Tội ác bắt nguồn từ đâu ? Điều gì khiến con người ta thực hiện những tội ác dã man nhất trong lịch sử loài người ? Sự khác biệt nào giữa một tên tội phạm và một con người vĩ đại ? Ta có thể trả lời được những câu hỏi này sau khi đọc tác phẩm “ Tội ác và trừng phạt” của Fyodor Mikhaylovich Dostoyevksy.
        Đầu tiên, để hiểu được tác giả muốn gửi gắm gì vào tác phẩm của mình, thì ta phải biết tác giả đó là người như thế nào. Dostoyevksy là một nhà văn người Nga. Cha ông vốn có dòng dõi quý tộc nhưng đã sa sút, là một bác sĩ quân y nghỉ hưu và làm việc chữa trị cho những người nghèo. Hồi còn nhỏ, ông sống ở nơi tồi tệ nhất thành phố, gần một nghĩa trang cho tội nhân, một trại thương điên và một cô nhi viện. Năm ông 16 tuổi, mẹ ông mất vì bệnh lao. Vài năm sau cha ông bị giết bởi chính những người nông nô của mình. Ông bị chứng động kinh và sau này còn bị tù đày ở Serbia và ở đây ông đã tìm thấy tình yêu của đời mình. Bạn nghĩ tại sao mình lại kể những sự việc rời rạc về cuộc đời của Dostoyevksy. Vì những sự kiện này có liên hệ trực tiếp đến tác phẩm, hay nói một cách khác, tác phẩm này là sự phản ánh một phần của cuộc đời đầy đau khổ của ông. Sau khi đọc tác phẩm, ta có thể thấy nhiều hơn những điểm tương đồng giữa ông và nhân vật chính Rodion Romanovich Raskolnikov.
Tội ác
        Để thấy rõ được tác phẩm này, ta phải tìm hiểu từng mảnh ghép của nó. Đầu tiên là nhân vật trung tâm, Raskolnikov. Rodion Romanovich Raskolnikov một sinh viên luật, một người có học thức, có lòng thương người, có niềm kiêu hãnh và có một hoài bão lớn lao. Nhưng rồi, hoàn cảnh đã đưa anh vào những hành động được xem là tội ác. Anh có xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bố anh mất sớm, mẹ anh không đủ điều kiện nuôi anh ăn học tới ngày thành đạt, em gái anh – Dunhia đi dạy kèm cho một gia đình của một lão quý tộc dâm dục – Svidrigailov để nuôi anh. Nhưng vì bị lão ta đe doạ chiếm đoạt mặc dù lão đã có vợ và con. Dunhia đã phải nghỉ dạy, còn bị chịu tiếng xấu là đã dụ dỗ ông ta. Bằng sự thông minh và lòng tự trọng của mình, cô đã làm sáng tỏ mọi việc và lấy lại trong sạch cho mình. Còn “được” hứa hôn với một người có địa vị trong xã hội – Luzhin. Tất nhiên, Raskolnikov không phải một thằng ngu. Anh ta biết rằng Dunhia nhận lời cầu hôn của Luzhin là vì anh, cô muốn anh mình có một tương lai xán lạn, dù phải hi sinh cả bản thân mình. Chính vì những điều đó, anh đã quyết định thực hiện tội ác của mình. Nếu nói một cách đơn giản, thì tội ác của anh là giết hai mụ già ( một mụ chủ tiệm cầm đồ giàu có, mộ đạo, dù giàu có nhưng không dùng tiền của mình để làm việc tốt, mụ chỉ để dành tiền để tặng nhà thờ lo tan lễ khi mụ ta chết) để cướp của có tiền thực hiện những dự định hoài bão sau này của mình. Tôi không thể giới thiệu nhân vật mà không nói qua một vài điểm về hoàn cảnh nhân vật được, nếu không bạn đọc có thể hiểu nhầm rằng nhân vật chính chỉ vì tiền mà thực hiện tội ác. Ở đây, ta còn cần chú ý một điều, Raskolnikov không nghĩ điều mình làm và một tội ác. Anh nghĩ tại sao Napoleon đã giết bao nhiêu người cũng chỉ để thực hiện dự định hoài bão, ước mơ của mình, lại được tôn là vĩ nhân, là anh hùng dân tộc, còn kẻ anh giết, chỉ như là lũ sâu mọt hút máu người, không hơn không kém. Qua chi tiết này ta có thể thấy rõ được rằng tội ác thật sự là gì ? Việc thực hiện một điều có được coi là tội ác hay không, không chỉ dựa vào kết của của hành động đó. Mà còn dựa vào mục đích. Các bạn có nghĩ Hitler là kẻ đã gây ra những tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Tất nhiên là có rồi, vì ông ta đã thất bại trong cuộc chiến tranh, nên những gì ông ta nói, có ai tin, mục đích của những việc ông ta làm, có ai hiểu. Hay một ví dụ khác, Thành Cát Tư Hãn. Rõ ràng ông ta đã gây nên cái chết cho hàng triệu người, cày cả lò châu Á, châu Âu ra tro. Nhưng đối với mỗi người dân Mông Cổ, ông là vị anh hùng dân tộc. Điều này tác giả sẽ để các bạn tự suy ngẫm.
        Mảnh ghép tiếp theo ta đi tìm hiểu là Sonya Semyonovna Marmeladova. Sonya sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nằm dưới đáy xã hội. Cô có bố là một nhân viên công chức bị mất việc, nghiện rượu. Mẹ cô mất sớm, bố cô lấy vợ hai. Vợ hai của cô là một bà quý tộc sa sút bị bệnh ho lao. Tuy là mẹ ghẻ con chồng, nhưng bà rất yêu thương cô. Cả gia đình sống trong một hoàn cảnh túng bấn. Và vì thế, hoàn cảnh đã đưa Sonya đến với nghề gái mại dâm, để giúp gia đình mình. Sau khi cô phải bán mình để có tiền nuôi gia đình. Ông bố của cô càng trở nên nghiện rượu hơn. Ông uống để quên đi thực tại ( một người đàn ông hèn nhát). Rồi sau cùng bị xe ngựa xéo khi đang say. Hoàn cảnh nghiệt ngã làm sao. Nhưng đâu có phải như thế đã hết. Sau đám tang của bố, Luzhin còn tố cáo cô rằng cô đã ăn cắp tiền của lão, làm mọi chuyện rối tung lên. Mặc dù được thanh minh nhưng ngay sau đó, gia đình cô bị đuổi đi. Một người đàn bà góa chồng, ba đứa em nhỏ phải lang thang ngoài đường. Rồi mẹ ghẻ của cô vì quá tức khi mình vốn là một người phụ nữ quý tộc, bây giờ phải đi hát rong kiếm tiền, bị mọi người hắt hủi nên đã bị điên và chết ngay sau đó. Một hoàn cảnh éo le vô cùng. Đến đây, ta cần phải làm rõ một vài vấn đề, tác phẩm được ra đời vào năm 1866. Ở thời kì này, nước Nga có nhiều biến động, năm 1812 Napoleon tuyên chiến với nước Nga. Sau cuộc chiến tranh, thì tình hình đất nước suy giảm nghiêm trọng. Và tất nhiên, một đất nước đang suy yếu thì tình hình trong nước cũng rất bất ổn, những kẻ giàu thì càng lộng hành, và những kẻ nghèo thì lại càng bị đạp sâu xuống đáy của xã hội. Đồng tiền ở thời kì này không chỉ chi phối con người mà nó dần trở thành một thứ giá trị tuyệt đối. Và ta thấy được rằng Sonya là một nạn nhân của đồng tiền, bị đồng tiền chà đạp lên danh dự và nhân phẩm ( dù cô là một cô gái rất tốt, tốt hơn tất thảy). 
Trừng phạt
        Rồi định mệnh đưa hai con người này gặp nhau, một cách tình cờ. Bố của Sonya đã từng tâm sự về gia đình với Raskolnikov trong một lần say rượu. Và sau đó ít lâu, Raskolnikov đã cho những đồng tiền cuối cùng để giúp thực hiện ma chay cho người cha bị xe ngựa xéo. Hai con người có hoàn cảnh gần tương tự nhau, phải làm những việc mà mình không muốn làm, họ đồng cảm với nhau. Và một tình yêu chớm nở giữa hai người. Raskolnikov cũng nhận thấy được điều này, nên anh đã kể cho cô nghe hết về việc mình đã giết hai mụ già như thế nào. Anh đang dằn vặt bản thân mình ra sao. Anh kể ra những gì anh nghĩ, về tội ác, về những người có quyền thực hiện tội ác, về Napoleon … Sonya lặng im, không nói gì. Và rồi sau cùng ôm anh. Anh – một con người cứng rắn, đã chịu đựng biết bao đau khổ, bao sóng gió để che đậy tội ác. Giờ đây, anh ngồi khóc bên đôi vai của một cô gái nhỏ bé. Rồi cô khuyên anh nên ra đầu thú, dù rất dằn vặt, xung đột nội tâm dữ dội, nhưng cuối cùng anh đã nghe theo lời cô, đi đầu thú. Ngày ra đầu thú không dễ dàng gì với anh. Việc chấp nhận mình là tên tội phạm, khao khác ham sống của một người trẻ. Anh đã vào đồn cảnh sát, nhưng anh không đủ dũng khí để  nói ra “ Tôi là tên giết người”. Anh chạy ra, nhưng rồi nhìn thấy ánh mắt của Sonya. Anh đã biết mình phải làm gì. Anh bị bắt, bị kết án tám năm lưu đày ở Siberia.
Tình yêu
        Mọi chuyện đã kết thúc với anh chưa? Đây có phải là sự trừng phạt cho tội ác của anh? Phải, nhưng không là tất cả. Sonya đã đi theo anh. Ngày nào, cô cũng tới thăm anh, giúp anh viết thư để gửi cho em gái. Thoạt tiên, anh sợ Sonya, anh sợ nhìn vào ánh mắt của cô. Anh thấy tủi nhục khi mình bị cảnh tù đầy. Khi lòng kiêu hãnh của anh đã không còn. Giờ đây, tay anh là xiềng xích. Trước mắt anh là ngục tù. Xung quanh anh là bóng tối. Không một hi vọng, không một niềm tin nào trong anh. Anh vẫn sống nhưng anh cũng đã chết. Và anh đã cố hắt hủi cô, cố để cô không thấy mình trong hoàn cảnh như thế này. Nhưng rồi, bằng tình yêu thương chân thành, cô đã cảm hoá được anh, cô đã yêu anh bằng tất cả những gì mình có. Anh hiểu, và anh chấp nhận điều đó. Cuối tác phẩm, là hình ảnh anh nắm tay cô, nhìn về chân trời phía xa. Nơi có ánh sáng, tương lai và cả hi vọng.
        Có lẽ, qua tác phẩm này, tác giả muốn nhắn nhủ cho chúng ta một đều … Không, không phải tác giả muốn nhắn nhủ, mà là ta, chính ta thấy được rằng. Con người, dù bị hoàn cảnh đẩy đến vực thẳm, đến nơi tận cùng của sự thối nát. Thì tình yêu, chính tình yêu thương sẽ cứu rỗi họ. Trong xã hội, dù trong thời kì nào, luôn tồn tại mặt tốt và xấu, nó luôn song hành với nhau. Thay phiên nhau chi phối hành vi của mỗi con người. Từ đó làm cho xã hội trở nên muôn màu, muôn vẻ. Tuỳ vào cách cảm nhận của chúng ta, cách chúng ta nhìn thế giới qua lăng kính nào mà thế giới được phản ánh như thế đấy. Ta có thể lấy một vài dẫn chứng làm rõ hơn trong tác phẩm. Dù Raskolnikov có là một tên sát nhân. Nhưng trong quá khứ, anh đã liều mình cứu hai đứa trẻ trong đám cháy. Anh đã dùng những đồng tiền cuối cùng để lo cho người bạn học và cha của anh ta. Anh còn giúp đỡ một cô gái say rượu khỏi bị dụ dỗ bởi một tay chơi. Hay như Svidrigailov, dù trong đời ông đã làm rất nhiều chuyện xấu xa, nhưng cuối đời, ông đã để dành hết tiền của mình lại cho Dunhia. Ông còn lo cho những đứa em của Sonya có một tương lai mới sau khi mẹ của chúng mất.Như thế đấy, dù “Tội ác và trừng phạt “ được xem như là tác phẩm có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại thì nó vẫn có ở đó, một thứ cực kì tốt đẹp mang tên tình yêu. Dù chàng ở trong ngục, bị đi đày tận vùng đất xa xôi. Nàng vẫn đi theo, chăm lo cho chàng. Để rồi cuối cùng, có lẽ hai người sẽ sống hạnh phúc bên nhau.