Là người không quen học thuộc lòng nội dung toàn chữ nhưng khi vào học y tôi phải làm quen với việc làm việc nhiều với con chữ hơn là con số, toán học ở trường y cũng chỉ là toán xác suất chứ không phải toán cao cấp. Tôi tự hỏi vậy thì toán học giúp gì cho ngành y?
Thời gian trôi tôi vẫn chưa làm quen được cách học mà chỉ toàn chữ thỉnh thoảng mới có vài con số, tôi nhớ toán học, nhớ những bài giải mà đem cho tôi phản hồi đúng sai dựa vào kết quả và hướng làm chứ không phải cứ phải diễn giải ý tứ của câu từ và cũng không phải đợi phản hồi từ người khác, từ những người xa lạ, mong đợi kết quả từ họ, thứ mà ta không thể kiểm soát được theo chủ nghĩa khắc kỉ
Liên kết với toán học bị đứt đoạn một thời gian thì tôi tìm lại được nó qua các buổi gia sư toán lớp 7, lớp 8. Khi lại được trở về với con số tôi đã liên kết được trình tự làm một bài hình với trình tự biện luận chẩn đoán một case lâm sàng
Để giải toán hình cấp 2 cần có giả thiết có hình có tính chất và rồi liên kết chúng với nhau để chứng mình điều gì đó
Để biện luận chẩn đoán một case lâm sàng cũng cần có thông tin khai thác từ người bệnh, cần có hình dung về sự chuyển hoá trong cơ thể, về đường đi của các chất trong cơ thể xem chúng vận hành ra sao. Cộng thêm bệnh học ta sẽ có đầy đủ yếu tố để hướng tới một bệnh có đầy đủ đặc điểm đó
học toán là học cách tư duy
học toán là học cách tư duy
Mỗi một bệnh nhân đến với bác sĩ giống như một bài toán cần giải cần tìm câu trả lời, rằng bệnh ở đâu vì sao lại có triệu chứng ấy, để giải được là một quá trình logic trong tư duy, có thể mới có thể chẩn đoán đúng, điều trị đúng và cứu được bệnh nhân
Trước đây tôi đã từng thắc mắc nếu kiến thức ở trường y toàn chữ thế này thì tại sao thi đầu vào không là văn sử địa đi mà cứ phải có toán vào ấy giờ thì đã phần nào tôi hiểu được mối liên kết giữa toán học và y học. Đó đều là những quá trình tư duy lôgic có sự tự do sáng tạo trong cách tiếp cận cách làm, đó là quá trình xây dựng quá trình tư duy dựa vào những công cụ có sẵn