SPOILERS - ĐẶC BIỆT CHỐNG CHỈ ĐỊNH CHO CÁC THÀNH PHẦN CHƯA XEM PHIM
Không có gì chê bai về tuyệt phẩm này (vì tôi fan EggerS còn ai chê thì tôi không quan tâm), bộ phim "ĐÃ" nhất xem được trong tháng vừa rồi. Chỉ có một điều đáng tiếc duy nhất là không được thưởng thức nó trên màn ảnh lớn thôi.
"Con sẽ trả thù cho Cha
Con sẽ cứu Mẹ
Ta sẽ giết ngươi, Fiolnir!"
Nội dung phim tóm gọn trong 3 câu đơn giản và một châm ngôn sống: "Ngươi sẽ không bao giờ có thể quay lưng lại với định mệnh của mình" - một "Hamlet" phiên bản Vilking. Dưới đây mình xin chú giải một số fact liên quan đến thần thoại Bắc Âu có xuất hiện trong bộ phim cho những ai chưa biết, anh em cứ bổ sung nếu thiếu sót. Mình sẽ ghi các fact theo từng ảnh.
Odin: Không còn xa lạ gì nữa đúng không. Vị Cha Chung - nam thần tối cao cai quản Cửu giới và lãnh đạo thần tộc Aesir. Odin được nhắc đến cùng lời sấm truyền ngay cảnh mở đầu và sau đó trở đi trở lại rất nhiều lần trong bộ phim. Vương quốc Hrafnsey của vua Qụa thờ thần Odin như vị thần bảo trợ, chính Aurvandil cũng luôn nhắc nhở con trai mình về sự kính trọng dành cho thần, thần tích Odin chấp nhận đánh đổi một con mắt của mình tại giếng thần Mimir để đổi lấy tri thức và sự thông thái cũng là bài học quan trọng mà người cha muốn dạy cho con trai mình. " Khôn ngoan như mọi kẻ khác, nhưng đủ khôn ngoan để trở thành kẻ ngu ngốc". Trong khung hình này, thần xuất hiện cùng hai con quạ Hugin (suy nghĩ) và Munin (Kí ức). Chúng bay khắp trần gian để thu thập tin tức và luôn kề cận bên thần như những bề tôi trung thành nhất. Ở một tầng ý nghĩa khác, hình ảnh con quạ cũng đại diện cho linh hồn của Vua Qụa, luôn theo sát hành trình của con trai mình và khơi lên ngọn lửa căm thù trong lòng anh ta.
Odin: Không còn xa lạ gì nữa đúng không. Vị Cha Chung - nam thần tối cao cai quản Cửu giới và lãnh đạo thần tộc Aesir. Odin được nhắc đến cùng lời sấm truyền ngay cảnh mở đầu và sau đó trở đi trở lại rất nhiều lần trong bộ phim. Vương quốc Hrafnsey của vua Qụa thờ thần Odin như vị thần bảo trợ, chính Aurvandil cũng luôn nhắc nhở con trai mình về sự kính trọng dành cho thần, thần tích Odin chấp nhận đánh đổi một con mắt của mình tại giếng thần Mimir để đổi lấy tri thức và sự thông thái cũng là bài học quan trọng mà người cha muốn dạy cho con trai mình. " Khôn ngoan như mọi kẻ khác, nhưng đủ khôn ngoan để trở thành kẻ ngu ngốc". Trong khung hình này, thần xuất hiện cùng hai con quạ Hugin (suy nghĩ) và Munin (Kí ức). Chúng bay khắp trần gian để thu thập tin tức và luôn kề cận bên thần như những bề tôi trung thành nhất. Ở một tầng ý nghĩa khác, hình ảnh con quạ cũng đại diện cho linh hồn của Vua Qụa, luôn theo sát hành trình của con trai mình và khơi lên ngọn lửa căm thù trong lòng anh ta.
Freyr: Nếu như Aurvandil thờ Odin là thần bảo trợ thì tới lượt mình trị vì vương quốc, em trai của ông là Fiolnir lại thờ thần Freyr. Đây là vị nam thần của sự thịnh vượng và phì nhiêu, biểu thị cho cuộc sống phú quý, thuận hòa, con đàn cháu đống (tượng của thân được khắc họa với "dương vật" vượt trội - một đặc điểm của tư duy phồn thực). Riêng vậy cũng đủ để hiểu định hướng của hai vị vua này khác nhau đến như thế nào. Thần Freyr cũng là người bảo hộ của thế giới Afheim - vương quốc của loài yêu tinh ánh sáng.
Freyr: Nếu như Aurvandil thờ Odin là thần bảo trợ thì tới lượt mình trị vì vương quốc, em trai của ông là Fiolnir lại thờ thần Freyr. Đây là vị nam thần của sự thịnh vượng và phì nhiêu, biểu thị cho cuộc sống phú quý, thuận hòa, con đàn cháu đống (tượng của thân được khắc họa với "dương vật" vượt trội - một đặc điểm của tư duy phồn thực). Riêng vậy cũng đủ để hiểu định hướng của hai vị vua này khác nhau đến như thế nào. Thần Freyr cũng là người bảo hộ của thế giới Afheim - vương quốc của loài yêu tinh ánh sáng.


Norn: là những nữ thần cai quản vận mệnh của mọi sinh vật trong thần thoại Bắc Âu, họ thường được so sánh với nữ thần số mệnh Moirai/Parcae trong thần thoại Hi Lạp - La Mã.Có ba vị norn quan trọng hơn ở sống ở bên giếng Urd - giếng định mệnh dưới gốc cây Yggdrasil là Urðr (quá khứ), Verðandi (hiện tại), và Skuld (tương lai). Trong bộ phim, các nhân vật rất nhiều lần nhắc đến thần Norn với sợi dây ràng buộc của số phận. Mối liên kết một khi đã được thần mắc nối sẽ trở thành định mệnh, không bao giờ có thể trốn tránh được. Hành trình của Amleth về bản chất là cuộc đối diện một mất một còn với số phận. Cho đến cuối cùng anh nhận ra mình không bao giờ có thể trốn tránh được nó và đã thực hiện cả hai lựa chọn được sấm truyền: lòng tốt với gia đình và sự thù hận với kẻ thù. 
Norn: là những nữ thần cai quản vận mệnh của mọi sinh vật trong thần thoại Bắc Âu, họ thường được so sánh với nữ thần số mệnh Moirai/Parcae trong thần thoại Hi Lạp - La Mã.Có ba vị norn quan trọng hơn ở sống ở bên giếng Urd - giếng định mệnh dưới gốc cây Yggdrasil là Urðr (quá khứ), Verðandi (hiện tại), và Skuld (tương lai). Trong bộ phim, các nhân vật rất nhiều lần nhắc đến thần Norn với sợi dây ràng buộc của số phận. Mối liên kết một khi đã được thần mắc nối sẽ trở thành định mệnh, không bao giờ có thể trốn tránh được. Hành trình của Amleth về bản chất là cuộc đối diện một mất một còn với số phận. Cho đến cuối cùng anh nhận ra mình không bao giờ có thể trốn tránh được nó và đã thực hiện cả hai lựa chọn được sấm truyền: lòng tốt với gia đình và sự thù hận với kẻ thù. 
Chi tiết này không hoàn toàn trùng khớp nhưng nó làm mình không thể không liên tưởng tới Mimir - vị thần thông thái đã chết oan dưới bàn tay của các Vanir. Vì quá đau xót trước cái chết của người bạn tín cẩn, Odin đã cho ướp cái đầu của Mimir bằng thảo dược quý và đem đặt vào cái giếng thần có nguồn nước kết nối với rễ cây tần bì Yggdrasil. Mỗi khi cần lời khuyên thông thái, Odin lại đến bên giếng để trò chuyện với người bạn của mình. Cũng tại chiếc giếng này mà Odin đã chấp nhận đánh đổi một con mắt để uống ngụm nước thần. Thật ra thì nhân vật Heimer (Dafoe) trong phim không phải là kẻ thông tuệ đến như vậy, thậm chí có những lúc còn bất cẩn và vạ miệng (đó cũng có thể là lí do y làm Fiolnir ngứa mắt và bắt chết một cách dã man đến vậy). Nhưng dù sao hắn cũng là một nhà tiên tri đưa ra những lời khuyên đúng đắn.
Chi tiết này không hoàn toàn trùng khớp nhưng nó làm mình không thể không liên tưởng tới Mimir - vị thần thông thái đã chết oan dưới bàn tay của các Vanir. Vì quá đau xót trước cái chết của người bạn tín cẩn, Odin đã cho ướp cái đầu của Mimir bằng thảo dược quý và đem đặt vào cái giếng thần có nguồn nước kết nối với rễ cây tần bì Yggdrasil. Mỗi khi cần lời khuyên thông thái, Odin lại đến bên giếng để trò chuyện với người bạn của mình. Cũng tại chiếc giếng này mà Odin đã chấp nhận đánh đổi một con mắt để uống ngụm nước thần. Thật ra thì nhân vật Heimer (Dafoe) trong phim không phải là kẻ thông tuệ đến như vậy, thậm chí có những lúc còn bất cẩn và vạ miệng (đó cũng có thể là lí do y làm Fiolnir ngứa mắt và bắt chết một cách dã man đến vậy). Nhưng dù sao hắn cũng là một nhà tiên tri đưa ra những lời khuyên đúng đắn.
Valkyria: những nữ thần phục vụ dưới trướng Odin. Họ là những nữ chiến binh xinh đẹp và hổ báo (trên hình là tục vẽ răng chứ không phải niềng răng đâu các mẹ nhé nên đừng hỏi tôi vì sao Valkyria lại niềng răng), cưỡi trên lưng ngựa có cánh, bay lượn nơi chiến trường để lựa chọn những tử binh dũng cảm nhất trong mỗi cuộc chiến. Một nửa trong số những linh hồn này sẽ được đưa về đại điện Valhöll, nửa còn lại sẽ được đưa tới cánh đồng Folkvangr của nữ thần Freyja. Đây là lí do vì sao người hầu gái hát rằng đã nhìn thấy linh hồn của chủ nhân tại đại điện của Freyja khi tiễn đưa Thorir. ( Nhưng nói thật ông anh vô dụng này thì còn lâu mới tới được mấy nơi linh thiêng đấy, vì ổng dặt dẹo quá trời mà). Quay trở lại với Valkyria, niềm khao khát lớn nhất của cha con Amleth luôn là được nương tựa vào các nữ thần này để đến được cánh cổng của Valhöll , yeah, cái này có được coi là nam tính độc hại không nhể?
Valkyria: những nữ thần phục vụ dưới trướng Odin. Họ là những nữ chiến binh xinh đẹp và hổ báo (trên hình là tục vẽ răng chứ không phải niềng răng đâu các mẹ nhé nên đừng hỏi tôi vì sao Valkyria lại niềng răng), cưỡi trên lưng ngựa có cánh, bay lượn nơi chiến trường để lựa chọn những tử binh dũng cảm nhất trong mỗi cuộc chiến. Một nửa trong số những linh hồn này sẽ được đưa về đại điện Valhöll, nửa còn lại sẽ được đưa tới cánh đồng Folkvangr của nữ thần Freyja. Đây là lí do vì sao người hầu gái hát rằng đã nhìn thấy linh hồn của chủ nhân tại đại điện của Freyja khi tiễn đưa Thorir. ( Nhưng nói thật ông anh vô dụng này thì còn lâu mới tới được mấy nơi linh thiêng đấy, vì ổng dặt dẹo quá trời mà). Quay trở lại với Valkyria, niềm khao khát lớn nhất của cha con Amleth luôn là được nương tựa vào các nữ thần này để đến được cánh cổng của Valhöll , yeah, cái này có được coi là nam tính độc hại không nhể?
Người lùn (tiên bóng tối): họ sinh sống tại vùng đất Nidavellir (Svartaflheim) - vùng này thì chủ yếu là các hang động, núi đá và hầm mỏ thôi, vì người lùn rất sợ ánh sáng. Họ là những thợ thủ công vô cùng lành nghề, những nghệ nhân đã chế tác ra "n" thứ vũ khí lợi hại cho thiên giới và loài người.
Người lùn (tiên bóng tối): họ sinh sống tại vùng đất Nidavellir (Svartaflheim) - vùng này thì chủ yếu là các hang động, núi đá và hầm mỏ thôi, vì người lùn rất sợ ánh sáng. Họ là những thợ thủ công vô cùng lành nghề, những nghệ nhân đã chế tác ra "n" thứ vũ khí lợi hại cho thiên giới và loài người.
Amleth đã từng là một Berserker (Anh ta tự xưng là Amleth Bear - Wolf). Phải lưu lạc từ khi còn nhỏ, mang trong mình mối thù mất gia đình và vương quốc, Amthlet đã được nhận nuôi bởi một trong những Berserker và rồi nhập bọn cùng họ. Đây là những nhóm chiến binh vô chính phủ, thờ phụng Odin và chiến đấu bất chấp trên chiến trường. Luôn xuất hiện với vẻ ngoài hoang dã cùng những bộ da thú, Berserker là nỗi kinh hoàng với tất cả những vùng đất mà họ quét qua. Thiện chiến, dũng mãnh, tàn bạo và kinh hoàng luôn là những từ ngữ có thể gán với nhóm người này. Cứ xem trường đoạn đội này càn qua một ngôi làng Slav thì biết, có khác gì diễn họa tranh tận thế của Hyronimus Bosch không? (Nhưng đoạn đó Egger làm hay tuyệt huhu, xem mà mình cứ cảm thức về Come and See, nhất là cảnh khuôn mặt lạnh tanh của Amleth với backgound là ngôi nhà đang cháy bừng bừng). Thậm chí trong phim còn đầu tư hẳn cho đội anh em giang lake này một cảnh lên đồng đúng chuẩn nghi thức luôn. Vì quen nghiệp chém giết man rợ này nên ranh giới giữa người và thú trong Amleth có những lúc vô cùng mong manh.
Amleth đã từng là một Berserker (Anh ta tự xưng là Amleth Bear - Wolf). Phải lưu lạc từ khi còn nhỏ, mang trong mình mối thù mất gia đình và vương quốc, Amthlet đã được nhận nuôi bởi một trong những Berserker và rồi nhập bọn cùng họ. Đây là những nhóm chiến binh vô chính phủ, thờ phụng Odin và chiến đấu bất chấp trên chiến trường. Luôn xuất hiện với vẻ ngoài hoang dã cùng những bộ da thú, Berserker là nỗi kinh hoàng với tất cả những vùng đất mà họ quét qua. Thiện chiến, dũng mãnh, tàn bạo và kinh hoàng luôn là những từ ngữ có thể gán với nhóm người này. Cứ xem trường đoạn đội này càn qua một ngôi làng Slav thì biết, có khác gì diễn họa tranh tận thế của Hyronimus Bosch không? (Nhưng đoạn đó Egger làm hay tuyệt huhu, xem mà mình cứ cảm thức về Come and See, nhất là cảnh khuôn mặt lạnh tanh của Amleth với backgound là ngôi nhà đang cháy bừng bừng). Thậm chí trong phim còn đầu tư hẳn cho đội anh em giang lake này một cảnh lên đồng đúng chuẩn nghi thức luôn. Vì quen nghiệp chém giết man rợ này nên ranh giới giữa người và thú trong Amleth có những lúc vô cùng mong manh.
Draugr là cái tên được đặt cho thanh kiếm trong phim. Thứ vũ khí có sức mạnh vô song chỉ có thể được rút ra trong màn đêm tối hoặc cánh cổng của địa ngục. Nhưng thực ra trong thần thoại Bắc Âu, Draugr là tên một loài xác sống thường canh giữ các hầm mộ hay kho báu, chúng cũng từng là những chiến binh Vilking thiện chiến. Chỉ có những người anh hùng thực sự với lòng dũng cảm chân chính mới có thể đánh bại được Draugr. Trong The Northman, Amleth đã nghe theo lời dẫn bảo của Hermir, lợi dụng ánh trăng tròn để diệt trừ xác sống và lấy được thanh kiếm.
Draugr là cái tên được đặt cho thanh kiếm trong phim. Thứ vũ khí có sức mạnh vô song chỉ có thể được rút ra trong màn đêm tối hoặc cánh cổng của địa ngục. Nhưng thực ra trong thần thoại Bắc Âu, Draugr là tên một loài xác sống thường canh giữ các hầm mộ hay kho báu, chúng cũng từng là những chiến binh Vilking thiện chiến. Chỉ có những người anh hùng thực sự với lòng dũng cảm chân chính mới có thể đánh bại được Draugr. Trong The Northman, Amleth đã nghe theo lời dẫn bảo của Hermir, lợi dụng ánh trăng tròn để diệt trừ xác sống và lấy được thanh kiếm.
Fact này hơi creepy nhưng nó khá đắt. Amleth quyết tâm "ám" vùng Iceland. Sau khi có gươm báu trong tay, ổng quyết chí biến những người sống trên vùng cỏ xanh thành những nấm mồ "xanh cỏ" luôn, và cứ nhìn tác phẩm đầu tay này của ổng thì biết. Giết hai người bạn của Thorir và chơi xếp đồ hàng thành... (bạn tưởng tượng ra cái gì) - một con ngựa tám chân. Tên của bạn ý là Spleipnir, thú cưỡi của Odin. Chú ngựa này chạy nhanh như gió và luôn theo chân Cha cả trong mọi cuộc chơi. Đây là sản phẩm được sinh ra từ cuộc ái ân "bất đắc dĩ" của Loki và con ngựa Svadilfari. Về chuyện này thì các bạn tự tìm đọc đi vì mình kể ra thì còn gì là hấp dẫn nữa hehe.
Fact này hơi creepy nhưng nó khá đắt. Amleth quyết tâm "ám" vùng Iceland. Sau khi có gươm báu trong tay, ổng quyết chí biến những người sống trên vùng cỏ xanh thành những nấm mồ "xanh cỏ" luôn, và cứ nhìn tác phẩm đầu tay này của ổng thì biết. Giết hai người bạn của Thorir và chơi xếp đồ hàng thành... (bạn tưởng tượng ra cái gì) - một con ngựa tám chân. Tên của bạn ý là Spleipnir, thú cưỡi của Odin. Chú ngựa này chạy nhanh như gió và luôn theo chân Cha cả trong mọi cuộc chơi. Đây là sản phẩm được sinh ra từ cuộc ái ân "bất đắc dĩ" của Loki và con ngựa Svadilfari. Về chuyện này thì các bạn tự tìm đọc đi vì mình kể ra thì còn gì là hấp dẫn nữa hehe.
Lại một sự respect rất lớn với Odin đến từ bàn tay nghệ sĩ Amleth. Thảm án thứ hai anh tạo hình cho nạn nhân với tư thế "Odin treo ngược cành cây" chín ngày chín đêm không ăn không uống với ngọn giáo Gungnir xuyên qua người. Mục đích của thần là làm chủ toàn bộ tri thức của vũ trụ, phép thuật và tiên tri thông qua cổ ngữ rune, đem truyền lại cho thần và người. Báng bổ hơn cả là cái xác được treo trên chính bức tượng của thần Freyr - người mà Fiolnir luôn gọi là "thần của ta"
Lại một sự respect rất lớn với Odin đến từ bàn tay nghệ sĩ Amleth. Thảm án thứ hai anh tạo hình cho nạn nhân với tư thế "Odin treo ngược cành cây" chín ngày chín đêm không ăn không uống với ngọn giáo Gungnir xuyên qua người. Mục đích của thần là làm chủ toàn bộ tri thức của vũ trụ, phép thuật và tiên tri thông qua cổ ngữ rune, đem truyền lại cho thần và người. Báng bổ hơn cả là cái xác được treo trên chính bức tượng của thần Freyr - người mà Fiolnir luôn gọi là "thần của ta"
Ở đây có lẽ Aurvandil muốn nhắc tới điển tích chiếc nhẫn Andvaranaut (tức “Món quà của Andvari”) - một chiếc nhẫn bị nguyền rủa trong thần thoại Bắc Âu. Sơ lược thì nó là một chiếc nhẫn sinh ra từ sự dối trá và bị nguyền rủa sẽ mang lại bi thương và bất hạnh cho bất cứ ai sở hữu nó. Câu chuyện về chiếc nhẫn này dài lắm nên các bạn có thể tự mua Thần thoại Bắc Âu về đọc để biết thêm nhé, hình như nó cũng là nguồn cảm hứng để Tolkien tạo ra hình tượng Chúa Nhẫn thì phải.
Ở đây có lẽ Aurvandil muốn nhắc tới điển tích chiếc nhẫn Andvaranaut (tức “Món quà của Andvari”) - một chiếc nhẫn bị nguyền rủa trong thần thoại Bắc Âu. Sơ lược thì nó là một chiếc nhẫn sinh ra từ sự dối trá và bị nguyền rủa sẽ mang lại bi thương và bất hạnh cho bất cứ ai sở hữu nó. Câu chuyện về chiếc nhẫn này dài lắm nên các bạn có thể tự mua Thần thoại Bắc Âu về đọc để biết thêm nhé, hình như nó cũng là nguồn cảm hứng để Tolkien tạo ra hình tượng Chúa Nhẫn thì phải.
Cây phả hệ là một dáng phái sinh từ cây tần bì thần thánh Yggdrasil, trụ cột nâng đỡ cửu giới trong vũ trụ của thần thoại Bắc Âu. Và tất nhiên các nhánh rễ của cây thần đều xuất phát từ những chiếc giếng thần, nơi có nguồn nước thuần khiết nhất nuôi cây khôn lớn. Tương quan giếng - cây thần cũng được nhắc tới trong phim khi Amleth nói với Olga: "Em sẽ là cái giếng nơi triều đại anh vươn lên".
Cây phả hệ là một dáng phái sinh từ cây tần bì thần thánh Yggdrasil, trụ cột nâng đỡ cửu giới trong vũ trụ của thần thoại Bắc Âu. Và tất nhiên các nhánh rễ của cây thần đều xuất phát từ những chiếc giếng thần, nơi có nguồn nước thuần khiết nhất nuôi cây khôn lớn. Tương quan giếng - cây thần cũng được nhắc tới trong phim khi Amleth nói với Olga: "Em sẽ là cái giếng nơi triều đại anh vươn lên".