Mới đây, Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) đã gửi bản kiến nghị tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Qua đó bày tỏ mối quan tâm về tình trạng buôn bán thịt chó, mèo tại Việt Nam, cũng như mối đe dọa mà hoạt động này gây ra cho sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra.
Chú chó tên Dúi và loạt thú cưng chiếm sóng mạng xã hội - Giới trẻ ...

    Thực chất, kiến nghị dừng các hoạt động buôn bán thịt chó đã được đưa ra bởi chính quyền TP. Hà Nội vào năm 2018 và dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2021, bắt đầu ở các khu vực có đông du khách phương Tây như Hà Nội. Dựa trên những lý lẽ mà Liên minh bảo vệ chó châu Á đưa ra và kiến nghị, đề xuất cấm các hoạt động buôn bán thịt chó của chính quyền Tp. Hà Nội vào năm 2018, ta có thể rút ra các lợi ích có được từ việc cấm thịt chó như sau:
Thứ nhất, việc cấm buôn bán thịt chó giúp ngăn chặn các yếu tố lây truyền bệnh dại, và các bệnh mãn tính khác trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hoành khắp thế giới. 
Thứ hai, cấm buôn bán thịt chó sẽ làm đẹp, thân thiện hoá hình ảnh Việt Nam trong mắt du khách quốc tế (đặc biệt là du khách phương Tây). Từ đó giúp thu hút khách du lịch quốc tế. Nên nhớ rằng, kiến nghị của TP. Hà Nội được đưa ra vào năm 2018 - tức là lúc dịch bệnh COVID-19 chưa diễn ra. Thế nhưng đây vẫn là một bước đi tốt để phục hồi nền du lịch - dịch vụ đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh. 
    Đã nói đến lợi ích, thì chúng ta cũng phải đề cập đến những điều bất lợi của việc cấm thịt chó: 
Cấm thịt chó là cấm đi một văn hoá ẩm thực đặc sắc của đất nước. Thịt chó ở Việt Nam được chế biến theo rất nhiều kiểu truyền thống và hiện đại. Ngoài các món thịt chó truyền thống như các món thịt luộc, xáo, rựa mận, xương, dồi, chả nướng, đùi, có nơi người ta đã chế biến thịt chó thành nhiều món mới như giả chuột, giả trâu, giả chim, giả dê, giả bò, gan nướng lá na, v.v... Bên cạnh các món ăn thịt chó truyền thống còn xuất hiện các món ăn mới được phát triển như lẩu chó, chó quay, giò chó, dăm-bông chó... Có thể nói rằng, các cách chế biến thịt chó là cả một "tinh tuý ẩm thực" đã được dân ta dày công nghiên cứu và sáng tạo. Bác Hồ cũng đã từng nói rằng: 
Thịt chó là món ăn độc đáo của Việt Nam và nhiều nước châu Á, Bác lấy làm lạ thấy có người Việt Nam không biết ăn thịt chó. (theo Wikipedia).
Cấm thịt chó là cấm đi một món ngon. Lý do này nghe có vẻ đơn giản nhất nhưng thực tế nó lại thiết thực nhất. Độ ngon của thịt chó là thứ đã được Vũ Bằng khẳng định trong cuốn bút ký Miếng ngon Hà Nội của ông: 
vì thế tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta và tôi tin rằng: “Nước ta còn, thịt chó còn” mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậy.
    Nói tóm lại, việc cấm thịt chó nên dựa trên những cơ sở trên nhiều mặt ưu và nhược điểm, chứ không chỉ nên vì những áp lực từ các tổ chức nước ngoài. Chúng ta cần có một cái nhìn tổng thể, bao quát hơn đối với vấn đề "Cấm thịt chó". 

TÀI LIỆU THAM KHẢO: