Hoa Kỳ không phải thiên đường, cũng không phải địa ngục. Hoa Kỳ là đấu trường công bằng dành cho những trái tim can đảm.
Ở Mỹ, nếu bạn có tài, tin mình có tài, và bền bỉ kiên trì theo đuổi đam mê, bạn tất yếu sẽ thành công. Thành công như thế nào thì không thể nói chắc. Nhưng ở Mỹ không có cạnh tranh bẩn và những mánh khóe tiểu xảo như xã hội Á Đông. Bởi thế, từ ngày lập quốc, Hoa Kỳ luôn là mảnh đất đầy hứa hẹn và vẫy gọi lòng người thập phương.
Trong dòng người đổ xô đến Hoa Kỳ qua các thời đại, người làm nên vinh quang, kẻ chết, kẻ bị thương. Nhưng dù vinh quang hay gục ngã, đó đều là những điều xứng đáng.
Đừng bao giờ nhận mình là tài năng tầm thế giới nếu chưa có sản phẩm nào, hoặc tên tuổi ghi danh ở Mỹ. Mỹ là dấu mốc để đánh dấu một doanh nghiệp, một sản phẩm, một thương hiệu đạt chuẩn quốc tế.
Hôm nay, xin bàn chút về chuyện thi cử ở Mỹ.
Ở đâu cũng có thi cử. Đã học là có thi. Nhưng thi cử ở Mỹ có nhiều điểm khác xa thi cử ở ta.
Người Mỹ tham gia cuộc thi nào đó, đều hiểu rõ họ thi để làm gì và có nên thi hay không. Người Việt Nam trái lại, đa số thi vì “thấy thiên hạ đều đi thi cả.”
Trẻ em Mỹ tự lựa chọn cuộc thi, trẻ em Việt Nam bị ấn định phải thi.
Các cuộc thi ở Mỹ đa số không có đỗ và trượt. Khái niệm đỗ và trượt không ám ảnh người Mỹ lắm. Chỉ là thi được ngưỡng nào. Để PASS (qua được) ở Mỹ cực kỳ dễ. Điều này khiến cho học sinh rất hạnh phúc và ít lo lắng. Tuy nhiên, nguyện vọng của bạn định ứng tuyển vào đâu (trường gì) lại liên quan rất lớn đến việc bạn thi được mức nào trên sự PASS ấy.
Việt Nam có thể học hỏi điều này. Cho đề làm sao để học sinh PASS thật dễ nhưng để tuyển học lên cao xa thì lại xét học lực hay dở.
Đối với Mỹ, không có chuyện lấy một bài thi chung cả nước để xét điểm vào cho tất cả các trường như ở ta. Đây là một lối làm vô lý và phản khoa học.
Thi để tốt nghiệp cấp ba thì có thể chung nhau, hoặc bãi bỏ kỳ thi này luôn. Nhưng thi vào trường nào thì phải do trường đó quy ước tiêu chí và tự làm đề mới phản ánh đúng chất lượng sinh viên mà họ cần.
Nghĩa là cái ta đã làm cách đây 20 năm là khá khoa học trên phương diện chiến lược, chính sách. Ai chủ chương thi chung, gộp lại để lấy điểm xét ĐH là rất vô lối và phi lý.
Tôi xin giải thích rõ tại sao.
Đề thi chung bộ ra thường không dễ cũng chẳng khó. Đó là một đề mẫu mực. Hẳn vậy. Nhưng điểm yếu chính lại là nó quá mẫu mực.
Kiểu ra đề này, bạn chỉ tuyển được người giỏi, không tuyển được người xuất sắc và siêu việt.
Ví dụ thế này:
Lý Tiểu Long có thể hoàn toàn hít đất được 1500 cái. Nhưng ban giám khảo chỉ lấy 200 cái là được 10. Như vậy, Lý Tiểu Long sẽ xếp hàng chung với bọn khá nhưng con lâu mới ngang cơ Lý. Đối với Lý, 200 cái hít đất quá bèo nhưng với kẻ khác là cả một nỗ lực trầy da tróc vảy. Ban giám khảo vô tình đã cá mè một lứa với một đại lực sỹ siêu quần. Hỏi rằng làm như vậy, ai mà không tức?
Thêm vào đó, hãy nghiên cứu tình huống giả định sau đây.
Đại học Y Hà Nội cần tuyển 1200 sinh viên mới nhưng có 1400 bộ hồ sơ đều đạt điểm tối đa. Vậy ban tuyển sinh sẽ lấy ai, bỏ ai? Chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra với kiểu đề thi trung lưu.
Nếu đem tiêu chí phụ ra để xét thì rất bất công. Ví dụ như đoàn viên hăng hái, tích cực lao động, điểm văn sử địa cao…Đều vô lý cả.
KẾT LUẬN
Ta nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp cấp ba và duy trì thi đại học cao đẳng theo lối cũ, nghĩa là trường nào tự lo tiêu chí và mức khó dễ của trường ấy.
..............

MỜI BẠN GHÉ THĂM FACEBOOK ĐỖ CAO SANG ĐỂ ĐỌC THÊM NHIỀU BÀI VIẾT HẤP DẪN! XIN CẢM ƠN!
Link FB: https://www.facebook.com/docaosangpta