Hãy tưởng tượng bạn là một chú hươu cao cổ đang thông thả nhai lá cây trên đồng cỏ savanna. 

Khoảng cách giữa cái đầu và cổ của bạn khoảng 2.1 mét so với khoảng 13 cm ở con người. Đôi lúc bạn thấy mấy tay homo đi trên chiếc safari lòng vòng khắp chốn để chụp ảnh.

Nhưng không phải cái cổ dài ngoẵng hay camera là điểm tách biệt bạn so với mấy tay bá chủ trái đất này. Thực tế, so với con người, mỗi hành động của bạn đều mang lại một lợi ích tức thì cho cuộc đời như là một chú hươu cao cổ. 

Khi bạn đói, chỉ cần dướn người và nhai tóp tép lá cây. Khi phát hiện sư tử, bạn cong chân lên chạy. Khi có bão tới, bạn tìm chỗ trốn. 

Bất kể ở đâu hay khi nào, hầu hết các lựa chọn như là một con hươu cao cổ - như ăn gì hay nơi để ngủ - đều mang tới các ảnh hưởng tức thì cho cuộc đời. Bạn liên tục tập trung vào hiện tại hoặc tương lai rất gần. Bạn đang sống trong một môi trường được gọi là immediate return environment (tạm dịch: môi trường phản hồi tức thì) tại đó, mọi hành động đều mang tới một hậu quả rõ ràng và nhanh chóng. 

1.Những kẻ đồ đá


Giờ, hãy xem xét chính bản thân mình. Không như hươu cổ dài, loài homo hiện tại đang sống trong delayed return environment (tạm dịch: môi trường phản hồi trì hoãn).
Hầu hết những việc bạn làm đều sẽ không nhận kết quả tức thì. Bạn cày như trâu chỉ để vài tuần sau nhận lương, tiết kiệm tiền để có một cuộc sống đầy đủ về già. Rất nhiều khía cạnh của cuộc sống đều được thiết kế để trì hoãn phần thưởng tới ương lai. Hay nói cách khác, chúng chẳng thể được giải quyết ngay lập tức. 

Nó cũng là một vấn đề, trong khi tổ tiên chúng ta lo lắng về tìm chỗ trốn và thức ăn. Những cá thể sapiens hiện tại lại thường xuyên lo lắng về những thứ ở tương lai. 

Ví dụ, các mạng xã hội góp phần giúp chúng ta thường xuyên lo lắng về trường sẽ học, công việc sẽ làm, gia đình sẽ có, chất lượng cuộc sống tương lai... 

Well, thật không may là sống trong môi trường hiện đại sẽ dẫn tới stress và lo lắng mãn tính. Đơn giản vì não chúng ta không được thiết kế để sống như vậy! 

Những cá thể homo sapiens giống người hiện đại đầu tiên xuất hiện sớm nhất khoảng 200 nghìn năm trước, họ là thế hệ đầu có não tương tự như chúng ta. Đặc biệt, vùng neocortex - vùng não mới nhất của người được biết tố là có kích thước xấp xỉ, vùng này chịu trách nhiệm cho các chức năng cấp cao như ngôn ngữ, nhận thức, lý luận không gian .... Bạn đang hằng ngày đọc bài spiderum (và tornad) chơi với mèo, xem animation video xịn xò của monster box với phần cứng của thời kỳ đồ đá cũ. 
jamesclear.com
So sánh một chút với tuổi thọ não bộ, thời gian xuất hiện của delayed return environment chỉ mới khoảng 500 năm đổ lại. Từ ấy, tốc độ thay đổi của xã hội tăng lên theo cấp số nhân so với thời tiền sử. Trong 100 năm, ta đã chứng kiến sự nổi lên của oto, máy bay, tivi, máy tính cá nhân, internet, smartphone và hơn thế nữa. 

Hầu hết tất cả mọi thứ bao quanh cuộc đời bạn được làm ra chỉ trong một thời gian rất nhỏ. 

100 năm có thể thay đổi quá nhiều thứ, nhưng từ quan điểm tiến hóa. Nó có thể nhỏ bé đáng thương, bộ não đã bỏ ra hàng trăm nghìn năm để thích ứng với immediate return environment. Bộ não được thiết kế để ưu tiên các giá trị tức thì. 

2. Tiến hóa của lo lắng 


Trận chiến không cân sức giữa não và môi trường có tác động lớn đối với lo lắng và căng thẳng mãn tính ta thường xuyên trải nghiệm hôm nay. 

Hàng trăm nghìn năm trước, khi tổ tiên chúng ta rong ruổi khắp các cánh rừng châu phi. Căng thẳng (lo lắng) thực sự là một cảm xúc hữu ích, giúp chúng ta sinh tồn giữa những cây ăn quả và thú dữ. 

Ví dụ:

- Thấy sư tử chạy băng qua đồng cỏ -> căng thẳng -> chạy trốn -> căng thẳng được giải tỏa. 

- Một cơn bão đang tới -> căng thẳng -> tìm chỗ trốn -> căng thẳng giải tỏa. 

- Đói và khát -> căng thẳng -> tìm thức ăn và nước uống -> căng thẳng được giải tỏa. 

Trên là cơ chế não sử dụng căng thẳng. Cơ chế này bảo vệ chúng ta trong immediate return environment. Nó được thiết kế để giải quyết các vấn đề khẩn cấp và ngắn hạn. Sự căng thẳng mãn tính là một khái niệm không thực tế trong môi trường này, đơn giản vì chẳng có vấn đề dài hạn nào ở đây cả. 

Ta biết tổ tiên và các loài thú hiếm khi cảm thấy căng thẳng mãn tính. Như giáo sư Mark Leary tại Duke university đã nói: "một con hươu có thể bị giật mình bởi một tiếng động lạ và vắt chăn chạy qua cánh rừng. Nhưng ngay khi mối đe dọa đã qua, chú hươu ngay lập tức bình tĩnh và thong thả gặm cỏ." Khi sống trong immediate environment, bạn chỉ phải đối mặt với các vấn đề cấp bách, khi mối đe dọa đi qua, lo lắng sẽ dịu xuống. 
saatchiart.com
Ngày nay chúng ta đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau, từ công việc, tiền nong cho tới các mối quan hệ giữa người với người. Vấn đề ở đây là, các vấn đề tại delayed environment hiếm khi được giải quyết tại hiện tại - thời điểm chúng ta lo lắng. Nói cách khác, hiếm khi có chuyện mối lo sẽ biến mất nếu nó xảy ra trong tương lai thay vì hiện tại. 

Một trong những điều chính gây nên nỗi lo lắng mãn tính chính là sự không chắc chắn. Không có giấy tờ nào đảm bảo học giỏi sẽ có một công việc tốt, chẳng có sự cam kết nào nói rằng đầu tư của bạn sẽ sinh lời trong tương lai, không có thước đo rằng yêu nhau thắm thiết sẽ dẫn tới cuộc hôn nhân hạnh phúc. Sống trong môi trường hiện đại có nghĩa là ta bị bao quanh bởi sự vô thường của tương lai. 


Vậy làm gì để bớt ưu sầu đây? Well, điều bạn có thể làm là chuyển từ một thứ mơ hồ trở nên dễ dàng để hình dung hơn - bằng cách đo lường. 

3.Measure


Bạn không biết mình có bao nhiêu tiền khi về già, nhưng có thể tính được mỗi tháng nên tiếp kiệm bao nhiêu. Bạn không có đảm bảo được việc làm sau khi tốt nghiệp, nhưng có thể tính toán số lần liên hệ với các công ty về việc thực tập. Bạn không thể đoán liệu đông này ta còn lạnh hay không? nhưng có thể đo lường tần suất bạn chủ động làm quen các cô gái! 


Nghệ thuật của việc đo lường là lấy một thứ mơ hồ và làm nó trở nên rõ ràng qua xác suất thống kê. Thực tế khi ta cố gắng hữu hình hoá các mối lo, dường như tương lai đã rõ ràng hơn. 


Ý tưởng ở đây là chuyển các mối lo lắng dài hạn thành các hoạt động  có thể giải quyết ngay bây giờ. Sau đây là vài ví dụ: 

Lo lắng về sức khỏe trong tương lai -> đi bộ hoặc ăn uống healthy mỗi ngày. 

Lo lắng về trình độ ngoại ngữ -> học mỗi ngày 10 từ vựng và 1 cấu trúc ngữ pháp. 

Lo lắng về việc viết bài spiderum ko ai đọc -> bỏ viết (j4f)
forbes.com
Ta thấy phương pháp này vừa mang lại một phần thưởng tức thì khi hoàn thành, đồng thời giải quyết lỗi lo lắng về tương lai. Sau tất cả, mặc dù não ta không phù hợp để sống trong môi trường hiện đại. Nhưng như là một loài có sự tự nhận thức đặc biệt trong sinh giới, hi vọng chúng ta biết tận dụng sự khác biệt giữa con chó nhà bạn và bạn để chuyển hóa chính mình. 


Có ai thích mấy cái tâm lý để giải thích các hành vi của chúng ta như bài này không nhỉ? Sắp có bài về trì hoãn nữa nhé hehe.