Trước hết phải hiểu Giác ngộ là gì? Giác ngộ là tỉnh thức. Chúng ta có thể coi đó là một loại trí tuệ (Tuệ giác hay Bát nhã). Và trên đời này chỉ có mỗi Đức Phật mới đạt được cảnh giới chân giác ngộ đó mà thôi.
Hãy nhớ Đức Phật là ai? Ngài là thái tử dòng dõi vua chúa. Cả tuổi thơ cho đến lúc Ngài xuất gia năm 30 tuổi, Ngài chỉ có một công việc duy nhất là HỌC. Các thầy dạy của Ngài là những bậc uyên bác nhất xứ Ấn Độ thời đó. Ngài được tiếp thu tinh hoa của toàn bộ tri thức Ấn Độ cổ đại. Của tất cả các môn phái, trường phái, học thuyết, tôn giáo, tín ngưỡng của Ấn Độ. Đó là một đặc ân mà chỉ con nhà quý tộc mới có được. Và không có gì lạ rằng Ngài chỉ sau 15 năm đi học đủ các loại đạo và 45 ngày hành thiền mà Ngài đã giác ngộ thành một bậc Chân nhân, một vị thầy của muôn đời.
Giáo Pháp mà Đức Phật truyền giảng cho chúng sinh nếu để ý kỹ thì chẳng có gì ngoài việc tổng hợp triết học, tri thức và đạo đức của Ấn Độ thời đó. Điều này do nền tảng tri thức của Ngài. Cũng giống như Khổng Tử sưu tầm biên khảo Tứ thư Ngũ kinh của văn hoá Trung Quốc cổ đại chứ không có gì sáng tạo hay thêm mới.
Thiền là một phương pháp tu luyện phổ biến thời cổ đại không chỉ có vùng Nam Á, Trung Hoa, và Châu Âu cũng đã có các hình thức tương tự. Mục đích chính là để an định thể xác và tinh thần, tránh các phiền nhiễu bên ngoài làm rối loạn thân tâm. Người ta thường tìm đến các nơi u tịch, gốc cây, hang đá hoặc nơi phong cảnh hữu tình vắng vẻ cô liêu để hành thiền.
Thiền giúp tập trung tư tưởng, suy nghĩ thấu đáo, và có thể khiến người ta rơi vào trạng thái bình yên mà nhiều người coi đó là siêu thoát hay niết bàn. Nó hoàn toàn không thể giúp bạn Giác ngộ như Đức Phật được
Để đạt được chứng quả như Đức Phật, các vị LạtMa, Thiền sư Nhất Hạnh, và nhiều vị thiền sư khác họ phải học hành chiêm nghiệm kinh khủng lắm. Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ là một vị thiền sư đáng kính, Ngài còn là một học giả uyên bác, một nhà bác học, một pho từ điển sống mà mấy ai đi tu theo đạo Phật có được.
Bởi thế, nhiều người cứ nghĩ Thiền là một cách đưa họ đến giác ngộ là một điều hết sức sai lạc về đạo của Phật Thích Ca. Giới tăng sĩ Tịnh độ còn kiêm luôn hành nghề cúng bái, lên đồng, xem bói để cầu siêu thoát khổ mới thật đáng suy nghĩ làm sao. Cái niềm tin vào Phật pháp đó đã chỉ còn là hình thức bề ngoài. Bên trong là tu sửa chân tâm, trau dồi tri thức, đó chính là TUỆ (BÁT NHÃ) thì không thấy.
Học Phật cốt là học ở tâm từ bi, thân buông bỏ, trong lòng hoan hỉ, tránh mọi phiền não nhục dục. Vậy thôi là đã đủ lắm rồi.
Ngồi thiền là để bình yên
Muốn giác ngộ là phải học thật nhiều