THEO HARVARD: NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ NHƯ THẾ NÀO VÀO NĂM 2023?
Ba nhà chuyên gia Havard nói về việc kinh tế thế giới sẽ như thế nào vào năm 2023.
Tóm tắt: Ba nhà chuyên gia tại Havard nói về việc kinh tế thế giới sẽ như thế nào vào năm 2023. Tuy rằng họ đều đồng ý về việc lạm phát có thể được xoa dịu, nhưng sẽ vẫn có những rủi ro lớn và sẽ tốn một thời gian dài để lạm phát xuống tới mức tiêu chuẩn của Ngân Hàng Trung Ương đề ra. Và ngoài ra còn có những rủi ro đang rình rập, từ sự vỡ nợ quốc gia tới rạn nứt địa chính trị.
Một năm hỗn loạn, thất vọng đang khép lại. Một năm mới sắp tới. Vào tháng 10 này, IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) đã cho ra báo cáo về triển vọng kinh tế hàng năm, dự báo về sự tăng trưởng yếu trên toàn thế giới vào năm 2023. Báo cáo đã đặc biệt nhấn mạnh vào ba vấn đề: lạm phát cao và ngân hàng trung ương đang thắt chặt, Nga xâm lược Ukraine, và sự ảnh hưởng của Covid – đặc biệt ở Trung Quốc.
HBR đã phỏng vấn ba chuyên gia về những điều có thể xảy ra cho nền kinh tế vào năm 2023, và mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào kể từ tháng 10.
Mihir Desai là giáo sư tài chính ở trường Đại học kinh doanh Havard. Karen Dynand là giáo sư tại Havard và là thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Còn Matt Klein là một nhà báo kinh tế và là tác giả của bản tin The Overshoot. Chúng tôi đặt những câu hỏi giống nhau cho cả ba; câu trả lời của họ, được chỉnh sửa cho dài và rõ ràng, ở bên dưới.
Bắt đầu với lạm phát và phần trăm lãi suất: Mọi chuyện đi về đâu khi một năm chuẩn bị kết thúc?
Mihir Desai: Chúng ta đã sống trong thời kì có những thay đổi địa chấn ở lãi suất và chúng ta vẫn đang phải tiêu hóa nó. Những sự gia tăng đó, đi cùng với sự cải thiện về chuỗi cung ứng, đã làm tốt trong việc cải thiện bức tranh về lạm phát. Tuy nhiên ảnh hưởng của việc lãi suất tăng vẫn đang khiến chúng ta hoài nghi trên phương diện hành vi của người tiêu dùng, kế hoạch đầu tư của các công ty và định giá tài sản.
Trong khi một vài khía cạnh của lạm phát được cải thiện, chúng ta vẫn đang ở dưới tỉ lệ bền vững của lạm phát. Cú hích cuối cùng hướng tới lạm phát bền vững sẽ đòi hỏi một thời gian dài hơn để duy trì tỉ lệ cao hơn so với mọi người tưởng tượng. Nói cách khác: Lạm phát 4-5% sẽ xảy ra vào tháng 5/2023, nhưng để trở về mức 2-3% sẽ phải mất thời gian lâu hơn, khó khăn hơn, gây ra một cuộc tranh luận dai dẳng về nhiệm vụ kép của Cục dự trữ Liên Bang.
Karen Dynan: Lạm phát sẽ vẫn cao dù cho có cắt bỏ đi bao nhiêu chăng nữa. Tôi sẽ đặt xu hướng cơ bản của Hoa Kỳ ở mức 5%, đó là mức dưới tiêu chuẩn của Fed và là mức cao nhất trong 4 thập kỉ. Phần trăm lãi suất tăng mạnh trong năm qua như một kết quả của việc lạm phát cao hơn và Fed thắt chặt chính sách để đáp ứng. Tỷ lệ cho các khoản thế chấp mới đã tăng gấp đôi so với một năm trước. Nó chạm tới mức 7% vào tháng 10 và tháng 11, một tỉ lệ chúng ta chưa từng thấy từ những năm 2000.
Matt Klein: Lạm phát trong những năm vừa qua là sự tích tụ của đại dịch và, một phần nhỏ hơn, do sự xâm chiếm của Nga với Ukraine. Những thay đổi đột ngột về năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đã va chạm với những thay đổi đột ngột trong sự đa dạng của hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng muốn mua, dẫn tới tình trạng dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trong toàn bộ nền kinh tế.
Chuyện gì sẽ xảy ra với thị trường lao động vào năm tới? Làn sóng sa thải nhân viên gần đây có phải là dấu hiệu cho thấy một cuộc “hạ cánh mềm” mà không dẫn tới tỉ lệ mất việc là không thể xảy ra?
(“hạ cánh mềm” hay còn gọi là “soft landing” - thường mô tả các nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn nền kinh tế bị nóng lên quá mức, hoặc phải chịu đựng lạm phát cao).
Mihir Desai: Thị trường lao động vẫn rất mạnh vào cuối năm và có thể nó sẽ yếu đi. Câu hỏi duy nhất là tốc độ và mức độ nghiêm trọng của việc suy yếu đó.
Hoàn toàn có thể xảy ra việc suy yếu sẽ diễn ra chậm và vừa phải, nhưng vấn đề lớn hơn là việc suy giảm về lượng tiêu thụ. Người tiêu dùng đang đối mặt với giá cao hơn, % lãi suất tăng, giảm tỉ lệ tiết kiệm, vay nhiều hơn, và giảm mức độ về sự giàu có. Ngay từ giờ, chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng lên. Khi mà nền kinh tế giảm, chúng ta có thể đối mặt với một cuộc suy thoái do người tiêu dùng gây ra hơn là sự sụt giảm đáng kể trong đầu tư và những tổn thất liên quan đến việc làm. Những sự sụt giảm ở nhu cầu tìm lao động sẽ tập trung chủ yếu vào dân văn phòng. Vì lí do đó, chúng ta có thể tiếp tục duy trì tỉ lệ thất nghiệp tương đối ổn định (4-5%) và duy trì nền kinh tế khó khăn trong một thời gian dài hơn.
Karen Dynan: Có rất nhiều sự không chắc chắn về việc thị trường lao động của Mỹ sẽ diễn biến ra sao, bất chấp những tin tức về việc sa thải ở một vài công ty, hay sự tăng trưởng về các cơ hội việc làm đang tăng mạnh. Thị trường lao động vẫn đang rất vững, tỉ lệ khoảng 1.7 cơ hội việc làm cho mỗi lao động thất nghiệp.
Tất cả những điều này đang tạo ra những áp lực tiền lương ảnh hưởng lên giá cả. Fed hi vọng rằng việc đưa ra nhu cầu lao động trở lại phù hợp với nguồn cung lao động – mà không mất đi việc làm – sẽ là đủ để giảm lạm phát tới tiêu chuẩn đặt ra. Tuy nhiên thì lịch sử đã cho thấy rằng việc đó không đủ. Viễn cảnh dễ xảy ra hơn là tỉ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng đáng kể để giảm áp lực tiền lương, đủ để loại bỏ lạm phát dư thừa ra khỏi hệ thống.
Matt Klein: Lạm phát cơ bản dường như đã tăng tốc từ 2% 1 năm lên 4-5% 1 năm, vì tốc độ của tỉ lệ tăng lương nhanh hơn vài điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng dài hạn trước năm 2020.
Có ba lí do giải thích cho vấn đề này:
+ Tiền lương tăng nhanh bất thường vì nhiều người đổi công việc, nhưng tình trạng hỗn loạn này sẽ tự động biến mất.
+ Tiền lương tăng nhanh bất thường vì sự mất cân bằng giữa số lượng lớn các vị trí đang mở và số lượng công nhân có sẵn, có nghĩa rằng việc thuyết phục các công ty cắt giảm tuyển dụng để tránh trạng đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu là có thể xảy ra.
+ Tiền lương tăng nhanh bất thường vì quá nhiều người có việc làm và cảm thấy an toàn vì năng lực tìm kiếm công việc mới, điều này có nghĩa rằng việc lạm phát chỉ biến mất khi nhiều người mất việc.
Hai cách giải thích đầu tiên đều phù hợp với kịch bản “hạ cánh mềm”.
Một vài quan điểm phù hợp: Khoảng 250 nghìn người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên mỗi tuần vào năm 2022, trong khi khoảng 6,5 triệu người Mỹ được thuê mỗi tháng. Những con số tuyển dụng đó rất nhỏ so với số bị sa thải được công bố gần đây.
Tầm quan trọng của Covid và chiến tranh ở Ukraine trong bối cảnh kinh tế một năm tới?
Mihir Desai: Khả năng Trung Quốc thoát khỏi “Zero-Covid” một cách an toàn và việc châu Âu phải đối mặt với giá năng lượng tăng vọt vẫn là những rủi ro nghiêm trọng. Sự thành công trong việc Trung Quốc mở cửa trở lại có khả năng chống lại các tác động lạm phát bằng cách giảm bớt sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cho hàng hóa và năng lượng.
Karen Dynan: Dường như việc đóng cửa do Covid sẽ không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh tế, đặc biệt khi Trung Quốc đang rút lại chính sách “Zero-Covid”. Tuy nhiên Covid vẫn rất liên quan tới những ảnh hưởng của nó trong quá khứ và những nỗi sợ hiện hữu về việc Virus xuất hiện trở thành yếu tố cản trở một số lao động công nhân quay trở lại thị trường lao động. Tỉ lệ tham gia thị trường lao động với những người trưởng thành hơn ở Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với trước đại dịch. Và điều này sẽ góp phần vào tình trạng thiếu hụt công nhân đang đẩy lạm phát tiền lương lên cao.
Matt Klein: Covid có thể không phải là yếu tố chính cho nền kinh tế 2023 trừ khi có những biến thể mới cực kì nguy hiểm ngay cả với những người đã tiêm mũi nhắc lại. Các đợt phong tỏa của Trung Quốc do Covid năm nay có ít tác động lên nền kinh tế của toàn thế giới một cách đáng ngạc nhiên, ngoại trừ việc họ giảm áp lực lên giá của hàng hóa. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể làm tăng giá hàng hóa trong năm tới, mặc dù phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách họ thực hiện (và liệu họ có thay đổi quyết định hay không). Sự ảnh hưởng kinh tế của chiến tranh Ukraine lên thế giới đã lên cao trào vào mùa hè, hoặc có thể sớm hơn. Sự tổn hại xảy ra là đối với tất cả mọi người ngoài Nga và Ukaine. Điều đó có thể nói rằng, có chỗ cho cả những bất ngờ tích cực (giải pháp cho việc hòa bình ổn định) và mặt tiêu cực (những sự leo thang căng thẳng của chiến tranh).
Điều gì đang không có trong báo cáo của IMF mà bạn đang xem?
Mihir Desai: Có thể kể tới:
- Sự mong manh của những thị trường mới nổi do lãi suất tăng là một rủi ro bị đánh giá thấp.
- Khả năng có thể xảy ra với những công ty đang tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính bên ngoài (kể cả với công ty có vay nợ hoặc các công ty có tăng trưởng cao, không có lợi nhuận) sẽ gặp khó khăn trong các lựa chọn tài chính dẫn đến tình trạng kiệt quệ và tỉ lệ phá sản cao.
- Sự gia tăng của xu hướng bảo hộ và xu hướng tự cung tự cấp sẽ làm thế giới khốn cùng.
Karen Dynan: Mức nợ chính phủ cao hơn do đại dịch có thể là một vấn đề lớn. Một số nước đã thiếu hụt ngân sách vào năm 2020 và 2021 bởi vì chính phủ đã thu thuế thấp hơn nhưng lại chi tiêu nhiều hơn. Và với việc tăng trưởng lãi suất toàn cầu, nhiều đất nước – đặc biệt những lức với thu nhập thấp – có thể sẽ phải đối mặt với căng thẳng trong việc thanh toán nợ. Làn sóng vỡ nợ của nợ công sẽ không chỉ khó khăn với các nước đang vỡ nợ mà còn có khả năng gây ra ảnh hưởng lớn tới thị trường tài chính thế giới.
Matt Klein: Một vài yếu tố khác:
- Quỹ đầu tư sẽ phản ứng thế nào với những thay đổi gần đây trong định giá tài sản và cam kết của các nhà hoạch định chiến sách tiền tệ trên toàn thế giới đối với sự tăng trưởng chậm hơn?
- Liệu có một sự gia tăng lớn trong chi tiêu quốc phòng toàn cầu, và nếu vậy thì điều gì sẽ xảy ra?
- Sự trở lại của chính sách công nghiệp ở Mỹ (với đạo luật giảm lạm phát) có ý nghĩa gì với đầu tư và thương mại xuyên biên giới?
- Kết quả dài hạn hơn sẽ như thế nào khi áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chất bán dẫn của Nga và Trung Quốc?
Viễn cảnh lạc quan nào có thể xảy ra cho nền kinh tế thế giới năm 2023? Nếu như chúng ta nhìn lại một năm và sự tăng trưởng vượt trên mức kì vọng, điều gì sẽ xảy ra?
Mihir Desai: Một trường hợp cực kì lạc quan là lạm phát sẽ giảm xuống rất nhanh và chúng ta sẽ quay lại mức 2% trong năm tới, cho phép thời gian lãi suất cao trong thời gian ngắn hơn và không xảy ra tình trạng mất việc làm nghiêm trọng. Điều này có vẻ viển vông với tôi mặc dù nó có thể diễn giải đường cong lợi suất hiện tại theo cách này. Rất đáng để chú ý nếu áp dụng trường hợp này vào viễn cảnh ngày nay.
Karen Dynan: Theo quan điểm của tôi, hạ cánh mềm – nghĩa là kiểm soát được lạm phát mà không mất việc nghiêm trọng – sẽ là một kết quả thực sự tốt cho Mỹ. Nếu như lạm phát 2023 giảm xuống 3% mà không giảm trầm trọng tỉ lệ mất việc, tôi cho rằng đây là kết quả cực kì tích cực. Nhiều phần của Châu Âu đang trong giai đoạn suy thoái bởi khủng hoảng năng lượng, nhưng cuộc suy thoái này có thể sẽ nhẹ nếu như chiến tranh tại Ukraine tới hồi kết nhanh chóng.
Matt Klein: Điều tốt nhất có thể xảy ra cho sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới là lãi suất cơ bản bắt đầu giảm dần và các nhà hoạch định chính sách đủ nhanh nhạy để nhận ra điều này và điều chỉnh cho phù hợp.
Nhìn chung, mọi thứ sẽ tốt hơn nếu như nhà hoạt định chính sách nhớ rằng mục tiêu là để mọi người sản xuất nhiều hơn, thay vì tiêu thụ ít hơn. Nếu như Nga rút khỏi Ukraine và mở khóa dòng chảy hàng hóa thì đó cũng là một điều hữu ích cho nền kinh tế thế giới.
Vậy còn viễn cảnh tiêu cực? Và rủi ro nào mà bạn đang lo lắng?
Mihir Desai: Trường hợp tiêu cực là lạm phát vẫn ở mức trên 5% trong năm 2023 do vòng xoáy về định giá tiền lương và điều đó đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ phải tăng cao hơn. Thị trường chứng khoán đang trải qua quá trình định giá lại, trong kịch bản tiêu cực, cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm do triển vọng thu nhập doanh nghiệp giảm và tỉ lệ lãi suất cao hơn vẫn chưa được nội hóa hoàn toàn vào giá.
Karen Dynan: Phần lớn nỗi lo của tôi đó là việc phải làm gì đó với định giá tài sản và thị trường tài chính. Việc thắt chặt tài chính hơn dẫn tới giảm giá cổ phiếu, nhưng chúng ta không biết được giá cổ phiếu sẽ rơi tới mức nào, đặc biệt nếu Fed phải thắt chặt hơn mức kì vọng hiện tại.
Giá nhà tăng trong thời kì đại dịch. Chúng tôi không biết được việc tăng giá như vậy có liên quan tới mức nào với sự thay đổi cơ bản về giá trị do những người làm việc tại nhà, hay là do bong bóng, nên thật khó để biết giá nhà sẽ giảm thế nào trong bối cảnh yêu cầu cho vay đang thắt chặt hơn.
Và, như tôi đã nói ở trên, rất có thể xảy ra sự sụp đổ về thị trường tài chính từ sự vỡ nợ quốc gia.
Việc tăng trưởng kém hơn tại Trung Quốc có thể là nguồn cơn cho những rủi ro. Việc phong tỏa trên diện rộng do Covid của Trung Quốc có thể đã qua, nhưng có một sự sụt giảm bất động sản lớn có nguy cơ làm sụt giảm đáng kể hoạt động kinh tế vào năm 2023. Với việc Trung Quốc chiếm một phần lớn như vậy trong nền kinh tế toàn cầu, sự ảnh hưởng có thể lan tỏa sang quốc gia khác.
Matt Klein: Trường hợp tiêu cực là các nhà hoạch định chiến sách có thể quá chậm để phát hiện ra rằng họ đã tạo ra lỗi sai. Chúng tôi đang cố gắng giải thích cùng một bội số trong khi họ thì khó để giải thích. Một rủi ro lớn là Fed phát hiện ra quá muộn rằng tỉ lệ lãi suất đang quá cao.
Một rủi ro lớn khác là thế giới phải đối mặt với những sự bất ngờ khó chịu. Nền kinh tế toàn cầu hiện nay sẽ khác hoàn toàn nếu như không phải vì Covid và sự xâm chiếm của Nga lên Ukraine. Ai biết được chuyện gì có thể xảy ra?
Bài viết gốc:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất