế giới này căn bản không quan tâm bạn nỗ lực thế nào, chỉ quan tâm hiệu quả từ sự nỗ lực của bạn". Chúng ta đang sống trong một thời đại khinh khi cái sự nỗ lực chăm chỉ mà đề cao mù quáng tài năng, thiên tài.
Tôi đã từng chứng kiến nhiều học sinh thuộc top đầu của trường thường phải đóng hai vai: Một mặt họ tham gia các cuộc vui chơi, chỉ đọc lướt qua bài tập, miệng không ngừng nói và chỉ trích các bài tập được giao. Một mặt họ lại trốn trong một góc phòng và chăm chỉ làm bài tập đầy đủ, đọc sách, tìm hiểu thêm kiến thức trên mạng, thậm chí học không ngừng suốt đêm. Họ không thể chịu được cái cảm giác trong một lớp ai nấy đều cầm điện thoại chơi game mà chỉ có bản thân mình vùi đầu trong bài tập toán, hay những câu nói kiểu như:” Học chăm chỉ như thế mà kết quả chỉ có như thế này thôi sao?”. Nỗ lực hết mình mà chưa thành công liệu có đáng xấu hổ đến như vậy không?. Đến với “Tôi thích bản thân nổ lực hơn”, Chu Xung đã mạnh mẽ phủ nhân định kiến ấy. Cô cho rằng :”Càng ở những nơi thiếu tự do hoặc trong đám người càng lười biếng thì sự tung hô sự tầm thường càng lớn mạnh”“Trên đời không có người nào vô duyên vô cớ vừa sinh ra đã mang theo mọi ánh hào quang ở sau lưng, họ đều phả trải qua nhiều năm cần cù siêng ăng, yên lặng khiêu chiến với chính mình, không ngừng đột phá cực hạn.”
Câu nói có lẽ là đắt giá nhất trong quyển sách, là những tinh hoa được đút kết lại từ những trải nghiệm của chính tác giả đã lăn lộn ngoài xã hội hơn ba mươi năm, cũng là bài học được rút ra từ những câu chuyện của bạn bè nữ tác giả, đã như là một lời khích lệ gửi đến cho độc giả và cũng đã thay đổi tư duy của tôi rất nhiều
Chớ tin vào số mệnh, hay tin vào chính mình
Quả thật đúng là như vậy, sự nỗ lực của mỗi bản thân sẽ chẳng bao giờ là lãng phí cả. Chúng ta không được chọn cha mẹ hay nơi ở khi được sinh ra, cũng chẳng thể được tự do quyết định nhan sắc hay giới tính, những thứ đó là bất di bất dịch. Thế nhưng tương lai là do mỗi bản thân lựa chọn, là sự cấu thành của ước mơ và lòng kiên trì, nỗ lực ngày đêm để có thể chạm tới. Tương lai có thể thay đổi được, chúng không phụ thuộc vào sắc tộc hay màu da, vì thế hãy ngừng đổ lỗi cho gia đình mình, cho số phận của mình vì những sai lầm xảy ra trong cuộc đời, bởi bản thân ta phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của ta, thành công ta hưởng, thất bại ta chịu
Tuy nhiên, có khi nào bạn cảm thấy “cuộc đời sao mà bất công quá, có kẻ chỉ cần “alo” một tiếng là có được vị trí đó, công việc đó. Trong khi mình cố gắng đến quên cả bản thân, điều tồi tệ hơn thế là những cố gắng ấy không một ai công nhận?” .Theo tôi, nếu nỗ lực chỉ là thứ để cho người khác trông thấy, để cho họ phải thốt lên:” Em thật chăm chỉ !” thì đó không phải là nỗ lực. Nỗ lực chính là cách tôi luyện bản thân tính độc lập để trở thành một cá nhân độc lập, ở bất cứ đâu làm công việc gì cũng thể hiện được trách nhiệm của mình.
Tóm lại, “Tôi thích bản thân nỗ lực hơn” là những lời khích lệ động viên to lớn dành cho người trẻ, hướng họ đến một tương lai tươi sáng được gây dựng bằng chính đôi tay của bản thân mình.
Không có gia thế, không có tiền, không có mối quan hệ, chỉ có thể trông cậy vào chính mình
Người viết Châu Khả Hân