Câu chuyện hôm nay có lẽ phải bắt đầu từ những vó ngựa của quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy đánh đông dẹp bắc từ Tây sang Đông. Một trong những khu vực không thể thoát được ngày đó chính là vùng Tiểu Á (hay còn gọi là Anatolia, bán đảo Thổ Nhĩ Kỳ), nơi người Turk và bộ lạc của họ sinh sống, dưới sự cai trị của vương triều nhà Seljuk. Nhưng rồi cuộc xâm lược Tiểu Á của Thành Cát Tư Hãn đã đánh bại vương quốc của họ, và nhà Seljuk chỉ còn là cái bóng cam phận triều cống. Kết quả là thế kỷ 13 chứng kiến tình trạng ta tạm gọi là vô chính phủ của khu vực Tiểu Á. Quyền lực vì vậy rơi vào tay một số thủ lĩnh bộ lạc. Một trong số đó đã nhân cơ hội “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, ngài Osman, con trai của Ertuğrul Gazi thuộc bộ lạc Kayı. Tên của anh ấy trong tiếng Ả Rập nghe giống như Ottoman – và đấy chính là khởi phát của đế quốc khiến người phương Tây mất ăn mất ngủ.
1. Ottoman.
Năm 1299, Osman I của chúng ta thành lập một vương quốc nhỏ bé độc lập khỏi Nhà Seljuk (chỉ còn là cái bóng vì bị Mông Cổ đánh tan). Mang trong mình dòng máu du mục của cha ông, lập công trên lưng ngựa và hậu duệ một danh từ từng khiến các đế quốc Châu Á mất ăn mất ngủ cũng vì vó ngựa: Tây Đột Quyết. Hậu duệ của họ (nay là những người Turk), kế thừa truyền thống chiến đấu phi thường và dũng mãnh ấy để trong vòng chỉ hơn 100 năm đã thâu nạp hết vùng Tiểu Á về dưới tay một vương triều. Năm 1453, vị Sultan – tạm hiểu là Vua của Hồi Giáo (tôi sẽ nói cụ thể hơn ở đoạn sau), đó là Mehmed II, cháu của Osman I đã lập nên chiến công hiển hách đầu tiên khi chiếm thành phố Constantinople của Đế quốc Byzantine, hoàng đế Thiên chúa giáo Byzantine Constantine XI tử thương. Đế quốc Byzantine rơi vào tay Ottoman, bắt đầu những đêm ác mộng của Châu Âu. Đến năm 1481, Mehmed II mất, Sultan Bayezid II lên kế vị. Hai năm sau, ông đổi tên Constantinople thành Istanbul. Đến đây, hẳn nhiều bạn đã mường tượng được nhiều rồi.Đế chế Ottoman liên tiếp sản sinh ra những người tài. Người kế vị Mehmed II là Suleyman I chiếm Budapest và nuốt hầu hết Hungary, còn người tiếp theo của dòng dõi anh hùng ấy thì đánh Yemen, chiếm đảo Sip, đồng thời lấy Tunisia từ tay Tây Ban Nha. Ông chính là Selim I, người có công sát nhập vùng Trung Đông vào Ottoman, tiêu diệt nhà Mamluk ở Ai Cập. Tuy nhiên, vị Selim I này không chỉ mạnh trên lưng ngựa, mà còn xuất sắc về chính trị. Ông đã có một hành động quyết liệt để nâng tầm tuyệt đối cho nhà Ottoman, đấy chính là ép vị khalip cuối cùng của nhà Hậu Abbas là Al-Mutawakkil III nhường ngôi cho mình vào năm 1517. Kể từ khi ấy, những vị vua Ottoman đã có tước hiệu Khalip. Tức giờ không còn là vua của Hồi Giáo, mà là lãnh tụ của đế quốc Hồi Giáo.Điều ấy có nghĩa lịch sử Hồi Giáo cũng nhiều điểm rất hay và tương đồng như Lịch Sử Việt Nam hay Lịch Sử Nhật Bản. Khalip – Sultan ở từng giai đoạn mạnh yếu cũng tương tự như Vua Lê – Chúa Trịnh ở Việt Nam, hay Thiên Hoàng – Mạc Phủ ở Nhật Bản. Đến năm 1635, khi Ottoman nằm dưới cai trị của Khalip Murad IV thì cuộc chiến tranh của hai đế quốc mạnh nhất khu vực bắt buộc phải diễn ra. Chiến tranh Ottoman-Lưỡng Hà giữa người Turk và người Ba Tư. Năm 1638, quân Ottoman chiếm được Bagdad, trái tim của Lưỡng Hà. Một năm sau, Ottoman ký hòa ước với Ba Tư. Nhà văn người Áo nổi tiếng, Oghier Ghislain Busbecq, đại sứ tại Istanbul viết trong hồi ký: “một đế quốc hùng mạnh, bách chiến bách thắng trong chiến tranh, dai sức với gian khổ, thống nhất, kỷ luật, cần kiệm và cẩn mật. Khi người Thổ Nhĩ Kỳ đã kí hòa ước với Ba Tư thì họ sẽ lao thẳng vào cổ họng chúng ta với toàn bộ sức mạnh Đông phương. Tôi thật sự không dám tưởng tượng điều gì xảy ra…“Đế quốc Ottoman lên đến cực đỉnh với lãnh thổ trải dài từ cổng thành Vienna, xuyên qua Tiểu Á, qua bán đảo Ả Rập, đến Ấn Độ Dương và bao trọn gần 30 quốc gia hiện đại sau khi nó tan rã.Vì sao Ottoman tan rã, ai đã làm nó tan rã? Tôi sẽ giới thiệu bạn ở phần 2 của bài viết đồng thời sẽ giới thiệu bạn một cuốn sách đi cùng để đào sâu thêm phần này. Câu chuyện tiếp theo của tôi là nói về Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ottoman tan rã.
2. Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất cả được bắt đầu từ cái tên Mustafa Kemal "Ataturk"!Người đàn ông này, nói cho dễ hiểu là như Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam. Ông được gọi là “Cha già của người Thổ”, là người lập nên nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Khi trở thành tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, ngài Mustafa Kemal có một sách lược rất đặc biệt, đấy là thay vì tiếp tục để mình là một quốc gia Hồi Giáo và thuộc về thế giới Ả Rập, ông lại chọn cho Thô Nhĩ Kỳ hiện đại hóa cùng với phương Tây. Cụ thể đem các bộ luật phương Tây vào Thổ Nhĩ Kỳ, dẹp bỏ các thiết chế công của Hồi Giáo có tính khắc nghiệt, sử dụng chữ Latinh thay cho Ả Rập, và trao quyền bầu cử cho Phụ nữ. Thổ Nhĩ Kỳ vươn vai trở nên giàu mạnh và dân chủ hơn tất cả các quốc gia Ả Rập khác. Vậy là một quốc gia kỳ lạ đã ra đời: theo Hồi Giáo, mang linh hồn phương Đông, gia nhập các tổ chức theo Phương Tây, và đặc biệt làm sao, nằm giữa 3 lục địa Á-Âu-Phi, là cầu nối đất liền lớn giữa châu Âu, châu Á và Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ biết mình ra sao, biết mình thế nào. Họ, một quốc gia giàu mạnh, hiện đại, một thế lực khu vực, vừa được người Kito giáo e dè, lại vừa từng là sếp cũ của người Hồi Giáo. Quan trọng nhất, họ biết mình là một quốc gia trọng yếu về địa lý. NATO cưng chiều Thổ Nhì Kỹ vì quốc gia này kiểm soát lối ra vào biển Đen qua eo biển hẹp Bosporus. Nga kiêng dè Thổ Nhĩ Kỳ vì sự tranh giành ảnh hưởng ở biển Đen và biển Caspi. EU và Nga nhìn Thổ với một con mắt cưng chiều mà cũng e dè, khi mà đồng minh – kẻ thù Syria của Nga, của EU bên cạnh lại phải qua Thổ. Còn Iran coi Thổ Nhĩ Kỳ là mối đe dọa ảnh hưởng.Một quốc gia có tiềm năng để thành siêu cường quốc !
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những cái khổ của họ. Đấy là “chân giá trị” mà họ đeo đuổi. Đất nước này thuộc về đâu, khi tiếng nguyện cầu vẫn vang lên mỗi chiều.
Thổ muốn gì?
Trở thành cường quốc của 3 lục địa, tìm lại hào quang của đế chế Ottoman Hồi Giáo, hay là nhập vào trong lòng EU để trở thành một Đức, Pháp của những người Kito? Sự giằng xé trong lòng các trí thức Thổ Nhĩ Kỳ, cùng vị trí địa chiến lược quá tuyệt vời là nguyên nhân của cuộc đảo chính vào năm 2016, mà kết quả là Tổng thống Erdogan đã chiến thắng với cuộc phản công ngoạn mục và bắt hàng ngàn người, vô số các tướng lĩnh và nhiều nhân vật chính trị phải lưu vong. Với nhiều quốc gia trong khối Ả Rập, Tổng thống Erdogan mang dã tâm của người muốn phục dựng lại đế chế Ottoman. Cầu thủ Mesut Oezil đã gặp Erdogan để tặng áo, chụp ảnh và viết stt “Tổng thống của tôi.” Anh bị đẩy đi khỏi bóng đá đỉnh cao vì chính trị, không phải vì chuyên môn.Nhưng dù Thổ Nhĩ Kỳ có đi đâu về đâu, thì thế giới riêng của họ vẫn chỉ khiến người ta muốn làm bạn hơn là muốn làm kẻ thù.Để mượn lời kết của bài viết hôm nay, xin mượn những dòng miêu tả của Dan Brown về thành phố nổi tiếng Istanbul trong tác phẩm “Hỏa Ngục”:“…Đêm đã buống xuống cố đô Byzantine.Suốt dọc bờ biển Marmara, những ngọn đèn pha nhấp nháy chiếu sáng, soi tỏ đường chân trời với những giáo đường sáng đèn và những ngọn tháp mảnh mai. Lúc này là giờ aksam – giờ hành lễ tối, và những chiếc loa phóng thanh bố trí khắp thành phố đang ngân nga vang lên tiếng adhan, lời mời gọi đến cầu nguyện.La-ilala-illa-Allah.Không có Thượng Đế nào khác để chúng ta thờ phụng ngoài Thượng Đế Allah.Trong khi các tín đồ hối hả tới các giáo đường thì bộ phận còn lại của thành phố vẫn tiếp tục mọi việc mà chẳng hề bận tâm: Đám sinh viên đại học tiếp tục uống bia, giới doanh nhân chốt lại những thỏa thuận làm ăn, những nhà buôn rao bán gia vị và thảm, còn khách du lịch thì ngỡ ngàng nhìn ngắm tất cả.Đây là một thế giới bị chia rẽ, một thành phố của những đối nghịch – tôn giáo và thế tục, cổ xưa và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Với biên giới địa lý trải ra giữa Châu Âu và Châu Á, thành phố không chịu ảnh hưởng của thời gian này đúng là cây cầu từ Cựu thế giới, nối sang một thế giới thậm chí còn xưa cũ hơn nữa.ISTANBUL !
”Vâng! Một thành phố trải ra giữa Châu Âu và Châu Á, giao thoa tuyệt đối giữa phương Đông và phương Tây. Một thành phố vĩ đại khi trở thành trung tâm của ba đế chế vĩ đại: Byzantine, La Mã và Ottoman.
(Dũng Phan, 12/02/2023)
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất