Một cuốn sách dành cho tất cả chúng ta, thậm chí cả những người không dùng đến mạng xã hội.

May be an image of 1 person and book
Và mình thực sự mong muốn nhận được góc nhìn rút ra của những người ĐÃ đọc qua cuốn sách này. 😉

Cách đây vài năm, một cô giảng viên mình quen đã đề cập đến cuốn sách với mình rằng: "Cô thấy sinh viên của cô đọc, cái tên thú vị nên cô mượn về coi thử, nhưng cô không thể đọc quá 1/3 cuốn sách. Nó tàn nhẫn quá, nó trần trụi quá, thực quá. Cuối cùng cô phải trả lại nó mà không thể đọc hết."
Lúc ấy mình đã nghĩ: "Awww, vậy có lẽ mình cũng không nên đọc cuốn sách này, vốn là một đứa yếu cả tim cả tinh thần. Cô ấy mạnh mẽ thế kia còn không muốn đọc, thì mình chịu làm sao!"
Rồi quyết định ấy theo mình tháng năm cho đến một ngày, sau hơn 1 năm nhận đc cuốn sách từ người bạn cũ, mình mới bắt đầu cầm nó lên.
Và tất nhiên, đúng như những lời nhận xét của cô giảng viên đã nói, nó thực sự bóc trần và chạm tới những góc tối trong thâm tâm mình.

Trong thời kỳ phát triển đỉnh cao của mạng xã hội hiện nay, chúng ta đều có thể trở thành những công dân toàn cầu, những "người của công chúng" trong cái thế giới có thể nhỏ bé hoặc rộng lớn của mình. Và bởi vậy, mỗi một hành động của chúng ta trên các trang mạng đều có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực  trực tiếp tới người khác, tùy theo cách mà ta lựa chọn.
Và mình tin rằng, trong tất cả chúng ta, dù ít dù nhiều, dù vô tình hay chủ ý, đều đã từng là nạn nhân cũng như chủ thể của các cuộc bạo lực ngôn từ, cả trong đời sống thực tế đến mạng xã hội (mà chúng ta vẫn cho) là ảo. Ở những chương đầu của cuốn sách, tác giả đi sâu vào phân tích quá trình lịch sử cũng như tổ hợp biểu hiện của khái niệm bạo lực ngôn từ, nguyên nhân và hậu quả của chúng. Chỉ là những dòng trạng thái hay bình luận vô ý, trong lúc không giữ được bình tĩnh hay trước một làn sóng dư luận ồ ạt, vô hình chung chúng ta đang góp tay cho một hành động làm tổn thương sâu sắc tới đối tượng bị tấn công.
Dù chỉ qua những dòng kể gián tiếp, một cái ava nhỏ xíu, hay vài chiếc ảnh chụp lại màn hình, con người ta đã có thêm một câu chuyện dài đến vài ngàn chiếc bình luận, like và share, và con người ta vẫn tinh rằng, mình đang nhân danh công lý, đang cùng chung tay chống lại các ác, cái xấu mà hành động.
Nhưng tác giả cũng chỉ rõ ra rằng, những thứ mà ta vẫn hằng tin tưởng và tự đặt vào tay mình cái quyền trừng phạt kẻ mà ta cho là xấu xa, là tội phạm ấy, có lẽ không thực sự tốt đẹp như ta nghĩ. Con người ta không thể lao vào một cuộc ném bùn người khác mà vẫn mong muốn giữ cho mình sạch sẽ. Vậy thì "làm nhục" người khác bằng ngôn từ cũng vậy, chúng ta không "cao cấp" hơn bằng cách hạ bệ người khác xuống. Cái chúng ta cần làm lên án là hành động sai trái, cái xấu xa mà người ta mắc phải, chứ không quy chụp nhân phẩm người thực hiện nó vào những điều phạm chuẩn và hạ thấp giá trị của họ để nâng cái tôi của bản thân lên.

Một trong những bài học lớn nhất mình nhận được từ cuốn sách là cách mà chúng ta nhìn nhận và hành động trước lỗi lầm của người khác, cách tranh luận và phê bình hợp lý để đưa ra những bài học hay kết luận mang tính đóng góp chứ không phải là công kích cá nhân để dẫn đến những hiềm khích.
Tha thứ và khoan dung trước lỗi lầm của người khác không phải là hành động dung túng bao che cho cái xấu, càng không phải chấp nhận cúi đầu sống chung với nó. Chúng ta cần chống lại những điều xấu, thứ làm tổn hại cho cá nhân và cộng đồng chung, người có lỗi cần được chịu trách nhiệm về hành động của mình, nhưng không có nghĩa là chúng ta có quyền tước đi "tính người" trong họ, chà đạp họ như một món đồ.

Sau cùng, may mắn thay, sau tất cả những phân tích chứng minh, trong những chương cuối cùng, chúng ta đã có thể tìm đến những giải pháp. Những hành động lên án và trừng trị nhân văn hơn, hợp lý hơn, hiệu quả hơn cả về mặt pháp luật lẫn đạo đức xã hội.
Một cuốn sách logic có đầy đủ giá trị nhân văn lẫn khoa học, chạm tới được những góc khuất trong tâm lý mỗi người. Thậm chí là đề cập đến vấn đề sống nhân từ và thấu hiểu, vị tha và bao dung, "đặt mình vào đôi giày" của người khác để suy nghĩ và bước đi.

Kết thúc cuốn sách và nhìn lại mình, những lần bức xúc để làm mình vô can trên mạng xã hội, những lần tiếp tay cho hành động ném đá tập thể, thậm chí là những lời nói buộc tội vô căn cứ làm tổn thương đối phương, mình rút ra được học rằng mỗi người cần có trách nhiệm hơn với mỗi lời nói của mình, trước mỗi suy nghĩ đánh giá của mình với người khác. Và rằng mỗi chúng ta dù là những cá thể nhỏ bé, nhưng lại sống cùng nhau trong một cộng đồng kết nối chặt chẽ và mạnh mẽ, nên cần học cách sàng lọc thông tin và tiếp nhận có chọn lọc, để cùng nhau tạo ra những làn sóng tích cực trên diện rộng.
Hãy là người làm chủ cả bản thân mình cũng như internet, chứ không phải những bình luận viên toxic thụ động. ❤️️

Và trên đây là những suy nghĩ cảm quan của mình sau khi đọc cuốn sách, nó có thể hợp lý hoặc không trong góc nhìn của mỗi người. Và mình cũng biết để thực hiện được những điều trên với mình không phải ngày một ngày hai mà nó đòi hỏi cả quá trình học hỏi cả đời người. Chắc chắn sẽ có những lúc mình lầm đường lạc lối phạm phải những sai lầm, nhưng nhất định sẽ cố gắng hết sức để kiểm soát bản thân. Yêu! ❤️️