I. Khái niệm
Là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở
II. Cơ Quan lập TMĐT
Chủ đầu tư
Đơn vị tư vấn thiết kế (do CĐT thuê)
Người quyết định đầu tư xây dựng (trích luật xây dựng)
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước gốp vốn để đầu tư xây dựng thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
+ Người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của phát luật quyết định đầu tư dự án
III. Thành phần của TMĐT
Thành phần TMĐT
Thành phần TMĐT
1. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có):
- Chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất
- Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
- Chi phí tái định cư, chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chi phí sử dựng đất, thuê đất tính trong thời gian xây dựng (nếu có)
- Chi phí di dời hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng
2. Chi phí xây dựng:
- Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công
- Chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
3. Chi phí thiết bị:
- Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có)
- Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí gia công, chế tạo thiết bị cần gia công, chế tạo (nếu có).
- Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có); chi phí vận chuyển; bảo hiểm; thuế và các loại phí; chi phí liên quan khác.
4. Chi phí quản lý dự án:
4.1. Các công việc: Giám sát, đánh giá đầu tư, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng; xác định dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt) và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của CĐT.
4.2. Nội dung chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn...) ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc....
4.3. Chi phí quản lý dự án là chi phí tối đa để quản lý dự án phù hợp với thời gian, phạm vi công việc đã được phê duyệt của dự án, được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ (%) hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được quản lý trên cơ sở dự toán được xác định hàng năm phù hợp với nhiệm vụ, công việc quản lý dự án thực hiện và các chế độ chính sách có liên quan. Chi phí quản lý dự án chỉ được điều chỉnh khu thay đổi về phạm vi công việc quản lý dự án, tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh dự án.
4.4. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án => xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng cv quản lý dự án được CĐT và tổ chức tư vấn thoả thuận trong hợp đồng tư vấn QLDA.
4.5. Trường hợp tổng thầu thực hiện hình thức hợp đồng EPC thực hiện một số công việc QLDA thuộc trách nhiệm của CĐT thì tổng thầu được hưởng một phần chi phí QLDA phù hợp với phạm vi, KL công việc QLDA do CĐT giao và được thoả thuận trong hđ tổng thầu.
4.6. Tổng chi phí QLDA phần công việc do CĐT thực hiện và chi phí QLDA do tư vấn QLDA, tổng thầu thực hiện theo quy định 4.4 và 4.5 điều này không vượt quá chi phí quản lý dự án đã được xác định, phê duyệt theo quy định.
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
5.1. Các công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm:
- Lập nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, lập nhiệm vụ thiết kế, thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng; lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứ khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo KT-KT đầu tư xây dựng; thẩm tra thiết kế công nghệ của dự án (nếu có); thẩm tra phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thi tuyển phương án kiến trúc; thiết kế xây dựng công trình; thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;
- Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;
- Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình, thẩm tra an toàn giao thông; áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM).
- Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn); thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của CĐT (nếu có); kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trinh, toàn bộ công trình (nếu có); giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trong trường hợp thuê tư vấn);
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Thực hiện việc quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng (nếu có);
- Các công việc tư vấn khác có liên quan.
6. Chi phí khác:
Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy; chi phí bảo hiểm công trình; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình.
7. Chi phí dự phòng:
- Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
IV. CÁC XÁC ĐỊNH TMĐT.
1. Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án.
Phương pháp này sẽ tính chi tiết 7 loại chi phí trong TMĐT theo bản vẽ thiết kế cơ sở.
2. Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng;
Trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư xây dựng tương ứng được công bố phù hợp với loại và cấp công trình, có sự đánh giá, quy đổi, tính toán về thời điểm lập TMĐT xây dựng, địa điểm thực hiện dự án, bổ sung các chi phí cần thiết khác của dự án chưa được tính trong suất vốn đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình.
3. Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện;
4. Kết hợp các phương pháp quy định 1, 2, 3.