1. Khái quát về Kinh Thánh
Kinh Thánh là cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, nó đã định hình luật pháp và nền chính trị của nhiều nước ở phương Tây và có ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ, âm nhạc và nghệ thuật (thơ ca, hội họa,…). Ngày nay, nó tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng triệu tín đồ Ki-tô giáo trên khắp thế giới. Từ tiếng Anh của Kinh Thánh là "Bible" bắt nguồn từ bíblia trong tiếng Latin và bíblos trong tiếng Hy Lạp. Thuật ngữ này có nghĩa là quyển sách, hoặc các sách, và có thể có nguồn gốc từ tên cảng Byblos của xứ Ai Cập cổ đại (thuộc Lebanon ngày nay), nơi giấy cói được sử dụng để làm sách và các cuộn giấy được xuất khẩu sang Hy Lạp. Các thuật ngữ khác của Kinh thánh là Holy Scriptures (Thánh Kinh),  Holy Writ (Thánh Văn), Scripture (Thánh thư) có nghĩa chung là "các tác phẩm thiêng liêng."
Kinh thánh là một bộ sưu tập đáng chú ý của các tác phẩm thời cổ mà Ki-tô hữu tin là sự mặc khải của Chúa Trời cho con người. Một số người nói rằng nó thực sự giống như một “thư viện sách và thư tín” -  tất cả được tập hợp trong một quyển sách duy nhất. Kinh thánh kể câu chuyện về mối quan hệ của Chúa Trời với kiệt tác sáng tạo của Ngài - con người. Kinh thánh nói rằng những lời của nó là 'Chúa hà hơi'. Hầu hết các Ki-tô hữu đều đồng ý rằng Chúa Trời đã soi dẫn những người viết khi họ ghi chép lại lời của Ngài. Kinh thánh là tập hợp 66 sách và thư được viết bởi hơn 40 tác giả trong khoảng thời gian khoảng 1.400 năm. Văn bản ban đầu của nó được ghi lại chỉ bằng ba ngôn ngữ: tiếng Do Thái, tiếng Koine hay tiếng Hy Lạp phổ thông, và tiếng Aram. Cựu Ước được viết phần lớn bằng tiếng Do Thái, với một tỷ lệ nhỏ bằng tiếng Aram. Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp.
Kinh thánh bao gồm hai phần - Cựu Ước (trước Chúa Jesus) và Tân ước (trong và sau cuộc đời của Chúa Jesus). Danh sách các sách tạo nên Kinh thánh được gọi là quy điển (canon). Tuy nhiên, giáo luật khác nhau đối với các giáo hội Thiên Chúa giáo khác nhau dẫn đến sự công nhận quy điển khác nhau – cơ bản là Công giáo và Tin Lành. Tất cả Kinh Thánh của Ki-tô giáo thường có cùng 39 sách trong Cựu ước và 27 sách trong Tân ước, nhưng người Công giáo thì bao gồm thêm 7 sách trong Cựu Ước của họ (thường được gọi là Deuterocanonicals – đệ nhị quy điển) cộng với một số tài liệu bổ sung trong sách Daniel và Esther. Những người theo đạo Chính Thống giáo Nga cũng công nhận một số sách khác trong giáo luật của họ. 39 cuốn sách của Cựu Ước cũng tạo thành Kinh Thánh tiếng Do Thái của người Do Thái. Ban đầu, Kinh Thánh được viết trên các cuộn giấy cói và sau đó là giấy da, cho đến khi phát minh ra giấy codex. Codex là một bản thảo viết tay được định dạng giống như một cuốn sách hiện đại, với các trang được đóng lại với nhau ở gáy trong một tập bìa cứng. Những người theo đạo Ki-tô giáo và người Do Thái đã được gọi là "những người dân của Kinh Sách" trong suốt lịch sử. Cả Do Thái giáo và Ki-tô giáo đều dựa trên Kinh thánh. Một học thuyết quan trọng của Ki-tô giáo là Tính bất khả ngộ của Kinh thánh, có nghĩa là Kinh thánh ở trạng thái nguyên bản, được viết tay không có sai lầm nào vì là lới của Chúa.
Bible - Wikipedia

Như đã nói, các sách và văn bản trong Kinh Thánh được viết bởi hơn bốn mươi người khác nhau trong khoảng thời gian hơn 1.000 năm. Một số tác giả là vua, quan chức hoàng gia, nhà thơ và thậm chí là một bác sĩ, trong khi một số bộ phận được viết bởi những ngư dân nghèo thất học. Cũng có một số phần của Kinh Thánh mà các học giả và sử gia không chắc chắn về vấn đề ai là tác giả thực sự. Có một số loại văn bản khác nhau được phân loại từ các sách của hai phần trong Kinh Thánh. Cựu Ước được tạo thành từ các sách lịch sử, luật pháp, thơ ca, châm ngôn và sách tiên tri. Tân Ước bao gồm bốn sách Phúc âm, một sách lịch sử, 21 lá thư và một sách tiên tri là Khải Huyền. Kinh thánh là nền tảng cho đức tin Ki-tô giáo. Thông qua Kinh Thánh, mọi người có thể tìm hiểu thêm về Thiên Chúa và kế hoạch của Ngài để phục hồi tất cả mọi người và toàn bộ thế giới và thế giới quan Cơ Đốc giáo, từ đó suy rộng ra cách hiểu về văn hóa phương Tây.
Vào thời xa xưa, những câu chuyện về Thượng Đế được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Người ta không biết ai là người đầu tiên ghi lại những câu chuyện này, nhưng nó có thể ước tính bằng các phương pháp khảo cổ học văn bản thì Kinh thánh có sớm nhất là vào năm 1.400 TCN. Việc ghi chép lại tất cả các sách trong Cựu Ước đã mất hàng trăm năm. Khi tất cả chúng đã được viết ra, quá trình thu thập tất cả sách lại với nhau có thể bắt đầu vào khoảng năm 400 TCN. Thông qua lịch sử, các cộng đồng Ki-tô giáo khác nhau đưa ra các quyết định khác nhau về những cuốn sách nào thuộc về Cựu Ước. Hầu hết đều đã chấp nhận có 39 cuốn sách trong Cựu Ước đã tạo thành Kinh thánh Hebrew của người Do Thái. Các Ki-tô hữu theo Công giáo cũng thống quyết công nhận thêm bảy sách khác, cùng với một số tài liệu bổ sung trong các sách Daniel và Esther. Những người theo Chính Thống giáo đã chấp nhận  mười phần bổ sung trở lên cũng như tài liệu phụ lục trong Daniel và Esther. Từ canon có nghĩa là "một quy tắc" hoặc "quy điển để đo lường." Giáo luật Kinh Thánh đề cập đến danh sách các sách chính thức được quy chiếu theo tiêu chuẩn, và do đó đáng được đưa vào. Chỉ những sách quy điển mới được coi là Lời có thẩm quyền " được thánh linh soi dẫn " của Chúa Trời, và do đó nó thuộc về Kinh Thánh một cách chính đáng.
Khi nói đến Tân Ước, đa số Ki-tô hữu đều đồng ý rằng Tân Ước có 27 sách. Thế kỷ I SCN chứng kiến sự khởi đầu của một bộ sưu tập Kinh Thánh của riêng Ki-tô giáo, với hai loại tài liệu - tường thuật về cuộc đời của Chúa Jesus và các bức thư. Vào đầu thế kỷ thứ II SCN, hai loại tài liệu này được gọi là 'Phúc Âm và Công vụ Sứ đồ' (giống như các loại trong Cựu ước 'Luật pháp và Các nhà tiên tri'). Thánh Paul bắt đầu viết những phần đầu tiên của Tân Ước (thư tín) có thể sớm nhất là 20 năm sau cái chết của Chúa Jesus. Phần còn lại của Tân Ước được viết vào khoảng năm 50 - 100 SCN. Vào năm 369 SCN, một Giám mục tên là Athanasius là người đầu tiên liệt kê 27 cuốn sách hiện có trong Tân Ước và nhấn mạnh vào những  sách đó. Danh sách này đã được xác nhận ở cấp độ giáo hội vào năm 397 SCN trong Công đồng Giáo hội thành Carthage.
Bản dịch đầu tiên của toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Anh được thực hiện bởi John Wycliffe vào khoảng năm 1380. Năm 1526 thì William Tyndale cho ra đời bản in đầu tiên của Tân Ước bằng tiếng Anh. Kể từ đó, Kinh thánh đã được bắt đầu dịch sang tiếng Anh nhiều lần. Ngày nay chỉ có khoảng 542 trong số 6901 ngôn ngữ trên thế giới mà Kinh Thánh đã được dịch ra đầy đủ hai phần. Riêng Tân Ước đã được dịch ra khoảng 1.897 ngôn ngữ. Tuy vậy các Hiệp hội Thánh Kinh trên khắp thế giới vẫn đang nỗ lực để thay đổi điều này.
The Bible and Coronavirus - Pavement Pieces

Toàn bộ Kinh thánh là một câu chuyện: câu chuyện về tình yêu của Chúa Trời đối với thế giới, tập trung vào con người của Chúa Jesus Christ. Nếu chúng ta không biết toàn bộ câu chuyện, thì khi đọc Kinh Thánh nó chỉ giống như ta đang đọc các văn bản lộn xộn. Thông điệp hoặc chủ đề trọng tâm của Kinh Thánh là kế hoạch cứu rỗi của Chúa Trời - cách này giúp giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết thuộc linh thông qua sự ăn năn và đức tin. Trong Cựu Ước, khái niệm cứu rỗi bắt nguồn từ việc dân Israel được giải thoát khỏi Ai Cập trong sách Xuất Hành. Bắt đầu câu chuyện của Kinh Thánh là  thuở ban đầu, Chúa Trời tạo ra trời và đất (Sáng thế ký 1:1). Ngài đã tạo ra mọi thứ ở đó, kể cả kiệt tác của mình, con người (Sáng thế ký 1: 26-27). Sau đó Ngài nghỉ ngơi.
Chúa Trời đặt những người đầu tiên - Adam và Eva, vào một khu vườn (Eden) rồi cung cấp mọi nhu cầu của họ. Một ngày nọ, một con rắn biết nói đã thuyết phục Adam và Eva ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác (Sáng thế ký 3). Khi làm như vậy, họ không vâng theo mệnh lệnh của Chúa Trời và mối quan hệ của họ với Chúa Trời bị phá hỏng. Chúa Trời đuổi họ ra khỏi vườn Eden vì Ngài không muốn họ ăn cây sự sống và sống mãi mãi. Adam và Eva có con (Sáng thế ký 4:1-2) và khi dân số tăng lên, Chúa Trời thấy rằng tâm hồn và suy nghĩ của con người luôn chứa đầy điều ác (Sáng thế ký 6:5). Chúa rất tiếc vì đã tạo ra con người và quyết định bắt đầu lại. Ngài đã tìm thấy một người đàn ông tên Noah, người đã làm Thiên Chúa hài lòng và vì vậy Chúa bảo Noah đóng một chiếc tàu thật lớn (Sáng thế ký 6:9).
Ađam, Eva và tội nguyên tổ

Noah chất đầy con tàu với mọi loại động vật mà Chúa Trời đã tạo, rồi nứơc tràn ngập khắp thế giới, tiêu diệt tất cả con người, động vật trên cạn và chim chóc, ngoại trừ những con trong tàu. Sau trận lụt, dân số lại tăng lên, nhưng lòng kiêu hãnh đã khiến người ta xây dựng một ngọn tháp ở Babel với đỉnh vươn lên trời (Sáng thế ký 11:1-4). Sau khi làm thất vọng những nỗ lực của họ, Chúa Trời đã giải tán mọi người trên khắp trái đất và tách họ ra bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một lần nữa, Chúa Trời lại chọn một người đàn ông - Abraham và vợ ông là Sara, để khởi xướng cả một dân tộc, qua đó một phước lành tuyệt vời sẽ đến cho toàn thế giới (Sáng thế ký 12:1-3). Chúa Trời đã hứa cho họ một vùng đất đặc biệt để sinh sống. Một trong những cháu trai của họ, Jacob, có mười hai người con trai trở thành tổ phụ của 12 chi phái Israel.
Một trong 12 người con trai, Joseph, bị anh em của mình bán làm nô lệ ở Ai Cập (Sáng thế ký 37:27). Chúa Trời ban cho Joseph khả năng giải thích những giấc mơ, và vì vậy Pharaoh -vua của Ai Cập, đã giao cho anh ta cai quản toàn bộ xứ Ai Cập. Theo lời khuyên của Joseph, Pharaoh tích trữ lương thực cho một nạn đói sắp xảy ra. Khi nạn đói xảy đến, những người con trai khác của Jacob phải đến Ai Cập để mua thức ăn. Joseph đã tha thứ cho anh em mình và họ cùng cha của họ là Jacob, có tên khác là Isreal, chuyển đến Ai Cập để sống với Joseph (Sáng thế ký 50:20).
Dân Israel ngày càng đông ở Ai Cập và bị bắt làm nô lệ. Sau 430 năm ở Ai Cập, Chúa Trời đã chọn một người đàn ông, Moses, để dẫn họ đến tự do (Xuất hành 3:10). Cuối cùng Pharaoh đã để cho dân Israel đi và họ đi đến Núi Sinai, nơi Chúa Trời ban cho Moses mười Điều Răn (Xuất hành 20:1-17) và nhiều luật lệ khác để điều hành cuộc sống của một quốc gia mới, bao gồm cả lễ tế và lễ hội tôn giáo của họ. Họ đã cắm trại ở núi Sinai trong gần một năm. Sau đó Chúa Trời bảo Moses gửi một số thám tử đi do thám Canaan (Đất Hứa), nhưng các thám tử đã mang về một cảnh báo đáng sợ và dân Israel từ chối vào đó (Dân số ký 13:27-28). Chúa Trời đã kết án dân Ngài đi lang thang trong sa mạc cho đến khi cả một thế hệ người lớn không tin Chúa đã chết (Dân số ký 14: 22-23) vì sự bất tín.
Damola Ogunbambo – Medium

Sau 40 năm trong sa mạc, Moses chết và Joshua dẫn dân Israel vào Đất Hứa. Đất được chia cho 12 bộ lạc. Sau khi Joshua qua đời, dân Israel không có quyền lãnh đạo chính thức. Trong những lúc cần thiết, Chúa Trời đã nêu lên những người lãnh đạo được gọi là quan xét (thẩm phán), những người đã giải phóng dân chúng khỏi những kẻ thù bên ngoài. Nhưng các thẩm phán bị hạn chế về ảnh hưởng của họ với dân chúng, và không có tính liên tục. Vì vậy, dân Israel cuối cùng đã cầu xin  Chúa Trời cho một vị vua (1 Samuel 8: 5).
Chúa Trời ban cho họ điều ước và Saul trở thành vị vua đầu tiên của Israel. Sau Saul, David trở thành vua. Ông là một người làm hài lòng Chúa Trời, và Chúa Trời đã hứa rằng sẽ luôn có một vị vua trong dòng dõi của mình. Salomon, con trai David, đã xây một ngôi đền tráng lệ để thờ phượng Chúa Trời, nhưng sau đó trở nên kiêu ngạo và chuyên quyền. Sau khi ông chết, vương quốc Israel bùng nổ nội chiến và chia thành hai phần: Judah ở phía nam và Israel ở phía bắc. Cả hai quốc gia đều nhanh chóng từ bỏ lòng trung thành với Chúa Trời và luật pháp công bình của Ngài. Chúa Trời đã gửi các nhà tiên tri thách thức và kêu gọi họ quay trở lại với Chúa Trời, và tái lập trật tự xã hội của họ theo tiêu chuẩn công bằng của Chúa Trời. Nhưng, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, họ không nghe theo, và Chúa Trời quyết tâm trừng phạt họ. Israel chỉ tồn tại được 200 năm trước khi bị người Asiry đánh bại (2 Các Vua 17:18) và nhiều người dân của họ bị lưu đày. Nước Judah tồn tại 350 năm trước khi người Babylon phá hủy thành Jerusalem và đền thờ của Chúa Trời mà Solomon đã xây dựng. Nhiều công dân của Judah bị bắt đến Babylon (1 Sử-ký 6:15). Sau khi Ba Tư đánh bại Babylon, những người Israel bị lưu đày (nay được gọi là người Do Thái), được phép trở về quê hương của họ và xây dựng lại đền thờ (Ezra 6:15). Trong thời gian này, nhiều nhà tiên tri lại thách thức người Do Thái trung thành với Chúa Trời. Đây là phần cuối của Cựu ước.
Trong khoảng thời gian giữa Cựu Ước và Tân Ước, khu vực mà người Do Thái sinh sống đã bị kiểm soát đầu tiên là bởi người Hy Lạp và sau đó là người La Mã. Người La Mã chỉ định vua Herod cai trị tỉnh Judea nơi có nhiều người Do Thái sinh sống. Chúa Jesus được sinh ra dưới sự cai trị của Herod do một phụ nữ trẻ đồng trinh tên là Mari và vị hôn phu của cô là Joseph (Luke 2:1-21), là dòng dõi của vua David. Vào khoảng 30 tuổi, Ngài được John Tẩy Giả làm rửa (Matthew 3:16) và bắt đầu loan báo rằng vương quốc của Chúa Trời (nước trời) đã đến gần. Chúa Jesus đã thể hiện tình yêu thương của Chúa Trời bằng cách làm nhiều phép lạ như chữa bệnh và cung cấp thức ăn. Mọi người bắt đầu theo Ngài và Ngài đã chọn 12 người trong số họ làm môn đồ (đệ tử) thân cận nhất của mình. Chúa Jesus đã kêu gọi mọi người từ bỏ tội lỗi của họ và trông mong vào vương quốc sắp đến của Chúa Trời (Mark 1:15). Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã bắt Ngài vì Ngài tự xưng là vị vua được Chúa Trời chọn và từ chối việc thực thi luật pháp của Chúa Trời theo nghi thức của Moses truyền dạy. Chúa Jesus bị xét xử trước quan tổng trấn Pilate và Herod rồi bị đóng đinh trên thập tự giá (Matthew 27:33-38). Vào ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại (Matthew 28:6). Chúa Jesus được xem là vị vua được Chúa Trời chọn, là người mà qua đó Chúa Trời sẽ phục hồi tất cả loài người, và toàn thế giới, khổi tội lỗi.
Chúa Jesus nói tiếng gì? - BBC News Tiếng Việt

Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Jesus đã hiện ra với nhiều người trong vài tuần trước khi lên ngôi trên trời với Chúa Trời là Chúa Cha. Mười ngày sau, Đức Thánh Linh (Ngôi Ba) được Chúa Trời cử đến với những người theo Chúa Jesus (Công vụ 2:4). Nhiều người tin Chúa Jesus là vị vua được Chúa Trời lựa chọn và gia nhập cộng đồng những người theo ngài, những người này nhanh chóng được biết đến là Cơ đốc nhân hay Ki-tô hữu (Công vụ 11:26). Những người truyền giáo như thánh Paul đã đi khắp thế giới La Mã để thành lập các hội thánh và giúp họ phát triển bằng cách viết thư thăm hỏi  họ. Kinh thánh kết thúc bằng một bức thư tiên tri, thách thức các Ki-tô hữu làm chứng sự trung thành của mình cho Chúa Jesus trong một xã hội đầy thù địch, ngay cả khi họ phải trả giá bằng mạng sống, và với lòng tin vào sự đảm bảo với rằng Chúa Trời sẽ hoàn thành kế hoạch của mình thông qua Chúa Jesus để thiết lập trời mới và đất mới.
Is it true that there is a new Jerusalem in heaven? | Biblword.net

Trên nhiều cấp độ, Kinh Thánh là một cuốn sách phi thường, từ nội dung và phong cách văn học đa dạng cho đến sự bảo tồn kỳ diệu qua nhiều thời đại. Mặc dù Kinh Thánh chắc chắn không phải là cuốn sách lâu đời nhất trong lịch sử, nhưng nó là văn bản cổ đại duy nhất có các bản viết tay hiện có với số lượng lên đến hàng nghìn. Vào thời cổ đại, các tác giả của Kinh Thánh đã ghi lại các thông điệp của nó bằng bất cứ nguồn tài liệu nào có sẵn vào thời điểm đó. Bản thân Kinh Thánh tiết lộ một số vật liệu được sử dụng để ghi chép lại: các bản khắc bằng đất sét, chữ khắc trên đá, mực và giấy cói, giấy da và kim loại. Trong một thời kỳ dài của lịch sử Kinh Thánh , nam giới và phụ nữ bình dân bị cấm tiếp cận với Kinh Thánh và các lý do như lạc giáo,…. Bản sao hoàn chỉnh đầu tiên của Kinh thánh được hoàn thành bằng tiếng Hy Lạp vào khoảng năm 312. Nó được gọi là Codex Vaticanus - vì nó được lưu giữ trong thư viện Vatican. Đến năm 405 SCN, thánh Jerome đã dịch cả Cựu Ước và Tân Ước sang tiếng Latin, được Giáo hội Công giáo La Mã chọn làm ngôn ngữ chính thức của Kinh Thánh vào năm 600 sau Công nguyên. Mãi đến thế kỷ XVI, toàn bộ Kinh Thánh mới được dịch sang tiếng Anh.

2. Vị trí và ý nghĩa của thực vật trong Kinh Thánh
Thực vật và hoa cỏ được đề cập trong suốt trình thuật Kinh thánh - từ những cây “táo” trong Sáng Thế ký và “rau đắng” trong Lễ Vượt qua cho đến “hoa huệ" của Tân Ước. Trong Kinh Thánh, theo các học giả Cơ Đốc giáo thì các loại cây cỏ thường được dùng làm hình ảnh minh họa cho việc giảng dạy lẽ thật thuộc linh. Ngay cả những loài thực vật hiện đại ngày nay cũng đã được viết về hoặc đặt tên trên khắp các văn bản Kinh thánh, kể cả trong Cựu ước. Chúng ta hãy “đào sâu” vào biểu tượng học của các loài thực vật trong Kinh thánh để khảo cứu hay tìm hiểu “gốc rễ” của ý nghĩa mà chúng mang và cách nó áp dụng cho cuộc sống của chúng ta trong việc nghiên cứu Kinh Thánh.
The "Suicide Plant" Has the Most Painful Stingers in the World | Nature and  Wildlife | Discovery

Thánh địa Israel - một khu vực giữa sông Jordan và biển Địa Trung Hải, bao gồm cả Bờ Đông của sông Jordan, tức là vùng đất của Israel và Palestine trong Kinh Thánh. Đây là một ngã tư sinh thái của các loài thực vật cổ đại, nơi này cũng có các hoạt động buôn bán gia vị hương liệu và thuốc từ Ai Cập đến Lưỡng Hà thậm chí xa hơn nữa. Hệ thực vật của nó bao gồm khoảng 2.700 loài, một số loài có giá trị về mặt y học.
Trong số những ghi chép ban đầu về thực vật ở vùng này có giấy Papyri của người Ai Cập cổ đại. Ebers ’papyrus (1550 TCN) chứa 700 công thức và các bào chế đơn thuốc thần diệu, bao gồm các vị thuốc từ thực vật. Trong tàn tích của nền văn minh Assyrian Nineveh (Lưỡng Hà), hàng nghìn tài liệu chữ hình nêm (chữ hình nêm là một hệ thống chữ viết được phát minh ở văn minh Lưỡng Hà cổ đại có thể nhận biết được bằng các dấu hình nêm trên các viên đất sét) từ hơn 500 năm TCN đã được tìm thấy, trong đó đề cập đến hơn một nghìn loài cây. Nhiều văn bản chữ hình nêm thuộc lĩnh vực y học (bao gồm cả văn bản chỉ chuyên về thực vật) vẫn còn được dịch ra và bảo tồn cho đến ngày hôm nay.
Review of Plant World of the Bible: Four different Scientists | Hans Arne  Jensen

Trong văn bản gốc của Kinh Thánh bằng tiếng Do Thái (thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III TCN), tên của các loài thực vật thường không được ghi chép cách rõ ràng. Những quyển sách hiện đại đưa ra những loài thực vật mà họ giả định trong Kinh thánh có đề cập thường bị nghi ngờ về độ chính xác. Ví dụ như trong những cuốn sách này, hoa huệ (Lily) trong Kinh Thánh được coi là bảy loại cây khác nhau, bao gồm cả cây hoa anh thảo (Cyclamen). Sự nhầm lẫn như vậy chúng ta có thể hiểu được phần nào, một phần vì cùng một loại cây có thể có nhiều tên gọi ngay cả ở cùng một quốc gia: ví dụ như cây cà gai leo (Cyclamen persicum) có ít nhất 30 tên trong tiếng Ả Rập.
Loại cây được nhắc đến nhiều nhất trong Cựu ước là Cây Chà Là (Date Palm) ngày - nó xuất hiện khoảng 34 lần trong kinh thánh, chủ yếu như là một địa danh hoặc tên riêng của một người, và chỉ 6 lần có nghĩa là chính loài cây đó.  Cây Chà Là (Date Palm) lễ thời trung cổ đã từng xem nhành lá cọ được là biểu tượng cho Cây sự sống. Nhưng vì cả Cây sự sống và Cây biết điều thiện và điều ác đều không được đặt tên cụ thể trong Kinh Thánh nên danh tính thực sự của chúng vẫn tiếp tục là chủ đề của những sự suy đoán.
Những người phiên dịch Kinh thánh, chẳng hạn như bản tiếng Anh King James (1611), không quen thuộc với tiếng Do Thái cổ và biết rất ít về hệ thống thảm thực vật của Đất Thánh Israel. Để giải quyết vấn đề này, đôi khi họ chọn tên từ các loài thực vật địa phương của họ để làm cho loài cây trong Kinh Thánh có dường như quen thuộc với độc giả ngôn ngữ đó. Có những vấn đề tương tự về danh tính của thực vật được đề cập trong bối cảnh y học trong kinh Talmud (văn bản của Do Thái giáo Rabbinic, với các phiên bản có niên đại từ thế kỷ thứ III đến thứ VIII TCN).
" Isaiah bảo các đầy tớ vua: “Hãy lấy một cái bánh trái vả đắp trên chỗ ung độc thì vua sẽ sống.” - Isaiah 38:21
HD wallpaper: Holy Bible, book on table surrounded by leaves, plant, coffee  | Wallpaper Flare

Hầu hết các loài thực vật trong Kinh Thánh chỉ được đề cập qua (nhắc đến tên), ít đề cập tới việc sử dụng làm thuốc. Các ví dụ về ứng dụng y học trong Kinh Thánh là việc sử dụng ‘dầu bôi’ để điều trị vết loét (sách Jeremiah), 'bánh làm từ trái vả' như một phương pháp chữa bệnh nhọt (sách Isaiah), và 'củ khoai ma' (mandrake) như một phương thuốc hỗ trợ sinh sản cho Jacob và Leah sinh con trai thứ năm (sách Sáng Thế). Củ khoai ma có khoảng 88 công dụng chữa bệnh khác nhau trong thế giới cổ đại; một số trong số đó vẫn tiếp tục ứng dụng trong y học hiện đại cho đến ngày nay. Các nhà nghiên cứu cần lưu ý rằng tên các loại thực vật có thể thay đổi theo thời gian với một số biến mất hoặc bị lãng quên. Thực vật được sử dụng trong y học và thuật phù thủy thời trung cổ châu  u thường có nhiều cái tên tùy theo từng địa phương (chẳng hạn như củ khoa ma). Ngoài ra, cùng một loại thực vật có thể có nhiều tên và cùng một tên có thể đề cập đến nhiều loài, chẳng hạn như ngải (Artemisia) hoặc chẳng hạn như Hoàng Đàn  (Cupressus) hay Bách Xù (Juniperus),...
Trong tập ghi chép "Mishna hậu Kinh Thánh" (bộ sưu tập bằng văn bản về các truyền thống truyền miệng của người Do Thái) và kinh Talmud của người Babylon cổ có khoảng 400 tên các loài thực vật, và 43 trong số đó được đề cập như vị thuốc hay có liên quan đến tác dụng y học. Các dược điển của người Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại được tìm thấy trong hệ thống các văn bản chữ hình nêm và chữ tượng hình, bao gồm hơn 200 loài thực vật khác nhau, thì việc xác định chúng cách rõ ràng đòi hỏi phải nghiên cứu thêm nghĩa từ nguyên của chúng: "Đến chiều, Gia-cốp ở ngoài đồng về, thì Lê-a đến trước mặt người mà nói rằng: Chàng hãy lại cùng tôi, vì tôi đã dùng trái phong già (củ khoai ma) của con tôi chịu thuê được chàng; vậy, đêm đó người lại nằm cùng nàng. Đức Chúa Trời nhậm lời Lê-a, nàng thọ thai và sanh cho Gia-cốp một con trai thứ năm." - Sáng thế 30:16-17.
Ngôn ngữ học và triết học khá giúp ích trong việc nghiên cứu các loại tên của thảm thực vật được đề cập trong Kinh Thánh. Sự phát triển của khoa học hiện đại, đặc biệt là với các tài liệu tiếng Do Thái và tiếng Akkadian, đã phơi bày những bản dịch sai và những lầm tưởng trong việc xác định danh tính của các loài thực vật hay một số loài thực vật được cho là coa đề cập trong Kinh Thánh. Các dữ liệu khảo cổ học gần đây (nghiên cứu về bụi hoặc hạt phấn hoa cổ đại) cũng như dữ liệu khảo cổ học đã chứng thực các công dụng chữa bệnh có thể có trong Kinh Thánh của một số loài thực vật. Ví dụ, có bằng chứng khảo cổ học về việc sử dụng Quế làm thuốc, Một Dược (Myrrh Gum hay Commiphora Myrrha) và cây hoa Myrtle thuộc chi Đào Kim Nương ở Đất Thánh Israel vào thời Kinh Thánh hay trước đó.
Commiphora myrrha | Mirrha cserje a kősivatagban | János Bognár | Flickr

Trong Thánh Kinh, thực vật thường được dùng làm hình ảnh minh họa cho việc giảng dạy tâm linh của Kitô giáo. Dưới góc độ sinh học thì thực vật phụ thuộc vào nước, mặt trời và chất dinh dưỡng từ đất đai - giống như con người. Chúng ta đều cần cả ba thứ đó để tồn tại. Dưới góc nhìn thần học thì cây cối và con người phát triển mạnh mẽ dưới sự điều hành của "Người làm vườn" (Thượng Đế). Tiên tri Ô-sê so sánh sự phát triển của thực vật với sự phát triển tâm linh của tín đồ. Trong sách tiên tri Ô-sê 14:5-7, ông so sánh bước đi của sự vâng lời với vinh quang của một bông hoa huệ, với hương thơm của cây tuyết tùng xứ Lebanon, vẻ đẹp tươi tốt của nhành ô liu, và với sự sinh hoa trái của một cây nho. Lãnh tụ của dân Do Thái - Moses đã chọn những sản phẩm thực vật quý giá để mô tả sự phong phú tồn tại trong vùng đất hứa Canaan. Ông mô tả nó như sau: "vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ khiến ngươi vào xứ tốt tươi, có nhiều khe, suối, nước sâu phun lên trong trũng và trên núi; xứ có lúa mì, lúa mạch, dây nho, cây vả, cây lựu; dầu ô-li-ve và mật" - Phục truyền luật lệ ký 8:7-8.
Món quà là "nước" được dùng trong suốt Kinh Thánh để chứng tỏ Thiên Chúa hài lòng hay không hài lòng với tuyển dân của Ngài. Những cái cây khô héo vì thiếu nước là kết quả của hành vi ương ngạnh của dân Do Thái. James 1:11 chép rằng “Mặt trời mọc lên, nắng xẳng, cỏ khô, hoa rụng, sắc đẹp tồi tàn: kẻ giàu cũng sẽ khô héo như vậy trong những việc mình làm.” - Người giàu có trong câu này đang hiểu theo xác thịt, chứ không phải theo tinh thần và ý muốn của Đức Chúa. Trong sách tiên tri Isaiah 40: 6-7 sự chết của con người được so sánh với cỏ: "Có tiếng kẻ rằng: Hãy kêu! Và có đáp rằng: Tôi sẽ kêu thế nào? — Mọi xác thịt giống như cỏ, nhan sắc nó như hoa ngoài đồng. Cỏ khô, hoa rụng, vì hơi Đức Chúa thổi qua. Phải, dân nầy khác nào cỏ ấy:". Phúc âm Matthew 15:13, Chúa Jesus cảnh báo rằng “cây nào mà Cha ta trên trời không trồng, thì phải nhổ đi”. Trong Matthew 13: 24 Chúa Jesus cũng đã dạy trước đó rằng “cỏ lùng” được gieo giữa lúa mì bởi kẻ thù của Đức Chúa. Chúng trông giống như lúa mì, nhưng thực sự là cỏ dại.
Gỗ cây Acacia (Huisache) trong sách Xuất Hành 37:1 đề cập - Trong tiếng Do Thái, nó được gọi là cây Shittah, và gỗ của nó được gọi là Shittim. Loại cây này, một trong số rất ít cây gỗ mọc ở sa mạc vùng núi Sinai, nó cung cấp loại gỗ cứng màu nâu cho các loại đồ đạc dùng trong Lều tạm. Giống cây Acacias phát triển bên bờ sông và ưa thích khí hậu ấm áp. Chúng có đầu phẳng, những gai lớn hơn lá và có hoa màu vàng, vỏ hạt cứng màu nâu. Gôm mùn của cây này có giá trị như một chất đuổi côn trùng khi xông hương lên. Đó là một trong những cây mà tiên tri Isaiah (Isaiah 41:19) nói rằng "Ta (Thiên Chúa) sẽ đặt trong đồng vắng (sa mạc) những cây hương bách, cây tạo giáp, cây sim và cây dầu. Ta sẽ trồng chung nơi sa mạc những cây tùng, cây sam, cây hoàng dương".  Để những loại cây này sẽ khiến họ làm chứng về sự thành tín của Ngài.
Allium (Tỏi) được nhắc tới trong Dân số Ký 11:5: "Chúng tôi nhớ những cá chúng tôi ăn nhưng không tại xứ Ai Cập, những dưa chuột, dưa gang, củ kiệu, hành, và tỏi. ". Hành, kiệu và tỏi đều thuộc cùng một họ thực vật. Chúng được người Ai Cập sử dụng để chế biến món ăn mặn. Khi dân Israel đi lang thang trong sa mạc Sinai, họ than phiền về sự mất mát của những chất tăng cường thực phẩm này và phàn nàn về sự sống của họ được Thiên Chúa nuôi dưỡng bằng bánh trời mana.
Lô hội (Aloe Vera) trong Phúc âm John 19:39: "Ni-cô-đem, là người khi trước đã tới cùng Đức Chúa Jêsus trong ban đêm, bấy giờ cũng đến, đem theo độ một trăm cân một dược hòa với lư hội" - Sự kết hợp của nhựa cây và nước ép lô hội với nước là công thức để ướp xác của người Do Thái cổ. Lá cây Lô hội mọng nước có nhiều răng cưa và sắc nhọn. Vào đầu mùa xuân, nó tạo ra những chùm hoa màu vàng. Ngay cả ngày nay, nước ép của lá nó được sử dụng để chữa bỏng và chữa lành các tổn thương trên da.
Moisturizing to healing, Know aloe vera's 5 health benefits | Moisturizing  News – India TV

Các loài hoa chi Cỏ Chân Ngỗng (Anemone) - những loài hoa trong Nhã Ca 2:12, một trong những loài hoa mùa xuân nở sớm nhất ở thánh địa Israel là hoa Dã Quỳ hay Anh Túc có màu sắc rực rỡ. Mặc dù chỉ cao khoảng 30 cm nhưng những bông hoa màu đỏ, xanh lam hoặc tím thẫm của nó khiến nó trở thành một dấu hiệu vui tươi của mùa xuân. Chúng không thích ẩm ướt cũng như không chịu được lạnh cóng. Đó là một vài ví dụ về những loài thực vật được đề cập trong Thánh Kinh.
Trong bối cảnh ngôn ngữ Kinh thánh, thực vật không được xem là loài sống theo nghĩa giống như động vật hoặc con người. [1] Thay vào đó, thực vật đã được tạo ra trước để cung cấp thức ăn cho các loài có sự sống trên trái đất. [2] Thực vật được tạo ra với khả năng tạo hạt và sinh sản. [3] Đây là một lý do tại sao các loài thực vật được phân loại là sinh trưởng theo lớp nghĩa sinh học hiện đại. Khả năng sinh sản đảm bảo nguồn thức ăn liên tục cho động vật và con người. Mặc dù thực vật không thể nói, nhưng trong thần học Ki-tô giáo chúng được tạo ra để có thể phản ứng với môi trường của chúng và, theo một nghĩa nào đó, nhiều nhà thần học cho rằng thực vật có thể giao tiếp như con người và động vật.
Nhiều bằng chứng và ví dụ được đưa ra để cúng cố quan điểm thần học này. Dưới hạn độ sinh học, thực vật cần ánh sáng mặt trời để phát triển và sản xuất chất dinh dưỡng. Chúng cũng cần độ ẩm và các dưỡng chất khác có trong đất. Tại sao rễ lại mọc xuống đất? Tại sao thân và lá lại mọc tự nhiên nghiên về phía ánh sáng mặt trời? Nguyên nhân nào tạo ra chất diệp lục để chúng chuyển sang màu xanh lục? Ảnh hưởng gì khi cây ra hoa? Các nghiên cứu chi tiết về một loài thực vật có hoa nhỏ tên là Arabidopsis thaliana , đang bắt đầu làm sáng tỏ chủ đề này. Hoa Arabidopsis tạo ra một số loại phân tử khác nhau có thể cảm nhận được ánh sáng. Một loại phân tử tên là phytochromes có thể cảm nhận ánh sáng xung quanh đầu màu đỏ của quang phổ. [4] Cây đang phát triển có thể uốn cong về phía ánh sáng, một hiện tượng được gọi là quang dưỡng. Đối với phản ứng này, thực vật sử dụng thông tin từ các phân tử cảm nhận ánh sáng để điều chỉnh số lượng các yếu tố tăng trưởng khác nhau. Auxin là một loại hormone thực vật có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào. Các phân tử khác có xu hướng ức chế sự phát triển của tế bào. Bằng cách điều chỉnh lượng tương đối của các chất này, mặt tối của cây có thể mọc dài hơn, uốn cây về phía ánh sáng. [5] Những chứng cứ khoa học này cũng cố cho quan điểm thần học cho rằng thực vật cũng có đời sống riêng và có khả năng giao tiếp với con người.
900+ →words ideas in 2021 | words, inspirational quotes, wise words

Chúa Jesus đã dùng cây cỏ để dạy các môn đồ nhiều lần, [6]  ngày nay vẫn còn nhiều điều chúng ta có thể học hỏi được từ thực vật. Với đức tin Ki-tô giáo, việc những thiết kế đáng kinh ngạc của các loài thực vật truyền cảm hứng cho một cảm giác kính sợ đối với Chúa Trời là Người thiết kế các nhà thiết kế và Người lên kế hoạch vĩ đại hơn mọi nhà quản trị nhân sự. [7] Các học giả Kinh Thánh cho rằng, chúng ta có thể hiểu được sự cung cấp dồi dào và tầm nhìn rộng lớn của Chúa Trời khi chúng ta bắt đầu hiểu sự giao tiếp phức tạp cần thiết để thực vật phát triển và sinh sản trên đất này để cung cấp lương thực cho chúng ta. 
Kinh thánh dạy rằng Thiên Chúa có ba ngôi, nghĩa là trong khi chỉ có một Đức Chúa, Ngài vẫn luôn tồn tại như ba ngôi vị riêng biệt: Cha, Con và Thánh Thần. Cả ba ngôn vị tồn tại trong mối quan hệ hài hòa với nhau. Khía cạnh quan hệ này của bản chất Đức Chúa đã được phản ánh trong thế giới mà Ngài đã tạo ra. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người đều sống trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Vốn dĩ mọi mối quan hệ thuần túy đều rất tốt đẹp.[8] Tuy nhiên, trong thần học Kitô giáo thì khi con người phạm tội, các mối quan hệ này bị tổn hại nghiêm trọng. Điều này bao gồm mối quan hệ của con người với Chúa, với nhau và với thế giới xung quanh – kể cả thực vật.[9]
Khi nhắc đến thực vật trong thần học Ki-tô giáo, một vấn đề lớn mà chúng ta cần quan tâm nữa đó là Thiên Chúa đã tạo ra thực vật vào ngày thứ ba của Tuần lễ Tạo dựng, tức là một ngày trước khi Chúa tạo ra mặt trời. Nhưng Ngài lại tạo ra một nguồn sáng khác nguồn sáng từ mặt trời vào ngày thứ nhất - rõ ràng nó đã hoàn thành nhiều vai trò của mặt trời, điều này được củng cố bởi việc tạo ra thực vật vào tiếp sau đó, chứng tỏ thực vật đã có điều kiện để tiến hành quang hợp và duy trì sự sống. Vậy nguồn sáng đó từ đâu? Mặt trời có thực sự cần thiết cho sự sống của thực vật không? – đó là những vấn đề hiện nay trong thần học và sinh học hiện đại vẫn còn xảy ra nhiều cuộc tranh luận chưa đi đến sự thống nhất.
Kinh thánh nói rằng Thiên Chúa tạo ra mặt trời sau khi Ngài đã tạo ra đời sống của thực vật, nhưng các ý tưởng tiến hóa hiện đại lại phản bác rằng đời sống thực vật có sau sự hiện tồn của mặt trời. Nếu đọc sơ qua sách Sáng thế ký đọan 1 và 2 thì niên đại này không phù hợp với lịch trình tiến hóa là vấn đề chúng ta sẽ dễ dàng để nhận ra ngay. Ngay cả trong một quan điểm của các nhà sáng tạo theo thuyết trái đất cũ , nơi một ngày có thể là một kỷ nguyên thời gian, làm sao thực vật có thể tồn tại hàng nghìn năm mà không có mặt trời? Đó vẫn còn là những vấn đề hiện đang xảy ra tranh cãi.
Vào Ngày Thứ Nhất của Tuần lễ Sáng Tạo , Thiên Chúa đã tạo ra một nguồn ánh sáng ban đầu, tạm thời: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất.”Sáng Thế ký 1:1-5. Vào Ngày thứ Ba của Tuần lễ Tạo dựng , Đức Chúa đã tạo ra tất cả các loại thảm thực vật để bao phủ trái đất: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy. Đất sinh cây cỏ: Cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ ba.” Sáng Thế ký 1:11-13. Vào Ngày thứ Tư của Tuần lễ Tạo dựng , Đức Chúa đã đặt mặt trời, mặt trăng và các vì sao trong bầu trời rộng lớn: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thời tiết, ngày và năm; lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao. Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với sự tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ tư.”Sáng Thế ký 1:14-19.
Từ tường thuật lịch sử này của Kinh Thánh, chúng ta có thể khám phá ra nhiều điều về ánh sáng ban đầu mà Thiên Chúa tạo ra khác biệt với mặt trời, cách ngày là ngày 24 giờ đều đặn và sự sống của thực vật sẽ phát triển như thế nào trong những điều kiện này. Trong thần học Ki-tô giáo, đó là ánh sáng được tạo ra, tức là ánh sáng không tồn tại trong một khoảnh khắc, nhưng nó tồn tại ngay sau đó. Ánh sáng đó không vĩnh cửu, giống như Đức Chúa, mặc dù “ Đức Chúa chính Đức Chúa, là ánh sáng ” (I John 1:5), “ ánh sáng ở cùng người ” (Daniel 2:22), và Ngài “ ở trong ánh sáng không thể chạm tới ” (I Timôthê 6:16). Ánh sáng này của Ngày thứ nhất dường như tách biệt với ánh sáng tự nhiên. Các lý thuyết thần học này dựa trên lý thuyết sinh học hiện đại đưa ra lý thuyết như sau: Chúa tạo ra thực vật để tạo ra năng lượng từ ánh sáng khả kiến bằng quá trình quang hợp. Chất diệp lục trong tế bào thực vật chủ yếu hấp thụ các bước sóng xanh lam và đỏ, và phần lớn phản xạ các bước sóng xanh lục. Sử dụng chất diệp lục ánh sáng biến carbon dioxide và nước thành đường (được tạo ra từ các nguyên tử hydro, carbon và oxy). Họ  đã cho thấy rằng việc Đức Chúa tạo ra một nguồn ánh sáng tách biệt với ánh sáng của mặt trời là điều hợp lý, vì vậy cây cối được tạo ra vào Ngày thứ Ba sẽ có ánh sáng mà thực vật cần là điều đúng đắn với tự nhiên  - nó trợ thuẫn cho tính khoa học mà Kinh Thánh mang lại.
Chúng ta thường sử dụng từ chết để mô tả khi thực vật, động vật hoặc con người không còn diễn ra hoạt động sinh học nữa. Tuy nhiên, đây không phải là định nghĩa của từ chết hay qua đời trong kinh Cựu Ước. Từ chết trong tiếng Do Thái chỉ được sử dụng liên quan đến cái chết của con người hoặc động vật với hơi thở của sự sống, nó không liên quan đến thực vật. Cho nên theo logic của thần học thì bản chất là thực vật không chết, nhiều học giả cho rằng chúng biến mất hoặc trở về với “đại thế giới” (Thiên Chúa) theo thuyết Phiếm thần.
How similar are the Dead Sea Scrolls to the Torah scrolls we use today? -  Quora

Trên thế giới hiện nay tồn tại hơn 600 loài thực vật được biết đến là những loài ăn thịt. Các loài thực vật ăn thịt ngày nay theo góc độ thần học thì được các nhà giải Kinh Ki-tô giáo cho là nó biểu hiện rằng thế giới này đã trở nên xáo trộn như thế nào sau sự bất tuần của Adam, Đức Chúa đã nguyền rủa trái đất để nó sinh ra “cây gai và cây tật lê” – có nghĩa là trước đây thực vật từng có ý nghĩa tốt lành dùng làm thức ăn và duy trì sự sống cho thế giới thì nay nó lại có thể gây hại.
Kinh thánh có đầy đủ các tài liệu đề cập về cây cối và các bộ phận của cây. Noah dùng gỗ cây nghiến (gopher) để đóng tàu (Sáng thế ký 6:14), những người Levis thu thập củi để làm của lễ thiêu, Chúa Jesus tự gọi mình là cây nho và các tín đồ là nhánh của ngài (John 15:5). Jacob thậm chí có thể đã dùng cành cây làm thuốc cho đàn gia súc của mình (Sáng thế ký 30:37-41). [10] Thi thiên chương 1 câu 3 mô tả một người khỏe mạnh về mặt thiêng liêng như cái cây tươi tốt bên dòng nước: “Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sinh hoa trái theo thời tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thịnh vượng.”, và Khải huyền chương 22 câu 2 cũng có đề cập đến trời mới đất mới, nơi mà Cây Sự sống và những chiếc lá có thể chữa lành tật bệnh của nó sẽ một lần nữa được trao ban cho con người: “Ở giữa phố thành và trên hai bờ sông có cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để chữa lành cho các dân.”.
Đề cập đáng chú ý nhất về cây cối là sự đối ứng song song mà Adam đã ăn từ một cái cây biết điều thiện và điều ác – cái cây mang lại tội lỗi và sự chết cho tạo vật của Đức Chúa và rằng Chúa Jesus bị treo trên một cái cây gỗ để gánh lấy tội lỗi của thế giới và chiến thắng tội lỗi hay sự chết và mở đường cho sự cứu độ nhân loại, lịch sử cứ độ mở ra bởi một cái cây và kết thúc với một cái cây: “Chúng ta từng chứng kiến về mọi điều Ngài đã làm trong xứ người Giu-đa và tại thành Jerusalem. Chúng đã treo Ngài trên cây gỗ mà giết đi. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã khiến Ngài sống lại, lại cho Ngài được tỏ ra”Công vụ 10:39-40. Cũng hãy lưu ý tính chất tượng trưng của cây cối liên quan đến sự sống: như chiếc tàu bằng gỗ gopher của Noel đã cứu sống gia đình ông, thì Chúa Jesus trong thần học Ki-tô giáo cũng trở thành chiếc tàu cứu độ của nhân loại khi Ngài bị treo trên cây thập giá.
190 Crucifix art ideas | crucifix art, crucifix, art

Kinh Thánh chỉ ra rằng chắc chắn Thiên Chúa “yêu” cây cối, vì sự sáng tạo của Ngài thể hiện muôn ngàn loài — cao, thấp, linh hoạt, mạnh mẽ — mỗi loài là một minh chứng cho lý thuyết về Đấng Tạo Hóa. Các nhà giải kinh cho rằng khi một Cơ đốc nhân “yêu mến” cây cối, tình yêu đó nên dành cho Đấng Tạo hóa ra cây cối và tất cả những món quà hào phóng mà Ngài ban cho họ thông qua chúng — chứ không phải chỉ vì vẻ đẹp của thực vật. Cây cối tạo nên sự sống, chúng cung cấp bóng râm, vẻ đẹp và nhiều lợi ích khác — từ lốp xe ô tô của chúng ta sử dụng đến thuốc aspirin trong tủ y tế của gia đình  chúng ta. Nhưng ngoài việc đáp ứng nhu cầu vật chất, trong Ki-tô giáo thì cây cối còn có thể dạy những bài học về tinh thần. Theo Kinh Thánh học,  ngoài con người thì cây cối được nhắc đến nhiều hơn bất kỳ sự sáng tạo nào khác có trong Kinh Thánh. Như tôi đã có đề cập,  hình ảnh của một cái cây đã xuất hiện ở trang đầu tiên của sách Sáng Thế ký và trang cuối cùng của sách Khải Huyền. Bài Thi Thiên đầu tiên khuyên các tín đồ hãy giống như một cái cây tươi tốt.
Cây cần nước nhiều như cần ánh sáng, bài Thi Thiên đầu tiên mô tả những người tin kính được Thiên Chúa trông nom như thế nào? Họ giống như “cây được trồng gần sông nước” và họ “suy ngẫm” về luật pháp của Thiên Chúa cả ngày lẫn đêm — tức là họ đang suy nghĩ về những gì Kinh thánh tiết lộ về ý muốn và kế hoạch của Đức Chúa cho cuộc sống của con người. Trước khi Kinh Thánh được in ở dạng sách như ngày nay, chúng được chép vào các cuộn giấy. Tay cầm của những cuộn sách Kinh Thánh cổ đại này được gọi là Etz hayim - tiếng Do Thái có nghĩa là cây sự sống. Sách Châm ngôn 3:18 nói rằng sự khôn ngoan trong Kinh Thánh là cây sự sống cho những ai nắm giữ nó, và hạnh phúc là kết quả của việc biết được quyển sách sự sống này: “Nó là cây sự sống cho ai nắm lấy nó; người nào cầm giữ nó đều được phước hạnh”.
Cây táo sẽ chẳng có ích lợi gì nếu nó không bao giờ sinh ra bất kỳ một quả táo nào? Tương tự như vậy, trong quan điểm thần học Kinh Thánh, cuộc sống của tín đồ sẽ phải tạo ra những hoa trái có ý nghĩa. Chúa Jesus cho rằng Ki-tô hữu sẽ được biết đến bởi hoa quả mà họ tạo ra  trong Phúc Âm Matthew  7: 16-20: “Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê? Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi. Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được.”.
Jesus Christ Catholic Art Digital Art by Carol Jackson

Kinh Thánh cũng cho rằng con người không chỉ nên sinh ra hoa trái bên ngoài mà còn phải hướng vào phần bên trong. Hoa trái bên trong là gì? Đó là hoa trái của Đức Chúa Thánh Thần (Ngôi 3) hoạt động trong tâm trí và phần hồn tín hữu để làm cho họ trở thành hình ảnh của Đức Ki-tô. Sứ đồ Phao-lô (Paul) đã mô tả hoa trái của Thánh Thần trong lá thư của ông gửi cho người Ga-la-ti (Galatians), “Nhưng trái của Thánh Thần, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: không có luật pháp nào cấm các sự đó”. (Galatians 5: 22-23).
  Đời người thật ngắn ngủi, nhưng đối với cây cỏ thì không như vậy, có những cây còn sống  đến tận ngày nay đã có vào thời Moses. Kinh Thánh học cho rằng  Đức Chúa đặt khái niệm sống trên một phạm vi thời gian rộng lớn trong lòng con người như sách Giảng viên 3:1: “Phàm vật Đức Chúa đã làm nên đều là tốt lành trong thì nó. Lại, Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người; dầu vậy, công việc Đức Chúa làm từ ban đầu đến cuối cùng, người không thế hiểu được”. Với nhiều tín đồ Ki-tô giáo, cây cối là sự nhắc nhở con người rằng cuộc sống sẽ lớn hơn nhiều so với thời điểm hiện tại của nhân loại. Rễ sâu và cành vươn dài của thực vật kêu gọi chúng ta nhìn lên thiên đàng và hướng vào cõi vĩnh hằng./.

   CHÚ GIẢI
[1] Các từ tiếng Do Thái nephesh ( נֶפֶשׁ ) và chayyah ( חַיָּה ) để chỉ sự sống. Những từ này được dùng cho các sinh vật biển, chim chóc, động vật trên cạn và con người ( Sáng thế ký 1:20 , 21 , 24 ; 2:7, 19 ). Nhưng chúng không được dùng để chỉ thực vật.
[2] Sáng thế ký 1:29, 30
[3] Sáng thế ký 1:11, 12 
[4] Đó là màu đỏ (~ 660nm) và đỏ thẩm (~ 730nm), tùy thuộc vào việc nó ở dạng bất  động hay hoạt động.
[5] S. Yamamura và K. Hasegawa, “Hóa học và sinh học của các chất điều hòa quang dưỡng trong thực vật bậc cao,” Hồ sơ hóa học 1 no. 5 (2001): 362–372.
[6] Matthew 6:28–34; 7:16–20; 13:3–32; John 15:1–10.
[7] Điều này có một hàm ý kép trong thần học Kinh Thánh. Đức Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của chính Ngài (Sáng thế ký 1: 26–27). Mọi người có khả năng thiết kế và quản trị vì chúng phản ánh hình ảnh của Đức Chúa. Đức Chúa  vượt xa con người về khả năng  này. Vì vậy, Chúa vừa là nhà thiết kế / nhà quản trị  giỏi nhất, vừa là người đã thiết kế nên các nhà thiết kế / nhà quản trị con người.
[8] Sáng thế ký 1:31
[9] Roma 6:23 , Sáng thế ký 3: 16–18